Bài của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

Tên: Ngụy Minh Hoa (魏明华)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 56
Địa chỉ: Huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Giáo viên trung học huyện Thanh Nguyên
Ngày mất: Ngày 3 tháng 7 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: 19 tháng 5 năm 2003
Nơi bị giam giữ gần nhất: Phân khu 1 thuộc sở cảnh sát thành phố Phủ Thuận (抚顺市公安一处)
Thành phố: Phủ Thuận

Tỉnh: Liêu Ninh
Những hình thức bức hại: Lao động khổ sai, tẩy não, đánh đập, tra tấn, tống tiền, đuổi việc, khám nhà, thẩm vấn, giam cầm.

[MINH HUỆ 19-09-2010] Bà Ngụy Minh Hoa, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1955, là một giáo viên lâu năm tại trường trung học số 1, huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Kể từ khi cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu năm 1999, bà và chồng của bà, ông Lý Văn Tùng, đã bị bắt nhiều lần, và tiền lương và tiền hưu trí của bà đã bị cắt. Bà mất vào tuổi 56 trong buổi chiều ngày 3 tháng 7 năm 2010. Chồng của bà bị giam cầm hơn bảy năm và mất công việc nhà nước.

Vào ngày 28 tháng 7 năm 1999, bà Ngụy tới Bắc Kinh để khiếu nại cho quyền tập Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi bà Ngụy trở lại làm việc, Thạch Bảo Nguyên, trưởng phòng giáo dục đã chỉ định Tất Thục Hoa (nữ), nguyên hiệu trưởng trường trung học, để tẩy não bà. Bà đã bị giữ trong 15 ngày và bị trừ một tháng lương thưởng. Thêm vào đó, cả ban quản lý trường và hội đồng giáo dục huyện đều bắt bà phải trả “tiền bảo lãnh” 2.000 tệ để không đi thỉnh nguyện tại Bắc Kinh sau này. Hồng Triệu Thần, trưởng hội đồng giáo dục, kiêm thư ký, đã liên tục từ chối yêu cầu trả lại tiền của bà. Số tiền vẫn không được trả lại cho bà.

Trong khi bà phải bị tẩy não, ông Lý, chồng của bà, bị tống giam vì tập Pháp Luân Đại Pháp.

Vào lúc 10 giờ 10 phút tối ngày 25 tháng 10 năm 2000, ba nhân viên từ phòng cảnh sát huyện Thanh Nguyên, bao gồm cả Từ Kim Vinh và Mạnh Lệnh Quang, đã đột nhập vào nhà của họ, lục soát nơi ở, và bắt giữ họ.

Cả hai bị giam tại nhà giam Đại Sa Câu. Bà Ngụy được thả sau 36 ngày. Ông Lý phải chịu hai năm lao động khổ sai vì có sách Pháp Luân Đại Pháp tại nhà mình.

Tất Thục Hoa gọi bà Ngụy tới phòng hiệu trưởng trong khi bà đang giảng dạy vào lúc 3 giờ 15 phút chiều ngày 19 tháng 5 năm 2003. Hai nhân viên từ phòng số 1 sở cảnh sát thành phố Phủ Thuận và Chu Trung Hoa từ đồn cảnh sát Hưng Long huyện Thanh Nguyên đã ở đó. Họ kéo bà từ văn phòng trên tầng ba xuống sân trường. Áo của bà bật hết cúc. Quần bà xộc xệch và bị rách, lộ cả thân thể. Các giáo viên và học sinh đã chứng kiến sự việc. Tất Thục Hoa, thư ký Phó Vĩ, và phó hiệu trưởng Lý Quốc Quân đã trợ giúp các nhân viên tống bà lên một chiếc ô tô. Lái xe nói, “Nếu bà không phải là giáo viên, bà đáng lẽ phải bị còng tay, và tôi dám chắc là bà sẽ chết sau khi chúng ta tới nơi.” Bà bị mang tới Phòng số 1 sở cảnh sát thành phố Phủ Thuận.

Cùng ngày hôm đó, các nhân viên từ sở cảnh sát thành phố Phủ Thuận đã bắt ông Lý trong văn phòng tại công ty Điện lực Phủ Thuận. Họ đã thẩm vấn ông đêm đó. Các nhân viên Hác và Đằng Dược đã tát vào mặt ông. Tai trái của ông mất thính giác và giờ thì điếc hẳn.

Bà Ngụy đã bị tuyên án lao động khổ sai. Vào ngày 26 và 28 tháng 5, họ mang bà hai lần tới trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nhưng ban quản lý trại từ chối nhận bà hai lần bởi vì bà không đạt kỳ khám sức khỏe. Bà được thả nhờ bảo lãnh ngày 30 tháng 5 sau khi trả 6.000 tệ, 1.125 tệ cho phí quản lý, 130 tệ cho tiền ăn 10 ngày và 400 tệ cho một kỳ khám sức khỏe.

Sau khi bà được thả, Cục giám sát huyện cho bà vào diện khai trừ tuyển dụng và một năm bảo lãnh. Trường trung học số 1 huyện Thanh Nguyên đã ngừng trả tiền bà. Bà không bao giờ được làm việc trở lại bởi vì giám đốc hội đồng giáo dục, Tôn Trung Hiếu, không hề có hành động nào khác ngoài việc cứ nhất mực đưa ra quyết định  mang bà ra tòa. Tiền hưu trí của bà bị từ chối khi bà đến tuổi về hưu.

Ông Lý bị tra tấn vào chiều ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 5 bởi nhân viên Quan Dũng, Lưu Bình Hòa, Trương Đào và một nhân viên trẻ không rõ tên. Họ đánh và đá ông cho đến khi ông bất tỉnh. Sau khi ông tỉnh lại, họ cho ông vào ghế cọp. Họ viết một di chúc dưới tên ông và ấn vân tay của ông lên đó bằng vũ lực, và bảo rằng, “Nếu ông chết, chúng tôi sẽ thông báo với gia đình và sếp của ông là ông tự tử.”

Vào ngày 23 tháng 9 năm 2003, tòa án huyện Thanh Nguyên đã tuyên án ông Lý sáu năm tù. Ông bị giam cầm tại nhà tù Đại Bắc ở Thẩm Dương, sau đó tại nhà tù Hoa Tử ở Liêu Dương, và cuối cùng tại nhà tù thành phố Đại Liên. Khi ông được thả vào ngày 19 tháng 5 năm 2009, Ủy ban Chính trị và Luật pháp huyện Thanh Nguyên và phòng 610 đã dự định mang ông thẳng tới trung tâm tẩy não Phủ Thai Sơn Trang ở Phủ Thuận. Kế hoạch này đã bị hủy bỏ bởi những nỗ lực ngăn chặn nó của gia đình ông và bạn bè.

Báo cáo liên quan: https://en.minghui.org/html/articles/2003/6/9/36736.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/19/229838.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/2/120380.html
Đăng ngày: 16-12– 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share