Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Tên: Thiệu Lập Vinh (邵立荣)
Giới tính: Nam
Tuổi: 69
Địa chỉ: Xã Long Tuyền, thành phố Tức Mặc, tỉnh Sơn Đông
Nghề nghiệp: Giáo viên
Ngày qua đời: 19 tháng 9 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: 13 tháng 9 năm 2006
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù Tế Nam ở tỉnh Sơn Đông (山东省济南监狱)
Thành phố: Tức Mặc
Tỉnh: Sơn Đông
Hình thức bức hại: Đánh đập, bỏ tù, tra tấn, kìm hãm thể xác
[MINH HUỆ 4-11-2010] Ông Thiệu Lập Vinh, một giáo viên về hưu ở xã Long Tuyền, thành phố Tức Mặc, tỉnh Sơn Đông, đã qua đời ở tuổi 69 vào ngày 19 tháng 9 năm 2010 vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong thời gian dài được thực hiện bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông được công nhận là một giáo viên giỏi tại Trường tiểu học thôn Du Gia Truân và Trường trung học số 18 xã Long Tuyền.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 2006, ông Thiệu bị bắt trong khi đang phân phát tài liệu giảng rõ sự thật và bị đưa đến Đồn công an Triều Hải ở Tức Mặc. Công an đã trói tay chân ông lại và đánh ông tàn bạo đến mức ông bị bất tỉnh. Ngay khi tỉnh dậy, ông nôn ra máu và bị ép uống nước vệ sinh. Ông đã bị kết án phi pháp ba năm trong tù và bị giam tại Nhà tù Tế Nam, tỉnh Sơn Đông.
Các lính canh tù đã ra lệnh cho các tù nhân đánh đập ông khi ông từ chối từ bỏ niềm tin của mình. Họ đã cấm ngủ ông và cố ép ông viết cái gọi là “thư hối hận.” Sau thời gian dài bị tra tấn, ông được trả tự do vào tháng 2 năm 2009.
Khi ông trở về nhà, người của Phòng 610 Tức Mặc, Đồn công an xã Long Tuyền, và ủy ban thôn đã liên tục sách nhiễu ông và buộc ông viết một tuyên bố bảo đảm không tập Pháp Luân Công.
Vào tháng 5 năm 2010, Phòng 610 đã bắt ông ký vào một tài liệu vu khống Pháp Luân Công. Họ đã giấu lương hưu của ông và làm cho gia đình ông bị khủng hoảng tinh thần và tài chính trong thời gian dài. Vì cuộc bức hại, ông bị liệt giường và qua đời vào ngày 19 tháng 9 năm 2010.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/4/231896.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/11/121365.html
Đăng ngày: 06– 12– 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.