Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-11-2020] Kính chào Sư phụ! Chào các đồng tu!

Sư phụ giảng:

“Do đó người có ngộ tính không tốt thường chịu khổ nhiều; nghiệp lực lớn, ngộ tính kém, họ tu luyện thật không hề dễ dàng.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi có cảm xúc sâu sắc đối với câu Pháp này, trên con đường tu luyện của tôi, bởi vì tôi học Pháp theo hình thức, gặp phải quan nạn thì nôn nóng muốn vượt quan, chỉ vì vượt quan mà vượt quan, chứ bình thường căn bản không ở trong Pháp nghiêm khắc yêu cầu bản thân, tâm tính không đề cao lên, nên đã trải qua biết bao ma nạn, chịu biết bao nhiêu khổ, mất đi rất nhiều cơ hội đề cao.

Tranh đấu mạnh mẽ với người thường

Con trai tôi kết hôn rất vội vàng, từ lúc quen đến lúc cưới chưa tới ba tháng. Từ bên ngoài mà nhìn, thì con dâu và mẹ vợ thuộc kiểu người lòng dạ hẹp hòi, không phải người tốt để có thể cùng chung sống với nhau. Ngay sau khi con trai kết hôn, mẹ vợ liền dọn vào ở chung trong nhà con trai. Vào năm cử hành hôn lễ, cũng là năm cháu gái chào đời. Tôi cố gắng hết sức quan tâm đến họ, bất cứ khi nào họ gọi thì tôi sẽ đến.

Vào Đêm Giao thừa, tôi nói với con trai: “Năm nay nhà có dâu mới, vợ con lại đang ở cữ, sáng sớm ngày mùng Một cả nhà chúng ta cùng ăn sủi cảo nhé. Mẹ chuẩn bị nhân bánh và bột trộn sẵn rồi, đến nhà con rồi gói nhé.” Con trai nói: “Dạ mẹ.”

Sáng mùng Một Tết, tôi cứ vậy mà đến ngôi nhà nhỏ của con trai mình, còn mang theo phong bao lì xì mừng tuổi cho cháu gái. Tôi nghĩ con dâu cũng nên hài lòng về điều này chứ? Tuy nhiên con dâu chẳng quan tâm, thậm chí còn ngó lơ tôi, đổi lại còn không vui ra mặt. Điều này khiến tôi cảm thấy rất lúng túng và gượng gạo, sau khi ăn xong, tôi dọn dẹp, dọn dẹp rồi trở về nhà.

Về đến nhà, trong tâm tôi cứ cảm thấy uất ức. Tâm ủy khuất, tâm thể diện, tâm oán hận, tâm tật đố mẹ vợ đang ở nhà con trai v.v. tất cả những nhân tâm này đều phản ánh ra hết, khiến tâm tôi nặng trĩu bởi những thứ khó chịu này. Trước khi tu luyện, tôi là người rất thích thể diện, thích nghe lời ngọt ngào, mong muốn người khác tôn trọng bản thân mình, rất coi trọng danh.

Một buổi chiều, khi tôi đang học Pháp thì con dâu điện thoại gọi tôi đến nhà bên ấy, tôi nghe giọng điệu của con dâu không được ổn lắm. Bình thường có chuyện gì, con dâu cũng hay làm bẽ mặt tôi, nên tôi nhắc nhở bản thân, hôm nay cho dù gặp bất cứ tình huống nào đi nữa, mình nhất định phải giữ vững tâm tính. Tôi mang theo tâm lý lo sợ đến nhà con trai.

Vừa vào cửa, nhìn thấy con dâu và mẹ vợ đang đứng trong phòng khách, vẻ mặt tức giận hầm hầm, căn bản như không nhìn thấy tôi vậy, còn đồng thanh hét vào mặt con trai tôi. Lúc đó con trai đang ngồi trên giường trong phòng ngủ.

Tôi vội đến an ủi bà thông gia đừng nóng nữa, hết khuyên mẹ vợ, rồi lại khuyên con dâu. Nhưng hai người ấy không nghe, vẫn lớn tiếng la lối om sòm và vung tay múa chân, miệng nói liên tục không ngớt lời. Lúc này, con trai nói hai lần câu “xin lỗi” với mẹ vợ, nhưng bà ấy dường như không nghe, nên cũng không tiếp nhận ý tứ này. Con trai thấy tôi khó xử, bèn nói: “Mẹ, mẹ về đi nhé.”

Khi đó tôi nhìn thấy một vết đỏ bị cào trên cánh tay của con trai, trong lòng tôi rất ủy khuất. Điều này đã chạm đến cái tình mẹ con, tôi cảm thấy thương xót con trai, lúc đó cháu gái cũng vừa giật mình tỉnh giấc vì ồn ào, vậy là tôi bế cháu đi xuống lầu. Hai bà cháu ở dưới lầu đợi một chút, trên lầu tiếng la mắng ầm ĩ của hai mẹ con nhà thông gia vẫn chưa dứt, lần này tôi đã động tâm, tôi lại bế cháu đi lên lầu.

Vừa bước vô nhà thì thấy thái độ của hai mẹ con nhà ấy hết sức ngang ngược, ma tính nơi con người tôi lập tức bộc phát! Tôi đưa cháu gái cho con dâu, rồi lớn tiếng với hai mẹ con bên ấy: “Gọi tôi đến làm gì? Để tôi xem hai người nhà chị như thế này à?”

Rồi tôi cũng lớn giọng với con trai: “Con khờ quá! Về nhà làm gì? Ở bên ngoài mà kiếm tiền, không có chuyện gì thì đừng về. Bây giờ thì đi với mẹ!”

Con dâu và mẹ vợ lập tức im bặt, không có phản ứng gì, họ không ngờ tôi có thể nóng giận nhiều như vậy.

Con trai rất vâng lời, ngoan ngoãn đi theo tôi, bước ra đến cửa, tôi không mở cửa mà lại hét lên: “Mở cửa!” Thấy vậy con trai vội mở cửa, tôi đóng sầm cửa lại và rời đi cùng con trai. Con trai lái xe hơi đi trước, tôi chạy xe đạp ở phía sau. Trên đường về nhà, tôi cảm thấy chiếc xe sao mà nặng quá đỗi, trong tâm nghĩ không ra đó là dư vị gì, tôi thấy hối hận đã không giữ vững bản thân, lại nổi đóa như vậy với hai mẹ con nhà ấy. Lúc này, nhân tâm và chính niệm của người tu luyện giao chiến kịch liệt với nhau, càng nghĩ càng thấy bản thân sai rồi.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tu luyện đã nhiều năm như thế, ngay cả yêu cầu căn bản nhất cũng không làm được, thật đáng xấu hổ và có lỗi với Sư phụ. Đệ tử Đại Pháp có mâu thuẫn hay xung đột với người thường, thì 100% là lỗi của đệ tử Đại Pháp. Tôi càng nghĩ càng thấy hối hận, bởi thái độ của tôi vừa rồi có thể khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, tôi phải mau mau vãn hồi cục diện và ảnh hưởng mới được. Vừa vô cổng, tôi liền bảo con trai nhanh chóng quay lại nhà. Vừa hay lúc này có một người họ hàng gọi điện thoại cho con trai và nói: “Mau về nhà nhé! Vợ đang khóc ở nhà đấy!”

Sau khi con trai đi rồi, tôi muốn học Pháp, nhưng căn bản học không vô, trong não đầy hình ảnh ngang ngược vô lý của hai mẹ con nhà thông gia. Buổi tối, cả đêm cũng không chợp mắt được, hối hận không giữ vững bản thân. Tôi nhớ lại toàn bộ quá trình, cảm thấy xấu hổ quá. Tuy nhiên, tầng thứ của bản thân ngay thời điểm đó quả thật bước không qua được quan này. Nhân tâm không bỏ, chẳng qua chỉ là biểu hiện ước thúc bản thân trên bề mặt thôi, tôi cảm thấy rất buồn.

Từ đó về sau, tôi hạ quyết tâm, nhất định phải thay đổi, phải bỏ đi cái tâm không thể chịu thiệt này.

Sư phụ giảng:

“Nếu dốc lòng quyết tâm, khó khăn nào cũng không ngăn được, [thì] tôi nói rằng, [nó sẽ] không thành vấn đề.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Kể từ đó, tôi thực sự có chuyển biến. Dù ở đâu tôi cũng là người cứng cỏi không sợ bị thiệt thòi, chỉ có Đại Pháp mới có thể thay đổi tôi.

Một số thay đổi

Trải qua một thời gian, lại có khảo nghiệm. Con dâu nói mở cửa hàng quần áo, muốn đi ra vùng ngoài để nhập hàng về bán. Đến ngày nhập hàng thứ hai, con dâu không hề gọi điện thoại nhờ tôi trông chừng cháu nhỏ, lúc đó tôi đi ra ngoài giảng chân tướng. Tôi về nhà lúc 11 giờ, từ xa đã trông thấy con dâu và mẹ vợ đứng trước cửa, tôi xuống xe chào họ. Con dâu mặt giận hầm hầm lớn giọng nói: “Đi ra ngoài không mang theo điện thoại, vậy mua điện thoại để làm gì nhỉ? Mẹ không biết hôm nay con mở cửa hàng phải sắp xếp hàng hóa à?”

Nói rồi lập tức đưa cháu nhỏ cho tôi, quay người rời đi, tôi nói: “Sao con không điện thoại trước cho mẹ?”

Mẹ vợ bèn nói: “Phải rồi, nên điện thoại trước chứ.”

Hai mẹ con họ đi rồi, tôi bế cháu gái lên lầu, lần này tôi lại bị cái tâm không muốn người khác nói và tâm thể diện dẫn động khiến toàn thân rã rời như không còn sức lực.

Tôi bỗng giật mình, lại là tâm thích thể diện. Chuyện này đến đột ngột như vậy, chẳng phải là khảo nghiệm mình ư? May mà tâm thể diện này lại nổi lên, xem ra tâm thể diện này vẫn là một chấp trước rất lớn, thực sự phải đặt công phu loại bỏ nó đi. Tôi nghĩ lại trước khi tu luyện, bản thân coi thể diện quan trọng như sinh mệnh, nhân tâm nặng nề như vậy, bước vào tu luyện liền có thể nhẹ nhàng thoải mái mà bỏ liền được ư? Khẳng định là phải chịu một chút khổ rồi.

Tôi nghĩ, cái tâm thể diện này xảy ra với người khác khá dễ vượt qua, nhưng sao với con dâu lại khó thế này? Chứng thực Đại Pháp là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, phải thực sự có trách nhiệm đối với chúng sinh chứ không thể chỉ nói trên miệng, mà thông qua hành vi của bản thân khiến người khác tâm phục khẩu phục.

Từ năm ngoái đến nay, ngoại trừ học Pháp tập thể ra, căn bản là tôi học thuộc Pháp. Tôi cứ liên tục học thuộc Pháp, có nền tảng thuộc Pháp rồi, bây giờ học lại cũng nhanh hơn. Khi học thuộc Pháp thì tâm tĩnh, tâm tính đề cao nhanh, cảm thấy rất vững chắc. Lúc gặp vấn đề thì có thể lập tức nhớ ra những câu Pháp có tính nhắm thẳng.

Thay đổi hoàn toàn

Đại Pháp có thể khiến một người không thiện và vị tư như tôi thay đổi thành một sinh mệnh vị tha. Đối với cháu trai thứ hai, tôi đã gặp một số chuyện vượt quan. Lần này, tôi rõ ràng cảm thấy bản thân thiện lương hơn, xảy ra chuyện biết dùng Pháp để đo lường, căn bản tâm không bị dẫn động. Khi cháu trai chưa đầy một tuổi và vẫn đang bú sữa mẹ, thì con dâu muốn đi du lịch xa, và để cháu cho tôi chăm sóc.

Tôi nói: “Cháu uống sữa thế nào?”

Con dâu nói: “Có sữa bột.”

Tôi nghĩ, con dâu đi cũng chỉ hai hoặc ba ngày thôi, nên tôi đã nhận lời trông cháu. Ai ngờ khi con dâu quay về thì nói: “Từ nay cháu ở với bà để cai sữa nhé.”

Buổi chiều mọi người học Pháp tập thể ở nhà tôi, tôi và các đồng tu nói về chuyện cai sữa của cháu bé. Các đồng tu cảm thấy đứa trẻ hơi nhỏ, và nếu để cháu ở đây thì mọi việc sẽ bị trì hoãn. Buổi tối, con dâu đến đón cháu, tôi nói: “Bây giờ cháu còn hơi nhỏ để cai sữa, con đừng quá nghiêm khắc.”

Con dâu nói: “Không nhỏ.”

Trước khi rời đi, con dâu còn nói tôi ngày mai đến nhà đón cháu. Không lâu sau, con dâu đăng một tin nhắn trên Wechat thế này: “Xem ra tự tôi phải chăm sóc đứa bé này rồi, ‘tôi’ biết điều ‘bà’ nói là ý gì.” Phía dưới tin nhắn còn thêm một biểu cảm, bên cạnh viết: “Nói thật hay, giống như nói xạo vậy.”

Con gái tôi nói: “Mẹ là đệ tử Đại Pháp, những gì cần làm, thì mẹ cũng nên cân nhắc.”

Tôi nhớ Pháp của Sư phụ:

“Nếu sống là vì chút khẩu khí, mọi người thử nghĩ xem sống như thế có mệt mỏi không? Có khổ sở không? Có đáng vậy không?” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nói với con gái: “Không sao, mẹ không động tâm, ngày mai mẹ sẽ đi đón cháu, mẹ phải đề cao hơn nữa.”

Sáng hôm sau, tôi đi đến nhà con trai, tôi hỏi con dâu với ngữ khí bình hòa: “Hai mẹ con sáng sớm đã đợi bà nội rồi à?” Con dâu có chút áy náy vì không ngờ rằng tôi có thể bình tĩnh đến vậy. Tôi lịch sự ôm cháu trên tay rồi rời đi.

Ngay giây phút ấy, tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, cái vật chất cứng đầu bỗng chốc tan biến. Thông qua chuyện này, tôi cảm thấy mình thật sự đề cao, đến phút cuối cùng không đứng ở quan niệm người thường mà nhìn vấn đề, điều này giống trong Pháp mà Sư phụ giảng:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Nhờ sự chỉ đạo của Đại Pháp, từ đó về sau, cho dù con dâu có làm cho mọi chuyện trở nên khó khăn như thế nào, tôi đều có thể nhẫn qua được. Ví như: Con dâu đến nhà tôi liền nói “Cháu nhỏ có mùi như thế như thế”; đi một vòng nhà vệ sinh, dùng tay bịt mũi nói rằng “khăn lông hôi quá”; cầm bình sữa lên thì nói: Cái núm bình sữa đen rồi, nên chà rửa vệ sinh như này như này; nhìn cái chăn bông nhỏ liền nói “lại bẩn” v.v.. Tôi thấy thường thì con dâu chỉ mở mắt nói bừa thôi. Và tôi hiểu đây là lúc để mình bỏ đi tâm không muốn người khác nói và tâm tự tôn.

Trước đây tôi thực sự không để bất cứ ai nói về mình, ai nói cũng không được; bây giờ thì ai nói cũng được, nếu nói lời khó nghe, tôi cũng có thể nghe lọt tai.

Liễu ám hoa minh

Thuận theo tâm tính tôi đề cao, con dâu cũng dần thay đổi, vào nhà không còn nhận xét nhỏ nhen nữa, có thể hiểu cho người khác. Con dâu nói với con gái tôi rằng: “Mẹ chúng ta thật vất vả, cuộc sống cũng không dễ dàng gì, chúng ta nên hiểu mẹ nhiều hơn.”

Con gái tôi lên đại học, hàng tháng vợ chồng con trai cho em gái 1.500 Nhân dân tệ chi phí sinh hoạt, tháng nào cũng gửi rất đúng hạn. Hè này, con trai còn tìm trường dạy lái xe ô tô cho em gái học, và con dâu chủ động đóng tiền học phí.

Tôi đã giảng chân tướng cho con dâu nhiều lần, và giúp con dâu làm tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội). Tôi chăm sóc cháu nhỏ cẩn thận chu đáo, nên cháu không bị bất cứ bệnh tật gì, con dâu rất yên tâm.

Khi cháu gái ở nhà trẻ đã khóc nức nở trên video, và nói với mẹ cháu rằng: “Con muốn bà nội, bà nội có lòng nhẫn nại, mẹ không có nhẫn nại.” Mặc dù cháu gái học Pháp luyện công không nhiều nhưng rất chủ động học. Tuy cháu hoàn toàn không biết các chữ trong quyển sách “Chuyển Pháp Luân”, nhưng hai tay bê quyển sách “Chuyển Pháp Luân” muốn tôi đọc cho cháu nghe. Mỗi khi cháu đến nhà tôi, đều yêu cầu tôi cùng học Pháp và luyện công với cháu.

Lúc cháu trai hơn hai tuổi, cháu thường mang thức ăn ngon đến đặt trên bàn và nói: “Thỉnh mời Sư phụ dùng ạ.” Khi cháu vấn an Sư phụ thì dập đầu sát đất. Nếu cháu đến nhà các đệ tử Đại Pháp khác, nhìn thấy Pháp tượng Sư phụ ở đó, cháu liền nói: “Con chào Sư phụ ạ!”

Đệ tử Đại Pháp làm việc đều là công năng khởi tác dụng, chỉ cần đặt Đại Pháp lên hàng đầu, thì điều gì cũng không chậm trễ. Kỳ thực, hầu hết thời gian tôi đều dùng để làm ba việc mà Sư phụ yêu cầu. Sáng sớm luyện công xong, tôi phát chính niệm lúc 6 giờ, rồi học thuộc Pháp trong một giờ đồng hồ; sau đó tôi đi giảng chân tướng; buổi trưa cháu ngủ, thì tôi tranh thủ học thuộc Pháp, phát chính niệm; buổi tối vẫn học Pháp, phát chính niệm.

Cháu trai nhỏ căn bản là ở nhà tôi cả ngày lẫn đêm, nhưng tôi không cảm thấy quá bận rộn. Khi chỉ có một cháu ở cùng, tôi chạy xe đạp điện chở một cháu đi ra ngoài giảng chân tướng. Khi có hai cháu ở cùng, tôi đều chở cả hai cháu đi giảng chân tướng, và kết quả đều tốt, cũng không bị ảnh hưởng gì.

Mặc dù những điều trên đây đều là những chuyện nhỏ nhặt, nhưng đều có thể ma luyện nhân tâm. Tôi cũng từng nghĩ, vì sao chuyện lớn có thể bình tĩnh đối đãi, trong khi chuyện nhỏ lại không qua được, vẫn so đo từng chút như vậy? Trên thực tế, do trong tư tưởng tôi không quan tâm đến những chuyện nhỏ, nên bị tà ác dùi vào chỗ thiếu sót này.

Mỗi người chúng ta đều có gia đình của mình, mỗi một thành viên trong nhà, không kể là thiện duyên hay ác duyên, họ đều được an bài đến đây để đệ tử Đại Pháp tu bỏ nhân tâm và tu viên mãn, chúng ta nên trân quý hoàn cảnh tu luyện mà họ đã mang lại cho chúng ta.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/17/明慧法会-在小事中修去人心-414807.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/24/188408.html

Đăng ngày 19-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share