Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Thượng Hải, Trung Quốc

Tên: Lục Hạnh Quốc (陆幸国)
Giới tính: nam
Tuổi: 45
Địa chỉ: Thôn Hồng Nhất, Vương Cảng, thị trấn Đường, quận Mới, Phổ Đông, thành phố Thượng Hải
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: 15 tháng 10 năm 2003
Ngày bị bắt gần nhất: 12 tháng 5 năm 2003
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức số 3 ở Thanh Phổ, thành phố Thượng Hải (上海青浦区第三劳教所)
Thành phố: Thượng Hải
Hình thức bức hại: Giam cầm, lao động cưỡng bức, đánh đập, tra tấn, sốc điện.
Người bức hại: Hạng Kiến Trung (lính canh, đội trưởng; số hiệu 31302680)

[MINH HUỆ 10-11-2010]

2004-3-23-luxingguo--ss.jpg
Ông Lục Hạnh Quốc

Ông Lục Hạnh Quốc trở thành một học viên Pháp Luân Công vào năm 1996. Ông đã bị bức hại từ khi cuộc đàn áp chống lại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999. Ông đã tổ chức và tham gia vào một buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm gồm khoảng 60 người vào tháng 10 năm 1999, nhưng đã bị tố giác với Phòng 610 ở quận Mới của Phổ Đông, Thượng Hải. Ông đã bị nhân viên Phòng 610 bắt giữ và sau đó bị giam tại Trại giam quận Mới trong 15 ngày.

Ông Lục Hạnh Quốc lại bị bắt vào năm 2000 vì tổ chức một nhóm học Pháp và hội thảo chia sẽ kinh nghiệm cho các học viên. Ông bị buộc lao động nặng nhọc tại Trại giam Tôn Kiều ở quận Mới thuộc Phổ Đông trong một tháng.

Cuối tháng 3 năm 2000, ông Lục Hạnh Quốc lại bị bắt trong khi đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Ông bị giam tại Trại lao động cưỡng bức số 1 ở Đại Phong, Thượng Hải trong tám tháng. Trong lúc bị giam, ông đã bị tra tấn cả về thể chất và tinh thần, và bị buộc lao động nặng nhọc trong thời gian dài mỗi ngày. Chân trái của ông đã bị thương nặng, và các lính canh hăm dọa rằng ông sẽ bị gửi đến một trại lao động cưỡng bức ở tây bắc nếu ông từ chối từ bỏ việc tập luyện Pháp Luân Công. Nhưng ông Lục vẫn kiên định vào niềm tin của mình.

Tháng 9 năm 2001, trại lao động đã trả tự do cho ông Lục theo đúng thời hạn, nhưng ông vẫn tiếp tục bị giám sát và bị bức hại bởi Phòng 610 và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi ông trở về nhà. Vào ngày 12 tháng 5 năm 2003, ông Lục Hạnh Quốc lại bị Phòng 610 ở quận Mới, Phổ Đông bắt giam. Lần này ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức số 3 ở quận Thanh Phổ, Thượng Hải.

Vào ngày 13 tháng 3 năm 2003, ông Lục đã bị chuyển đến một nhóm khác, nhóm này tập trung vào việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Ông bị đưa vào phòng 109. Ngay khi ông đến đó, lính canh ở trại, Hạng Kiến Trung đã xúi giục các tù nhân đánh đập và tra tấn ông bằng ghế hổ. Có thể nghe được tiếng thét đau đớn của ông Lục ở bên ngoài phòng. Những tù nhân độc ác đã yêu cầu ông từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, nhưng ông đã từ chối. Vì vậy ông Lục đã bị tra tấn tàn bạo trong hai ngày liên tục. Cuối cùng, ông không thể đứng dậy và đi lại do bị thương nặng ở chân. Sau đó, Hạng Kiến Trung đã đến phòng 109 để tra tấn ông Lục. Khi ông Lục khiếu nại về sự tra tấn, Hạng Kiến Trung đã xúi giục các tù nhân (một trong số họ là Trương Dân) gia tăng cường độ tra tấn. Họ đã lên kế hoạch mới trong tương lại để tra tấn ông Lục Hạnh Quốc nhằm “chuyển hóa” ông.

Ngày 15 tháng 10 năm 2003, các lính canh trước tiên đã dẫn theo nhiều tù nhân, gồm có cả Từ Bình, Đổng Vĩ, nổi tiếng vì tính tàn bạo của họ ở phòng 111. Khoảng gần trưa, Trương Dân đã khóa tất cả phòng của những học viên Pháp Luân Công khác để ngăn họ đi vệ sinh. Sau đó các tù nhân đã kéo ông Lục, người không thể đi lại, từ phòng 109 đến phòng 111. Các tù nhân khác, gồm có Tư Đạo Long, Tùy Vĩ, Vương Đại Minh, Cao Kính Đông, Cố Hải Luân, Dư Vĩnh Hoài, Tống Ngọc Kỳ và những người khác cũng vào phòng 111. Ngay khi các tù nhân đều ở trong phòng, họ đã nhét một cái khăn tắm vào miệng ông để ông không gây ra tiếng động, và Trương Dân hô to, “Bật ti vi lên, đóng cửa chính và cửa sổ lại.” Một cuộc tra tấn khủng khiếp bắt đầu, nhưng chúng tôi không biết chính xác điều gì đã xảy ra trong phòng. Một thời gian sau, cửa chính và cửa sổ mở ra, và phát ra tiếng chửi thề của các tù nhân và lời từ chối “chuyển hóa” của ông Lục Hạnh Quốc – giọng của ông khó nghe vì ông đang trong cơn nguy kịch. Những thủ phạm đã bắt đầu một cuộc tra tấn khác. Chỉ trong nửa giờ, ông Lục Hạnh Quốc đã bị giết trong phòng 111.

Lúc 1 giờ chiều, những thủ phạm nói với lính canh rằng ông Lục đã chết. Chu, lính canh trại (số hiệu 3130671) đã đến xà lim và chỉ đạo các tù nhân di chuyển thi thể. Một người khiêng đầu của ông Lục, người khác khiêng chân, và họ mang xác ông đến cửa. Tối hôm đó, lính canh Tăng (số hiệu 3130586) đã nói với các tù nhân, gồm có Tùy Vĩ, Tư Đạo Long, và Đổng Vĩ, về cách che dấu việc sát nhân. Họ đã lan truỵền một lời nói dối trong trại lao động rằng “Ông Lục Hạnh Quốc đã tự sát để tổ chức sinh nhật cho Sư phụ ông ta.”

Thủ phạm xấu xa nhất là lính canh Hạng Kiến Trung. Ông ta đã buộc các tù nhân trực tiếp tham gia tra tấn ông Lục Hạnh Quốc, và nói rằng, “Tôi được lệnh từ cấp trên (để tra tấn và chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công). 5% tỉ lệ tử vong (trong tù) là một tỉ lệ bình thường, vì vậy chúng tôi có thể giết các người. Chúng tôi không quan tâm.”

Các lính canh sau đó đã nói dối với gia đình ông Lục Hạnh Quốc rằng ông đã qua đời vì bệnh tật. Họ đã từ chối lời yêu cầu của gia đình là được nhìn thấy thi thể ông Lục, tuy nhiên ngày 17 tháng 10 năm 2003, các lính canh đã yêu cầu anh ông Lục đến ký vào giấy báo tử. Gia đình đã nêu ra những câu hỏi và từ chối thực hiện. Để kết thúc việc dối trá về nguyên nhân cái chết của ông Lục Hạnh Quốc, và ngăn gia đình xem thi thể ông, các lính canh đã thiêu xác ngay lập tức. Khi người nhà được phép đến nơi hỏa thiêu, xác ông đã bị bọc lại và công an không cho phép họ đụng vào xác ông. Hơn 60 công an được giao nhiệm vụ giám sát việc hỏa thiêu. Các nhân chứng mà thấy xác ông Lục Hạnh Quốc sau đó nói rằng mặt ông đã bị biến dạng, da ở môi trên bị mất, răng ông bị gãy, da ở hai lỗ tai thì nhăn nheo, tóc ông thẳng đứng như những cái kim, cổ ông đầy máu, thân thể ông có đầy dấu vết của sốc điện.

Bài liên quan:  https://en.minghui.org/html/articles/2004/2/27/45532.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/2/8/66887.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/22/121550.html
Đăng ngày: 08-12-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share