Bài viết của Tử Tư
[MINH HUỆ 14-08-2020] Vương Hoài Trung, Phó chủ tịch tỉnh An Huy (nhiệm kỳ 1999-2003), đã đi theo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại các học viên Pháp Luân Công. “Hãy dồn họ [các học viên] vào cùng một chỗ rồi bắn chết,” ông ta nói trong một cuộc họp có sự tham dự của tất cả viên chức của tỉnh ở thành phố Phụ Dương vào năm 2000.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng hai năm, chính Vương đã bị bắt vì tội nhận hối lộ và bị xử tử vào tháng Hai năm 2004 lúc 58 tuổi.
Cái chết của Vương có thể được xem là hậu quả do ông ta nhận hối lộ nhưng nhiều người ở tỉnh An Huy tin rằng ông ta đã bị báo ứng cho hành động bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, rất nhiều người đã nhận thụ ích cả tâm lẫn thân từ môn tu luyện này. Vì số lượng học viên tăng cao nên chính quyền toàn trị ĐCSTQ đã quyết định ngăn cấm, phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Kể từ đó, vô số học viên đã bị bắt giữ, bỏ tù, tra tấn và thậm chí còn bị mổ cướp nội tạng.
Bất chấp cuộc bức hại đang diễn ra, các học viên Pháp Luân Công đã nỗ lực không ngơi nghỉ trong hơn hai thập kỷ qua để nói với công chúng sự thật về Pháp Luân Công và vạch trần những tuyên truyền vu khống của ĐCSTQ. Do đó nhiều quan chức chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật và người dân đã cải biến thái độ tiêu cực của họ về Pháp Luân Công. Không may là một số người vẫn chọn cách mù quáng tuân theo chính sách bức hại của ĐCSTQ. Điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như các trường hợp dưới đây ở tỉnh An Huy.
Văn hóa phương Tây và phương Đông đều nhìn nhận rằng những kẻ hành ác sẽ bị trừng trị. Chúng tôi chân thành hy vọng rằng những trường hợp dưới đây sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai vẫn còn đi theo ĐCSTQ để họ ngưng hành ác và bảo toàn một tương lai tươi sáng cho chính họ.
Cục trưởng Cục An ninh Nội địa: “Tôi vẫn sẽ là lãnh đạo!”
Lý Hồng Minh, Cục trưởng Cục An ninh Nội địa của quận Lang Gia, thành phố Chu Châu, có liên quan chặt chẽ đến việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ông ta ra lệnh bắt giữ, lục soát nhà, và đe dọa họ. Chỉ riêng quận Lang Gia, một học viên bị kết án tù 4 năm, ba học viên bị đưa vào trại lao động cưỡng bức, và hơn 10 học viên bị tạm giam dưới sự chỉ đạo của Lý.
Có lần khi Lý sách nhiễu một học viên tại nhà, người học viên đã giải thích Pháp Luân Công là gì cho ông ta và hy vọng ông ta có thể tuân thủ luật pháp thay vì nghe theo lệnh của ĐCSTQ. Bỏ ngoài tai mọi lời khuyên, Lý đập bàn và hét lớn: “Nhảm nhí! Cho dù có chuyện gì xảy ra, tôi vẫn sẽ là lãnh đạo!”
Lý bị tai nạn xe hơi vào tháng 11 năm 2006 và chết ngay tại chỗ.
Cán bộ giảng dạy chính trị: “Bất cứ ai đến Bắc Kinh thỉnh nguyện đều nên bị đưa vào trại lao động cưỡng bức”
Uông Minh Toàn, khoảng 45 tuổi, là một cán bộ giảng dạy chính trị tại đồn cảnh sát thị trấn Nghĩa Thành tỉnh Hợp Phì. Ông ta không chỉ ngược đãi các học viên Pháp Luân Công mà còn ra lệnh cho những người khác cũng làm như vậy. “Bất cứ ai đến Bắc Kinh thỉnh nguyện [cho Pháp Luân Công] đều nên bị đưa vào trại lao động cưỡng bức,” ông ta đã phát biểu trong một cuộc họp. Đầu năm 2001, ông ta đã chết vì bệnh ung thư.
Giản Gia Thắng, một cảnh sát 46 tuổi ở thành phố Hợp Phì, cũng có số phận tương tự. Sau khi bức hại một vài học viên, ông ta đã chết vì bệnh ung thư gan. Thậm chí trước khi chết, Giản vẫn còn lớn tiếng: “Hiện giờ do tôi bị bệnh chứ nếu không, tôi sẽ đánh họ [các học viên] đến chết!”
Trương Mỗ, một cảnh sát ở đồn cảnh sát Hồng Nghiệp, thành phố Bạng Phụ, đã tích cực bắt giữ các học viên cho đến tháng 1 năm 2002. Một hôm, anh ta đến nhà một học viên và nói: “Học viên các người hay nói: ‘Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.’ Vậy sao tôi chẳng gặp chuyện gì xấu?!” Một tuần sau, anh ta đang trên đường đến dự đám tang bên nhà vợ thì cảm thấy chiếc xe anh ta đang lái sẽ gặp tai nạn. Anh ta liền nhảy ra khỏi xe và mất mạng.
Mã Tuấn Châu, giám đốc Cơ quan cấp nước huyện Lâm Tuyền, không cho phép bất cứ nhân viên nào tu luyện Pháp Luân Công được thăng chức hoặc tăng lương. Ông ta tuyên bố: “Chúng tôi sẽ giam họ cho đến khi họ chết trong trại tạm giam.” Ông ta cũng cử những nhân viên cấp dưới theo dõi các học viên, thậm chí là người thân thích của họ, và còn trao thưởng cho những ai chỉ điểm các học viên. Sau này Mã bị tố cáo vì tham gia vào các hoạt động phi pháp và bị kết án 12 năm tù.
Giám đốc Phòng 610 liên tục bỏ ngoài tai lời cảnh báo
Trần Học Như là giám đốc Phòng 610 của quận Lang Gia, thành phố Chu Châu. Giữa tháng 8 đến cuối tháng 9 năm 2003, Phòng 610 thành phố Chu Châu đã mở một khóa tẩy não cho hơn 20 học viên để cố buộc họ từ bỏ tu luyện.
Không lâu sau, Trần được chẩn đoán mắc bệnh ung thư xương. Trong vài năm tiếp theo, cuộc sống của ông ta vô cùng đau đớn, khổ sở khiến ông và đơn vị công tác tốn kém hàng ngàn tệ chi trả cho các hóa đơn y tế. Vợ ông ta cũng bị mất việc. Trong những năm này, ông ta hối hận về những gì đã làm đối với các học viên Pháp Luân Công và mong muốn có một cơ hội thứ hai. Thế nhưng sau khi sức khỏe được cải thiện, ông ta quay lại Phòng 610 làm việc và rút lại lời xin lỗi. Cuối cùng, bệnh ung thư xương và cơn đau tái phát và ông ta đã qua đời.
Lưu Cương, Phó giám đốc của Sở cảnh sát huyện Lâm Tuyền, đã rất tích cực trong việc bức hại các học viên. Ông ta luôn giam giữ các học viên trong thời hạn lâu nhất có thể và dùng mọi cách để buộc tội họ. Ví dụ, sau khi đơn yêu cầu thi hành án của ông ta đối với học viên Lý Ái Vân bị bác bỏ, ông ta đã nộp lại vài lần cho đến khi ông Lý bị kết án 4 năm tù.
Bên cạnh việc ra lệnh cho các cảnh sát đánh đập các học viên, bản thân Lưu cũng ra tay như vậy. Khi ông ta thẩm vấn cô Mã năm 2001, cô Mã nói với ông ta về Pháp Luân Công nên ông ta đã tát vào mặt cô Mã. “Tôi không sợ quả báo,” ông ta nói. “Tôi sẽ không ngừng đánh học viên Pháp Luân Công các người!” Gần 100 học viên đã bị giam giữ khi ông ta nắm giữ chức vụ.
Sau này ông ta bị kết án tù vì nhận hối lộ.
Trưởng đồn cảnh sát: “Tôi sẽ tống tiền cho đến khi vét sạch tiền của anh”
Tôn Hồng Chí, là Giám đốc sở cảnh sát thị trấn Đàm Bằng huyện Lâm Tuyền, đã tống tiền tất cả học viên nào trong khu vực của ông ta đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông ta ra lệnh cho họ “nộp tiền, không cần biên lai.” Ông ấy cũng đột nhập vào nhà họ vào lúc nửa đêm, bắt giữ họ và đưa họ đến trại tạm giam của huyện. “Nếu anh tu luyện Pháp Luân Công thì tôi sẽ tống tiền cho đến khi vét sạch tiền của anh,” ông ta nói.
Sau đó, ông ta bị giáng chức vì nhận hối lộ.
Quách Cảnh Lễ, Viện trưởng bệnh viện Lâm Tuyền, đã đối xử bất công với các học viên. Sau khi học viên Pháp Luân Công là cô Mã Tuấn Bình, một nhân viên của bệnh viện, được thả vào tháng 4 năm 2014, ông ta đã từ chối cho cô quay lại làm việc. Các học viên đã cố gắng giảng thích với Quách về việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền của các học viên trong cuộc bức hại, nhưng ông ta từ chối lắng nghe.
Khi cô Mã nói với Quách rằng cô vô tội, Quách đã bác bỏ và nói ông ta tin vào đường lối của Đảng. “Nếu cô không viết bản cam kết [từ bỏ đức tin của cô] thì cô không thể quay lại làm việc,” ông ta nói. Kết quả là cô Mã, một người mẹ đơn thân, và con của cô không một xu dính túi và không có nơi để ở.
Vài tuần sau, Quách bị bắt giữ và bị điều tra về các vấn đề tài chính. Cuối cùng ông ta đã chết trong ngục.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/14/410419.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/23/187942.html
Đăng ngày 15-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.