Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-08-2020] Khương Khổng Thần, cảnh sát trưởng tại thị trấn Thạch Đảo thuộc thành phố Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông đã tích cực bức hại các học viên Pháp Luân Công địa phương kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành chiến dịch quy mô toàn quốc chống lại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Dưới sự chỉ đạo của Khương, rất nhiều học viên Thạch Đảo đã bị bắt giữ và bị đưa đi tẩy não tại khách sạn Thạch Đảo.

Sau khi ĐCSTQ dàn dựng vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 1 năm 2001 để vu khống Pháp Luân Công, Khương đã lừa các học viên địa phương đến sở cảnh sát của mình để xem vụ tự thiêu trên đài truyền hình nhà nước. Ông ta cầm những lá thư mà các học viên viết cho mình trong tay và hét lên: “Học viên các người nói rằng “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Điều đó thật lố bịch và tôi không tin nó! Nhìn xem, tôi khoẻ mạnh hơn tất cả các người!”

Không lâu sau đó, Khương được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Y đã đi đến rất nhiều bệnh viện nhưng tình trạng của y chỉ trở nên tồi tệ hơn. Khương chết một vài tuần sau đó.

Đáng buồn thay, Khương không phải là người đầu tiên nhận phải quả báo vì bức hại Pháp Luân Công. Những bất hạnh có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên, nhưng rất nhiều học viên Pháp Luân Công tin rằng việc tham gia vào cuộc bức hại chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vận rủi đó.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện ôn hoà dựa trên Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, tạm giam, bỏ tù, và phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần và thậm chí còn bị mổ cướp nội tạng.

Dù cho môi trường khắc nghiệt, các học viên vẫn cố hết sức để phơi bày cuộc bức hại và cảnh báo các cơ quan tư pháp, nhân viên chính quyền, nhân viên hành pháp và những người khác không nên tiếp tục phạm tội đối với các học viên. Trong khi một vài người tiếp nhận lời khuyên, số còn lại vẫn tham gia vào cuộc bức hại.

Không may, những thủ phạm tiếp tục bức hại Pháp Luân Công đã chết sớm hoặc gặp những bất hạnh khác. Bài viết này sẽ đưa ra một cái nhìn tổng thể về những trường hợp như vậy ở tỉnh Sơn Đông, quê hương của Khổng Tử – người đã dạy nhân dân phải biết coi trọng đức hạnh và tu dưỡng bản thân.

Nguyên tắc của việc nhân quả báo ứng – nghĩa là một người phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc làm của mình – đều được cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây công nhận. Nói cách khác, làm việc tốt thì sẽ được phúc báo, còn làm việc xấu thì sẽ phải gánh chịu hậu quả. Bài viết này có thiện ý nhắc nhở những người làm việc xấu về nguyên lý nhân quả báo ứng này.

Các học viên Pháp Luân Công trân quý từng sinh mệnh và thành tâm hy vọng những thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại sẽ rút ra được bài học từ những trường hợp dưới đây và lựa chọn cho mình một tương lai tốt đẹp.

Sơn Đông: Một trong những tỉnh bức hại Pháp Luân Công tàn bạo nhất

Tỉnh Sơn Đông, quê nhà của Khổng Tử, là nơi có bề dày lịch sử về văn hoá truyền thống Trung Quốc. Sau khi ĐCSTQ tiến hành đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, nơi đây đã trở thành một trong những tỉnh có nhiều học viên bị bức hại nhất vì đức tin của mình. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ trang Minh Huệ, hơn 4.000 học viên được xác nhận là đã qua đời vì cuộc bức hại, và 433 người trong số đó là người dân tỉnh Sơn Đông, đứng thứ năm trong những tỉnh có số người chết cao nhất sau tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà Bắc và Cát Lâm.

Một báo cáo trước đó từ trang Minh Huệ đã chỉ ra rằng, chỉ riêng năm 2019, có ít nhất 1.391 học viên tại tỉnh Sơn Đông đã bị ngược đãi vì đức tin của mình. Việc ngược đãi bao gồm sách nhiễu, bắt giữ, tạm giam, lục soát nhà cửa, tịch thu tài sản cá nhân, tiêm thuốc bất hợp pháp, kết án và bị tù giam

Bà Triệu Kiến Hoa đến từ Tảo Trang (thuộc sự quản lý của Yên Đài) đã bị cảnh sát bắt vào ngày 29 tháng 9 năm 1999 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Bà đã chết 10 ngày sau đó vào ngày 7 tháng 10 ở tuổi 42. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên được biết đến trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Hai mươi năm đã trôi qua và sự tàn bạo này vẫn đang tiếp diễn. Bà Quách Chân Tướng, cũng đến từ Tảo Trang, bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2019 vì truyền đi tài liệu có thông tin về Pháp Luân Công ở trạm xe buýt. Chỉ trong vài giờ, cảnh sát đã báo với gia đình bà rằng bà đã chết trong khi bị tạm giam.

Con trai bà Quách biết rằng bà rất khoẻ mạnh và nghi ngờ mẹ mình đã bị tra tấn đến chết. Anh đã thuê hai luật sư để đòi công bằng cho mẹ mình. Quan chức địa phương đã đe doạ sẽ đình chỉ bằng luật sự của họ nếu họ tiến hành điều tra vụ việc. Hơn nữa, các quan chức còn gắn thiết bị nghe lén vào điện thoại của hai luật sư này và cử người theo dõi họ 24/24. Các luật sư không còn cách nào khác và đành phải từ bỏ vụ kiện.

Thông tin thu thập được từ trang Minh Huệ đã chỉ ra rằng từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 7 năm 2020, 2.289 người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại tỉnh Sơn Đông đã phải chịu báo ứng dưới nhiều hình thức.

1214725a565e6822c3bc6c6c5adc53c1.jpg

Trong số những trường hợp chịu quả báo được dẫn chứng thì có 25% liên quan đến các quan chức thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc và cơ quan nhà nước. Hệ thống tư pháp (bao gồm cảnh sát, viện kiểm sát, toà án), nơi trực tiếp chịu trách nhiệm việc bắt giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công, chiếm 21% số trường hợp. Công nhân cấp thấp của chính phủ chiếm 21% tiếp theo. Và phần còn lại liên quan đến những thủ phạm làm việc tại nhà tù, trại lao động, bộ phận tuyên truyền, doanh nghiệp, “Phòng 610” và Uỷ ban Chính trị và Pháp Luật (UBCTPL)

Phòng 610 được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 là một cơ quan ngoài vòng pháp luật có quyền hạn trên cả hệ thống tư pháp và có chi nhánh ở khắp các cấp chính phủ. Phòng 610 và UBCTPL (một cơ quan tư pháp khác cũng được uỷ quyền để bức hại Pháp Luân Công) tại tất cả các cấp chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc tiến hành các chính sách bức hại từ Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Những thủ phạm từ hai cơ quan này đã phải gánh chịu hậu quả vì tham dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, chiếm 12% trong tổng số trường hợp gặp báo ứng được dẫn chứng.

Những trường hợp gặp báo ứng khắp nơi tại tỉnh Sơn Đông

Trừ 15 trường hợp không rõ địa điểm, 2.274 trường hợp chịu nhận quả báo còn lại liên quan tới các thủ phạm đến từ 17 thành phố khác nhau tại tỉnh Sơn Đông. Duy Phường là thành phố có số trường hợp cao nhất (480), tiếp theo đó là Yên Đài (312) và năm thành phố khác với số trường hợp lên đến con số hàng trăm.

c687fb83dcaf66187b54c14a0fbb7765.jpg

Bên cạnh trường hợp được nhắc đến ở đầu bài viết thì dưới đây là những ví dụ tương tự.

Ngày 22 tháng 5 năm 2005, một nhân viên giáo dục tại Nhà tù Hà Bắc là Lưu Truyền Đông đã đâm xe máy vào rào chắn ngoài lối ra vào của nhà tù. Y chết hai ngày sau đó. Những người biết rõ Lưu nói rằng cái chết của ông ta rất có thể là hậu quả của việc đã tham gia vào việc tra tấn một học viên Pháp Luân Công là Lý Quang, cựu phóng viên và người dẫn chương trình của Đài truyền hình Lai Châu. Anh Lý đã bị kết án tù vì kiên định đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Lưu đã từng dùng dùi cui điện để sốc điện anh Lý. Tháng 11 năm 2004, anh Lý qua đời vì bị sốc điện và bị tra tấn dưới nhiều hình thức khác, nhưng cái chết của anh lại được báo cáo là một vụ tự sát.

Tần Lê, Phó giám đốc Bộ Công an tỉnh Sơn Đông và cũng là người phụ trách Phòng 610, đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi không lâu sau khi ông ta về hưu vào năm 2013.

Giám đốc Công an tỉnh Sơn Đông là Từ Châu Bảo được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày không lâu sau khi được thăng chức lên làm giám đốc vào năm 2014.

Vương Nhân Nguyên, cựu Bí thư UBCTPL tỉnh Sơn Đông đã chết vì bệnh ung thư. Người kế vị của ông ta là Tài Lợi Dân cũng bị giáng chức vào năm 2015.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/11/410280.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/18/186827.html

Đăng ngày 12-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share