Bài viết của phóng viênbáoMinh Huệ
[MINH HUỆ 23-12-2017] Bài ca dao Trung Quốc dưới đây nói lên khá rõ vai trò của Ban Tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc thúc đẩy ý thức hệ của Đảng:
Tôi là con chó của Đảng Cộng sản
Đứng gác cổng cho Đảng
Đảng bảo cắn ai thì cắn người đó
Bảo cắn bao nhiêu phát thì cắn bấy nhiêu phát
Bộ Tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là bộ phận của chính quyền Trung ương, nhưng được trao quyền thực thi việc kiểm duyệt và kiểm soát lĩnh vực truyền thông ở Trung Quốc. Nó có chi nhánh ở khắp các cấp chính quyền, trực tiếp kiểm soát việc cấp phép và đưa ra các chỉ thị cho các phương tiện truyền thông về những gì sẽ được xuất bản hay phát sóng.
Kể từ khi cựu chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản đã làm việc cật lực để bôi nhọ môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Nó chỉ thị hơn 2000 tòa soạn, hàng trăm đài truyền hình và truyền thanh phát sóng những lời vu cáo về Pháp Luân Công. Có hơn 300,000 bài báo phỉ báng Pháp Luân Công được phát hành trong 6 tháng đầu cuộc bức hại.
Trong khi đó, Ban Tuyên truyền đưa ra những thông tin sai lệch về Pháp Luân Công thông qua Tân Hoa Xã ( Cơ quan thông tấn chính thức của Đảng) và các phương tiện truyền thông bên ngoài Trung quốc do Đảng kiểm soát.
Các học viên Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới đang ra sức vạch trần những lời vu cáo đối với đức tin của họ và nỗ lực ngăn chặn các quan chức tuyên truyền tiến hành các chính sách bức hại. Trong khi một số đã ngừng tham gia vào cuộc bức hại thì những người khác vẫn tiếp tục truyền đi những lời tuyên truyền thù địch.
Theo thông tin mới nhất do Minh Huệ thu thập, 97 người đang làm việc trong Bộ Tuyên truyền ở các cấp khác nhau của chính quyển Trung Quốc được xác nhận là bị truy tố, đã chết vì những lí do bất thường hoặc vì bệnh tật hay chấn thương từ năm 2001 đến 2017.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” Chúng tôi hi vọng rằng bản báo cáo này sẽ thuyết phục những quan chức tuyên truyền Trung Quốc dừng tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Cựu trưởng Phòng 610 và Thứ trưởng Bộ Công an bị bắt giam
Lí Đông Sinh
Lí Đông Sinh giữ chức Cục phó Cục Quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình vào tháng 7 năm 2000. Ông ta đã khuyến khích nhiều bài viết đả kích Pháp Luân Công và tháng 5 năm 2002 được thăng lên làm Phó trưởng Ban tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc . Năm 2001 ông ta đã tham gia vào việc dàn dựng và đạo diễn vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn, một trong những chiến dịch tuyên truyền có sức ảnh hưởng lớn nhất được dùng để kích động sự thù hằn đối với Pháp Luân Công. Lý Đông Sinh tiếp tục thúc đẩy việc bôi nhọ Pháp Luân Công và sau đó được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ công an. Ông ta cũng là người đứng đầu Phòng 610, một cơ quan dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được tạo ra để thực hiện việc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta giám sát chiến dịch trên toàn quốc và tiếp tục chịu trách nhiệm việc tuyên truyền đả kích Pháp Luân Công trong cả nước.
Ngày 12 tháng 1 năm 2016, Lý Đông Sinh bị kết án 15 năm tù giam và tịch thu tài sản cá nhân 1 triệu tệ sung vào công quỹ .
Nguyên Chủ nhiệm văn phòng thông tin mạng bị kỉ luật
Lỗ Vĩ
Ngày 21 tháng 11 năm 2017, Lỗ Vĩ, vị cựu hoàng nắm giữ cánh cửa Internet của Trung Quốc bị điều tra vì “tình nghi vi phạm kỉ luật nghiêm trọng”.
Lỗ Vĩ bắt đầu sự nghiệp bằng nghề phóng viên và nhanh chóng thăng tiến qua nhiều vị trí khác nhau tại Tân Hoa Xã vào cuối thập niên 90. Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003, Tân Hoa Xã đã đăng hơn 520 bài báo lăng mạ Pháp Luân Công. Trong suốt nhiệm kì làm Phó giám đốc Tân Hoa Xã từ tháng 10 năm 2001, việc đăng tải các bài viết như thế được đẩy mạnh. Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2002, mỗi tháng Tân Hoa Xã đăng hơn chục bài báo bôi nhọ Pháp Luân Công.
Bên cạnh việc tham gia vào dàn dựng vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn đã đề cập ở trên, Lỗ Vĩ còn đứng sau một số lời tuyên truyền gây ảnh hưởng sâu rộng kiểu như miêu tả những người tu luyện là kẻ sát nhân. Những chiến dịch như thế đã lừa dối nhiều người khiến họ phản đối Pháp Luân Công và đẩy mạnh cuộc đàn áp lên đến mức chưa từng có.
Sau đó Lỗ Vĩ được thăng lên làm Phó Thị trưởng Bắc Kinh trước khi trở thành Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương và là Chủ nhiệm Văn phòng thông tin Internet. Ông ta là nhân vật lãnh đạo đứng sau hệ thống tường lửa kiểm duyệt Internet (Great Firewall) của Trung Quốc, nhằm kiểm duyệt chặt chẽ những thông tin bất lợi đối với chế độ Cộng sản.
Theo báo cáo “Tự do mạng năm 2017” của Tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House), “Trung Quốc là quốc gia vi phạm quyền tự do Internet tồi tệ nhất thế giới trong ba năm liên tiếp.“
Theo một nghiên cứu khác của Tổ chức Ngôi nhà Tự do về tự do tín ngưỡng vào tháng 2 năm 2017, “nhiều người tập Pháp Luân Công đã bị bắt giam vì đăng tin về nhóm tu luyện hay vấn đề vi phạm nhân quyền trên mạng We Chat hay QQ, truy cập vào các trang web cấm và sử dụng VPN (mạng ảo riêng).”
Vui lòng xem Phụ lục 1 một để tìm hiểu thêm hàng loạt trường hợp các quan chức tuyên truyền Trung Quốc bị khởi tố, sa thải, hoặc giáng chức.
Phó Trưởng Ban bình luận tin tức Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc chết vì ung thư.
Trần Manh là một trong những người dàn dựng màn kịch “Vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn.” Ông ta cũng phụ trách chương trình “Chân trời Phương Đông” của đài CCTV. Trong khi ở nước ngoài,Trần Manh đã thừa nhận rằng cảnh tượng đó đã được dàn dựng lên và nói rằng, “Tôi dàn dựng câu chuyện cho bất cứ ai trả tiền.”
Trần Manh bị ung thư dạ dày và ung thư gan vào đầu năm 2008 và qua đời ở tuổi 47 vào ngày 23 tháng 12 năm 2008, sau chín tháng chịu đau đớn.
Quan chức Ban Tuyên truyền thành phố tử vong trong một vụ tai nạn xe hơi
Thạch Quế Bình là Trưởng Ban Tuyên truyền thành phố Tỉnh Phượng ở tỉnh Liêu Ninh. Bà ta đã lăng mạ Pháp Luân Công trên truyền hình. Khi thành phố tổ chức các phiên tẩy não, bà ta thực hiện các buổi nói chuyện bôi nhọ Pháp Luân Công. Một ngày tháng 4 năm 2001, bà ta gặp tai nạn xe hơi trên đường đến trung tâm tẩy não địa phương và chết ngay lập tức. Khi ấy bà Thạch chỉ mới 32 tuổi.
Vui lòng xem Phụ lục 2 về các trường hợp tử vong của các viên chức Ban Tuyên truyền Trung Quốc.
Giám đốc tòa soạn bị ung thư phổi
Lương Quốc Ngọn đã viết nhiều bài báo phỉ báng Pháp Luân Công khi còn làm Trưởng Ban tuyên truyền thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông. Năm 2002, ông ta trở thành người đứng đầu tờ báo Thời sự buổi tối Dương Thành và tiếp tục đăng tải các bài viết đã kích Pháp Luân Công.
Vợ và con gái ông ta đều tập Pháp Luân Công đã khuyên ông ngừng làm theo các chính sách bức hại; nhưng ông ta đã không nghe và thường xuyên đánh đập họ. Về sau ông ly hôn và cưới tình nhân. Ông ta nói vói mọi người rằng Pháp Luân Công đã hủy hoại cuộc hôn nhân đầu của mình.
Hiện nay ông ta được chẩn đoán bị ung thu phổi.
Vui lòng xem Phụ lục 3 để biết thêm những trường hợp của các quan chức tuyên truyền Trung Quốc đang mắc bệnh hoặc bị thương.
https://en.minghui.org/u/redactor/358203-CCPPD-RetributionCases-Appendix-1.pdf
https://en.minghui.org/u/redactor/358203-CCPPD-RetributionCases-Appendix-2.pdf
https://en.minghui.org/u/redactor/358203-CCPPD-RetributionCases-Appendix-3.pdf
https://en.minghui.org/u/redactor/358203-CCPPD-RetributionCases-List.pdf
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/23/358203p.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/28/167745.html
Đăng ngày 4-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.