Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 16-09-2019] Trần Vinh Sơn là cựu giám đốc và trưởng Khoa phẫu thuật tiết niệu tại Quân y Viện 205 ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh đã về hưu vài năm trước. Gia đình ông ta sống tại Thẩm Dương nhưng có một căn nhà nghỉ dưỡng ở thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam và hay nghỉ hè ở đó. Mỗi năm ông ta đều bay sang Mỹ ăn Tết cùng con gái. Cuộc đời vẫn tươi đẹp với ông ta mãi cho đến năm 2017 khi cả hai vợ chồng Trần đều bị chẩn đoán ung thư. Ông ta phải phẫu thuật để chữa ung thư phổi và vợ ông ta phải phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên vú.

Theo lời của những học viên Pháp Luân Công ở quê nhà của ông ta thì bước ngoặt định mệnh mà Trần đang phải đối mặt là ông ta đã từng được mệnh danh là “Vua ghép thận” của Trung Quốc – có lẽ căn bệnh ung thư mà ông ta mắc phải là quả báo của hàng trăm ca ghép thận bất hợp pháp mà ông ta đã thực hiện trước đây.

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện tinh thần và thiền định đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ tháng 7 năm 1999 đến nay.

Việc một bác sĩ phẫu thuật trong một bệnh viện quân đội cỡ trung có thể thực hiện nhiều ca cấy ghép tạng như vậy là điều không thể khi mà việc hiến tạng tự nguyện hầu như không tồn tại ở Trung Quốc. Một lượng lớn bằng chứng chỉ ra rằng các tù nhân lương tâm Trung Quốc, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, đã bị cưỡng bức thành những người hiến tạng không tự nguyện.

Thành tích hàng trăm ca mổ của Trần đồng nghĩa với hàng mấy trăm con người đã chết vì bị cưỡng bức lấy thận.

Thời gian chờ một tuần và 568 ca ghép thận

Vào tháng 5 năm 2006, tờ báo Kinh Doanh Liêu Tây đăng một báo cáo với tiêu đề “Một bác sĩ quân y đạt đến trình độ đỉnh cao của phẫu thuật”, đã làm cho “vua mổ thận” Trần Vinh Sơn đến từ Quân y Viện 205 Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc thành phố Cẩm Châu ngay lập tức trở nên nổi tiếng khắp Đại lục. Bài báo viết ông ta đã thực hiện 568 ca phẫu thuật cấy ghép thận với tỷ lệ thành công 100%, tỷ lệ sống sau một năm cũng đạt đến 98% và ca ngợi kỹ thuật ghép thận của Trần đứng đầu bảng tại Liêu Tây lúc đó. Vì lý do trên mà đã có rất nhiều bệnh nhân từ Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và cả Malaysia đã đến để làm phẫu thuật. Trong báo cáo cũng có ghi hai ca mổ điển hình đã thực hiện vào năm 2002.

Bài báo này được xuất bản hai tháng sau khi nạn mổ cướp nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công còn sống tại Bệnh viện Huyết khối Tô Gia Đồn bị lộ vào tháng 3 năm 2006. Điều này khiến các chuyên gia y tế và những người ủng hộ nhân quyền bên ngoài Trung Quốc nghi ngờ nguồn gốc của các cơ quan nội tạng này.

Vào thời điểm đó, Quân y Viện 205 Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nơi Trần làm việc tuyên bố có thể tìm ra người hiến thận trong vòng một tuần lễ. Điều này đã làm dấy lên quan ngại: Làm thế nào mà một quân y viện cấp thành phố có thể đảm bảo tìm ra người hiến thận sống trong một thời gian ngắn như thế? Người Trung Quốc có tín ngưỡng bảo toàn thân thể khi chết nên có rất ít người nguyện ý hiến tạng. Ngay cả tại Hoa Kỳ, nơi mà việc hiến tạng được tổ chức quy củ hơn thì thời gian chờ tạng hiến cũng dao động trung bình từ hai đến bốn năm.

Cuộc điều tra của các nhân viên y tế

Một nhân chứng đã làm chứng rằng vào năm 2001, bệnh viện đã tiến hành một loạt ca ghép thận cho năm bệnh nhân. Nhân chứng đã trải qua những phản ứng bất lợi sau khi cấy ghép nhưng sau đó vẫn sống sót nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Bốn bệnh nhân khác đã chết.

Vào mùa thu năm 2004, một người phụ nữ khoảng 20 tuổi ở Cẩm Châu được ghép thận ở bệnh viện. Cô được bảo rằng thận hiến cho cô đến từ một thanh niên 20 tuổi sức khỏe rất tốt từ trại tạm giam cưỡng bức lao động và sẽ sẵn sàng trong nửa ngày. Trong khoản thời gian hai đến ba ngày khi cô nhập viện, cô được biết rằng đã có khoảng năm ca ghép thận đã được thực hiện vào cùng một thời điểm.

Một lời khai khác cho hay có bốn ca ghép thận được thực hiện ở bệnh viện vào tháng 2 năm 2006. Một trong số họ tên là Lý Vĩ, một viên chức đến từ bệnh viện Thái Hòa ở Cẩm Châu. Anh ta đã bỏ ra 60.000 tệ cho cuộc phẫu thuật nhưng đã chết hơn một tháng sau đó. Bạn bè và người thân của anh vô cùng ngạc nhiên vì sự có sẵn quá nhanh của thận hiến (hoàn tất trong vòng một tuần) cũng như các chết bất ngờ của anh ta. Đây cũng là một trong 568 ca mổ của Trần Vinh Sơn.

Khi một điều tra viên đến Quân y Viện 205 Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và thu thập tên của các chuyên gia y tế tại Khoa tiết niệu, các nhân viên đã trở nên sợ hãi và các quan chức bệnh viện đã can thiệp. Sau đó bệnh viện đã gọi cảnh sát, các cảnh sát mặc thường phục đã nhanh chóng đến và tuần tra cả trong ngoài bệnh viện.

Ngay sau đó, hình ảnh và tên của các nhân viên y tế tại Khoa tiết niệu đã được xóa khỏi các bức tường bên trong bệnh viện và thay thế bằng những cái tên không thể xác minh được. Màn hình kỹ thuật số trong sảnh trước đây cho thấy thông tin về các phương pháp điều trị y tế giờ đây hiển thị các cụm từ nói xấu Pháp Luân Công và số điện thoại đường dây nóng của cảnh sát.

Quân đội Trung Quốc trở thành nhà vô địch ghép tạng

Quân y viện 205 Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vốn là một bệnh viện địa phương chuyên về điều trị bỏng. Nguồn thận dồi dào của nó, bao gồm 568 ca ghép của Trần, đã làm dấy lên nhiều nghi vấn. Ngược lại, Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Liêu Ninh ở Cẩm Châu, một bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Liêu Ninh, lại chỉ thực hiện ba đến bốn ca ghép thận mỗi năm.

Ghép thận đòi hỏi sự tương đồng của nhóm máu và cả kháng nguyên bạch cầu người (ghi chú của người dịch: Human Leukocyte Antigens-HLA là một nhóm gen mã hoá cho các protein trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào của đa số động vật có xương sống. Những protein này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức miễn dịch của cơ thể cũng như những cơ chế giao tiếp giữa các tế bào phù hợp). Có thể mất hàng trăm hoặc lên đến hàng chục ngàn ứng cử viên mới tìm được một người hiến tạng phù hợp cho một bệnh nhân cụ thể. Việc số lượng lớn ca ghép thận được tiến hành thành công tại Quân y Viện 205 này đã đặt ra nhiều câu hỏi về nguồn nội tạng của nó. Vì những con số về khả năng cung cấp thận hiến của nó đưa ra là hoàn toàn đi ngược với những quy chuẩn y học thông thường. Lượng thận hiến dồi dào như thế cho Quân y Viện 205 ắt hẳn phải có một nguồn cung cấp khổng lồ hỗ trợ. Điều này có thể liên quan đến tội phạm. Đối với người nhận tạng ghép và người cung cấp đều là phạm tội. Số ca giải phẫu của Trần Vinh Sơn càng lớn thì tội ác của ông ta càng nặng.

Nhưng không chỉ có một mình bệnh viện này, những quân y viện khác cũng đã thực hiện số lượng lớn các ca phẫu thuật ghép tạng. Trương Yến Linh, một quan chức phụ trách sức khỏe của Tổng cục Hậu cần Giải phóng quân Trung Quốc đã phát biểu vào năm 2008: “Chỉ có ba quân y viện của Giải phóng quân Trung Quốc có thể thực hiện cấy ghép thận vào những năm 1978. Hiện tại có đến hơn 40 quân y viện có thể thực hiện cấy ghép gan, thận, phổi và cấy ghép đa tạng.”

Con số ở trên được chia sẻ cho công chúng, trên thực tế số lượng có thể nhiều hơn.

Lợi nhuận khổng lồ

Bên cạnh việc tiếp cận dễ dàng nguồn nội tạng ở các trại lao động cưỡng bức và nhà tù, các quân y viện còn thúc đẩy việc ghép tạng do tiềm năng doanh thu khổng lồ của nó. Đông Gia Hồng – Giám đốc khoa Gan mật ở Quân y Viện Đa khoa Giải phóng quân Trung Quốc -cho biết nếu một bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ gan, một bệnh viện cấp tỉnh có thể tính phí 20.000 – 30.000 tệ cho một ca. Đối với một ca ghép gan, lệ phí sẽ lên tới 200.000 tệ. Ngoài mức giá cao hơn cho việc cấy ghép, một bệnh nhân ghép tạng cũng cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại, mang lại 50.000 đến 100.000 nhân dân tệ mỗi năm cho bệnh viện.

Sự cấu kết giữa tòa án, nhà tù và bệnh viện

Trong một cuộc điều tra do Tổ chức Thế giới Điều tra về đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) công bố năm 2012, Trần đã thừa nhận rằng nguồn nội tạng đến từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và việc giam giữ đã được các quan chức tòa án chấp thuận. Ông ta cho biết Bệnh viện Đệ Nhất của Đại học Y Trung Quốc, một bệnh viện khác ở Cẩm Châu cũng tham gia.

Một điều tra viên theo dõi bằng cách liên hệ với Tòa án Trung cấp Cẩm Châu. Một sĩ quan trả lời điện thoại cho biết các học viên Pháp Luân Công trẻ và khỏe mạnh có sẵn để làm người hiến tạng.

Các cá nhân phụ trách tại Quân y Viện 205 Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Các điều tra viên đã thu thập tên của các nhân viên y tế trong Khoa Tiết niệu tại Quân y Viện 205 Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cả trước và sau khi thông tin trong tiền sảnh của nó bị thay đổi. Bên dưới là tên và chức danh từ danh sách trước đây:

Giám đốc và Trưởng khoa phẫu thuật: Trần Vinh Sơn

Phó trưởng khoa phẫu thuật: Tung Bân

Trưởng điều dưỡng: Trần Binh

Nhân viên: Miêu Hoàn Vũ, Khổng Đào, Trương Dương, Kim Hướng Dương, Bàng Hiểu Ba, Mã Hiểu Phong, Đông Hải Anh, Vu Lệ Na, Tôn Viên Viên, Trương Lợi Lợi.

Bên dưới là tên và chức danh trong danh sách mới:

Trưởng khoa phẫu thuật: Đồ Thủy Bình, Lưu Băng, và Mạnh Dương.

Bác sĩ phẫu thuật: Ngải Xuân Vũ, Lý Cảnh Phong, Trần Diễm

Quản lý điều dưỡng: Trần Tường, Trương Lộ, Vương Ảnh

Điều dưỡng thực tập: Vương Cẩm Bình, Lữ Kiện

Điều dưỡng: Trương Thục Tú, Tiết Quảng Hàn

Bên dưới là hình và thông tin liên lạc của Trần trước khi nghỉ hưu:

dc8a4e7e9edcb9f316b4779b572f2c93.jpg

Số điện thoại: +86-13841666988 (C), +86-416-2963495 (O), +86-416-2963559(H)

Số điện thoại của vợ Trần (tên không rõ): +86-13309886289

Thông tin liên lạc của Quân y Viện 205 Giải phóng Nhân dân Trung Quốc:

Chủ tịch: Vương Gia.

Phó chủ tịch: Cao Trung Dân

Tổng đài: +86-416-2963880

Khoa tiết niệu: +86-416-2963479


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/16/393382.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/6/180201.html

Đăng ngày 12-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share