Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-08-2020] Kể từ tháng 7 năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại trên phạm vi toàn quốc chống lại Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, nhiều quan chức của ĐCSTQ đã chủ động và tích cực tham gia vào các chính sách của cuộc bức hại tàn khốc này nhằm vào một nhóm người tu luyện vô tội. Kết quả là đã làm cho rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt, cầm tù, tra tấn và thậm chí bị giết chết để thu hoạch nội tạng.
Bất chấp hoàn cảnh bức hại ác liệt, các học viên đã luôn kiên định để vạch trần cuộc bức hại và thúc giục các quan chức chính phủ và các thủ phạm khác ngừng gây tội ác với các học viên. Trong khi một số chú ý đến lời khuyên của các học viên, thì những người khác đã bỏ ngoài tai những lời khuyên và vẫn tiến hành cuộc bức hại.
Nhưng thật không may cho họ, một số quan chức tiếp tục bức hại Pháp Luân Công đã phải chết yểu. Bài báo này liệt kê một vài trường hợp như vậy. Trong khi những cái chết có thể là do ngẫu nhiên, nhiều học viên Pháp Luân Công tin rằng sự tham gia của các quan chức trong cuộc bức hại là một nguyên nhân chính dẫn đến cái chết không đúng lúc của họ.
Trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, luật Nhân quả – tức là mỗi người cuối cùng đều phải chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình – được chấp nhận rộng rãi. Nói một cách khác, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Những bài báo như thế này có ý nghĩa như một lời nhắc nhở từ bi về luật Nhân quả đối với những người có hành vi sai trái.
Các học viên Pháp Luân Công trân quý sự sống và chân thành hy vọng những thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại sẽ học được bài học từ những trường hợp này và ngừng tham gia vào cuộc bức hại để có một tương lai tốt đẹp hơn.
Tỉnh Hồ Nam, huyện Tự Phổ
Vào ngày 9 tháng 7 năm 2020, Mông Hán, Bí thư Đảng ủy huyện Tự Phổ tỉnh Hồ Nam đột ngột phải đi cấp cứu và đã chết sau đó vài giờ mặc dù đã được sử dụng các biện pháp hồi sức và cấp cứu.
Mông năm nay 55 tuổi được bổ nhiệm vào chức vụ này vào tháng 1 năm 2017 do hai người là cựu Bí thư đảng ủy của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Chu Bản Thuận và Dương Đông Anh, cựu phó thị trưởng thành phố Hoài Hóa, là đơn vị quản lý trực tiếp huyện Tự Phổ đích thân “chọn mặt gửi vàng”.
Khi hai học viên là Dương Lan Anh và Mao Yến Bình đến ủy ban huyện để phát tài liệu Pháp Luân Công, có người đã báo cáo cho Mông và ông ta đã ra lệnh cho cảnh sát bắt giữ họ.
Vào lúc 6 giờ sáng ngày 8 tháng 5 năm 2020, hơn 10 đặc vụ từ Đồn cảnh sát Tây Hồ, Sở cảnh sát thành phố và Ủy ban khu phố đã đến nhà của cô Dương bắt giữ và tịch thu tài liệu Pháp Luân Công, đĩa DVD và ổ USB của cô.
Cùng lúc đó, 6 đặc vụ khác cũng đã ập vào nhà cô Mao lục soát chỗ ở và bắt cô.
Thành phố Trùng Khánh, huyện Vĩnh Xuyên
Vương Trạch Chí là cựu Bí thư chi bộ của thôn Phổ Độ, huyện Vĩnh Xuyên. Thành phố Trùng Khánh. Vào năm 1999, sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, Vương phải chịu trách nhiệm về rất nhiều trường hợp bức hại.
Vào tháng 3 năm 2005, nhiều học viên ở Trùng Khánh bị bắt và quấy nhiễu. Ví dụ như, lúc 2 giờ sáng ngày 8 tháng 3, Đới Vĩnh Hồng và các cảnh sát đã đến nhà của cô Đặng Hoa Dung và cố bắt giữ cô. Dù họ đã phải chùn tay trước sự phản kháng của cô Đặng nhưng sau đó vào ngày 10 tháng 3 họ vẫn bắt cô tại một khu chợ nông sản.
Tương tự như vậy, vào ngày 26 tháng 6 năm 2006, bà Vương Tuệ Minh 58 tuổi cũng bị bắt khi đang giảng chân tướng cho người khác về Pháp Luân Công. 3 ngày sau đó, cô Tần Vũ Lan cũng bị bắt.
Đích thân Vương Trạch Chí đã ra các lệnh bắt giữ nói trên, ông ta đã ra lệnh cho các đặc vụ theo dõi và giám sát các học viên mặc dù họ không hề phạm pháp. Vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, ông ta bị đột tử.
Tỉnh Sơn Đông, thành phố Chiêu Viễn
Trương Tích Thành là cựu Bí thư chi bộ thôn Yển Hậu, thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông. Vào ngày 11 tháng 1 năm 2020, ông ta bị đột tử không rõ nguyên nhân. Dân địa phương cho rằng cái chết của ông ta có thể liên quan đến việc ông ta đã lạm dụng quyền lực để đàn áp các học viên.
Trong khi còn là bí thư chi bộ, Trương đã liên tục bị người dân tố cáo lên cấp trên vì những hành vi tham nhũng và những tội ác khác. Để tránh bị điều tra, Trương đã không ngừng vu khống và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công trong làng để làm vừa lòng cấp trên.
Các học viên đã cố gắng thuyết phục Trương ngừng tham gia vào các cuộc bức hại. Họ cũng giải thích cho Trương rằng Pháp Luân Công dạy để người ta trở nên tốt hơn và điều này là tốt cho họ và cho xã hội. Tuy nhiên, Trương đã từ chối lắng nghe và dưới sự chỉ đạo của ông ta, nhiều học viên đã bị bắt và bị giam giữ ở Trại tạm giam Chiêu Viễn, đồn cảnh sát thị trấn và nhiều trung tâm tẩy não.
Tỉnh Tứ Xuyên, thị trấn Tinh Dương
Tưởng Thái Bình nguyên là Phó hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ của trường tiểu học Hiếu Tuyền ở thị trấn Tinh Dương, thành phố Đức Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Ông ta đã phát động nhiều chiến dịch trong trường học chống lại Pháp Luân Công, bao gồm một cuộc khảo sát vào tháng 3 năm 2010 để xem ai là học viên và và một cuộc vận động tuyên thệ vào tháng sau đó. Cả giáo viên và học sinh, tổng cộng khoảng 1.100 người, đã tham dự cuộc vận động và ký tên vào đơn yêu cầu phỉ báng Pháp Luân Công.
Tưởng cũng viết nhiều bài báo để bôi nhọ Pháp Luân Công. Chính vì vậy, ông ta đã được Lưu Cương, Bí thư Đảng ủy của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thị trấn Tinh Dương khen ngợi. Ông ta cũng đã nhận được nhiều phần thưởng cho những bài viết của mình và đã được các tạp chí cấp thành phố và cấp tỉnh xuất bản.
Điều đáng nói là Tưởng đã không hề đọc sách Pháp Luân Công hoặc nói chuyện với các học viên để tìm hiểu xem Pháp Luân Công là gì. Ông ta chỉ đơn giản là đi theo đường lối chính trị của ĐCSTQ và tạo ra các tài liệu vu khống, khiến cho một lượng lớn người chống lại các học viên vô tội và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.
Mùa đông năm 2018, Tưởng chết sau khi đã uống rượu quá say.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/3/409953.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/6/186208.html
Đăng ngày 08-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.