Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-11-2020] Vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công, bà Đường Ngọc, một cư dân thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã nhiều lần bị cảnh sát bắt giữ và đánh đập. Bà Đường bị kết án bốn năm tù vào năm 2015, và cả cha mẹ bà đều qua đời ngay sau đó. Bà Đường vẫn đang bị cảnh sát giám sát sau khi bà được thả vào năm 2019.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chế độ cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Đường bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996 và bà tin rằng tu luyện pháp môn này đã giúp bà cải thiện sức khỏe và biến bà thành một người chu đáo hơn. Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, bà đã bị bắt nhiều lần vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và bị các cảnh sát đánh đập.

Sau khi bị bắt vào ngày 30 tháng 9 năm 2011, các nhân viên đã đánh đập bà rất tàn bạo trong khi còng tay bà ra sau lưng. Toàn thân bà tím đen, đầu gối sưng tấy và bà không thể ngồi hoặc đứng lên.

3a8eaf5a0f086bf90206f29d7c216561.jpg

6cdd87ece3b40b896b21533e64ca90e4.jpg

57d7c464c80ca5e80dbfa319aa412c21.jpg

Các vết thương của bà Đường sau khi bị bắt vào năm 2011

Bà lại bị đánh đập sau một vụ bắt giữ khác vào ngày 1 tháng 9 năm 2013. Bà đã cố gắng chống cự đến mức 9 viên cảnh sát phải mất một giờ đồng hồ mới đẩy bà vào được xe cảnh sát. Một người trong số họ đã ấn đầu bà xuống và một người khác giẫm lên chân bà khi ở trong xe.

e0b378036b93c3a919b9035659b50a9b.jpg

514695c2fa45583b478b3f78efcde68e.jpg

Những vết bầm tím trên cánh tay của bà Đường sau khi bà bị bắt vào năm 2013

Lần bị bắt giữ tiếp theo của bà Đường xảy ra vào ngày 18 tháng 8 năm 2015, sau khi bà bị tố cáo phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Cảnh sát còng tay bà ra sau lưng và đánh đập tàn bạo. Bà đã được thả lúc 6 giờ chiều cùng ngày.

e016d4e4f8e384e1ad6030fc7a8bc533.jpg

b2064b7d505940a3171d4ff4a7df7c63.jpg

cf5769f919f82441318d95f93cf60d65.jpg

daa83430a24f1be7fadf340e386c4e1a.jpg

Đầu, đùi và cánh tay của bà Đường bị thương sau khi bị bắt vào tháng 8 năm 2015.

Bà Đường lại bị bắt vào ngày 27 tháng 10 năm 2015. Một chiếc xương sườn bên phải của bà đã bị gãy do cảnh sát đánh đập. Nhiều đồ đạc cá nhân của bà đã bị cảnh sát tịch thu. Bà đã được thả vào ngày 29 tháng 10.

Chỉ một tháng sau, vào ngày 26 tháng 11, cảnh sát bắt bà thêm một lần nữa và đưa bà đến Đồn cảnh sát Vĩnh Xương. Trong 12 giờ bị giam giữ ở đó, cảnh sát đã đánh đập bà, bịt miệng để ngăn bà hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và còng tay bà vào ghế. Bà không được cung cấp thức ăn và bị cấm ngủ.

Cùng ngày bị bắt, Tòa án trung cấp thành phố Côn Minh đã kết án 4 năm tù và ra lệnh đưa bà đến Trại tạm giam quận Tây Sơn.

Bà Đường đã kháng cáo nhưng vô ích. Một năm sau, bà bị chuyển đến Nhà tù nữ Số 2 tỉnh Vân Nam. Các lính canh đã tịch thu tất cả những đồ dùng cần thiết hàng ngày mà bà mang theo từ trại tạm giam. Họ đã cố ép bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối làm theo, lính canh ra lệnh cho các tù nhân khác viết thay cho bà và buộc bà phải ký tên lên đó. Bà bị ép buộc phải lao động không công mỗi ngày và nếu bà không thể hoàn thành chỉ tiêu theo yêu cầu, bà sẽ bị buộc phải đứng trong nhiều giờ đồng hồ.

Bà Đường là con một trong gia đình. Sau khi chứng kiến ​​nhiều vụ lục soát nhà của bà và đau buồn vì bà bị giam cầm, cha bà đã qua đời vào mùa đông năm 2015. Cảnh sát tiếp tục sách nhiễu mẹ bà và buộc mẹ bà phải viết đơn xin cho bà Đường thôi việc. Sức khỏe của người phụ nữ lớn tuổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng bố và áp lực tinh thần và bà cũng qua đời không lâu sau đó.

Trước khi bà Đường bị buộc thôi việc, bà đã làm việc tổng cộng 32 năm và đóng tiền an sinh xã hội trong 27 năm. Bà sẽ được hưởng lương hưu 900 nhân dân tệ mỗi tháng nếu nghỉ hưu ở tuổi 50. Nhưng với việc bị buộc thôi việc, bà phải đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội trong 5 năm nữa để được nhận lương hưu.

Sau khi bà được thả vào ngày 26 tháng 5 năm 2019, cảnh sát tiếp tục theo dõi cuộc sống hàng ngày của bà. Họ không chỉ yêu cầu bà phải thường xuyên báo cáo với đồn cảnh sát mà còn thường xuyên đến nhà bà để kiểm tra lịch sử cuộc gọi điện thoại của bà để xem liệu bà có còn liên lạc với các học viên Pháp Luân Công khác hay không.

Bài liên quan:

Bà Đường Ngọc ở thành phố Côn Minh bị công an ở Đồn công an Đông Lục đánh đập dã man (Ảnh)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/12/414980.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/18/188304.html

Đăng ngày 24-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share