Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Nội Mông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-11-2020] Tháng 10 năm 2020, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã điều động nhiều quan chức ở các cấp chính quyền khác nhau ở huyện Đa Luân, Nội Mông, để sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công địa phương. Các quan chức đã đến nhà của họ để cố gắng ép buộc họ ký bản tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị bức hại ở Trung Quốc từ tháng 7 năm 1999.

Các quan chức địa phương đã nhiều lần đến nhà của khoảng 30 học viên Pháp Luân Công, trong đó có 5 cặp vợ chồng, từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 10 năm 2020. Khi họ cố ép các học viên ký vào bản tuyên bố từ bỏ đức tin của họ, họ thường đe dọa sẽ sa thải công việc hoặc đuổi học các thành viên trong gia đình các học viên mà có con em đang là học sinh, sinh viên. Hầu hết các học viên đều từ chối hợp tác. Một số học viên đã yêu cầu được xem danh tính của các quan chức và các tài liệu pháp lý liên quan nhưng các quan chức đã không thể đưa ra được.

Tên tuổi của 30 học viên và tình hình của họ được tóm tắt dưới đây.

1-2. Anh Lưu Chấn Vũ và cô Vương Kim Tường (vợ chồng)

Phó Chủ tịch huyện Đa Luân, Hà Minh Giám và một quan chức thị trấn Nặc Nhĩ, Triệu Đức Minh, chịu trách nhiệm gây sức ép các học viên là anh Lưu Chấn Vũ và cô Vương Kim Tường để buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình.

Hai vợ chồng đã từng bị bức hại vì đức tin của họ trước đây. Cô Vương đã bị nhà chức trách của trường đại học đuổi học. Anh Lưu từng bị nhốt vào trại lao động cưỡng bức vì không từ bỏ đức tin của mình. Các nhà chức trách trại lao động đã sốc điện anh bằng roi điện và tra tấn anh bằng cách treo cổ tay anh lên. Cuối cùng anh Lưu phải bỏ dở việc học đại học. Cha của anh đã qua đời với nỗi sợ hãi tột độ và thường xuyên lo lắng cho sự an toàn của anh.

3. Cô Cao Linh Quyên

Cô Cao làm việc tại Chi cục Thuế Quốc gia ở huyện Đa Luân. Chi cục trưởng và phó chủ tịch huyện thay nhau cố gắng gây sức ép buộc cô Cao ký vào các bản tuyên bố. Họ đe dọa sẽ sa thải cô nếu cô không làm như vậy trước ngày quy định.

4. Bà Khổng Khánh Lan

Các quan chức địa phương trong xã Hướng Dương đã quấy rối bà Khổng tại nhà. Sau khi bà Khổng từ chối tuân theo, các quan chức đã gây áp lực với con dâu bà và yêu cầu cô ép bà Khổng từ bỏ đức tin của mình.

5. Bà Ngô Hóa Quân

Cao Lôi, thư ký của Xã Đức Thắng và Đổng Hải Ba đã đến nhà bà Ngô để quấy rối bà. Bà Ngô đã không được nhận lương hưu từ năm 2016 vì cuộc bức hại.

6-7. Ông Tào Vạn Hỉ và bà Từ Vĩnh Phương (vợ chồng)

Cao Lôi và Đổng Hải Ba cũng sách nhiễu ông Tào và bà Từ, những người sống trong xã Đức Thắng.

Ông Tào đã kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vào năm 2016 vì đã tiến hành cuộc bức hại và khiến cho ông phải chịu đựng sự đau khổ không ngừng. Kết quả là, chính quyền đã dừng chi trả lương hưu của ông, khiến ông và gia đình mất đi nguồn tài chính.

8. Bà Dương Thục Mẫn

Quách Lập Bân, Chủ tịch thị trấn Nặc Nhĩ, phụ trách việc ép bà Dương từ bỏ đức tin của mình. Bà Dương đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức hai lần và đã không được nhận lương hưu từ năm 2016 vì đức tin của bà.

9. Ông Trương Lĩnh

Một thư ký của xã Hướng Dương (họ Biên) đã sách nhiễu ông Trương và mẹ của ông, người không tu luyện Pháp Luân Công. Ông Trương từng bị tù giam 3,5 năm vì đức tin của mình.

10. Bà Tiêu Quảng Lan

Ngoài việc bị sách nhiễu gần đây, bà Tiêu đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức hai lần và không được nhận lương hưu vào năm 2016.

11. Ông Mã Anh Cự

Ông Mã từng bị đưa vào trại lao động cưỡng bức trước đây. Năm 2016 ông bị sa thải khỏi vị trí công chức chính quyền.

12-13. Ông Dương Điện Quân và bà Chu Diễm Hoa (vợ chồng)

Phó chủ tịch huyện Đa Luân Liễu Lập Bình đã nhắm vào ông Dương và bà Chu. Liễu đe dọa sẽ đuổi học các con của họ nếu họ từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Bà Chu từng làm ăn thua lỗ và phải gánh khoản nợ lớn vì chính quyền đưa bà vào trại lao động cưỡng bức.

14. Anh Tào Phong

Một thư ký của xã Hướng Dương (họ Biên) đã nhắm vào anh Tào. Trước đây, anh Tào đã bị mất cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp đại học vì cuộc bức hại.

15. Ông Trương Vĩ Phong

Ông Trương đã từng bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức.

16-17. Ông Tào Quốc và bà Khổng Tú Bình (vợ chồng)

Một nhân viên từ xã Phúc Thịnh (họ Đỗ) đã sách nhiễu ông Tào và bà Khổng. Cả hai người đều đã từng bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức.

18. Ông Tào Chấn Hữu

Trước đây, ông Tào đã bị sa thải khỏi vị trí công chức của mình vì cuộc bức hại.

19-20. Ông Bao Kiến Quốc và bà Hác Thục Lĩnh (vợ chồng)

Các nhân viên xã đã đến nhà của ông Bao và bà Hác đe dọa sẽ lấy đi công việc của con họ nếu họ không chịu từ bỏ Pháp Luân Công. Con của họ đang dạy ở một trường tiểu học.

21. Bà Trần Hiểu Bình

Nhân viên tòa án địa phương Diêu Vĩ đã đe dọa bà Trần, bà nói: “Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ đức tin của mình cho dù có thế nào đi nữa.”

22-29. Bà Tôn Bảo Châu, bà Cao Thụ Lan, bà Cao Thục Cầm, bà Mã Quế Quyên, bà Vương Thụy Trân, bà Triệu Tú Lan, ông Lưu Hoán Chu và ông Tát (không rõ tên)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/2/414542.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/13/188231.html

Đăng ngày 22-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share