Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 5-11-2010] Bà Dương Lệ Hà là một học viên ở thành phố A Thành, tỉnh Hắc Long Giang. Vì bà tập luyện Pháp Luân Công, bà đã liên tục bị bắt, bị đánh đập, và bị kết án lao động cưỡng bức bởi các viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Từ tháng 9 năm 1999, bà đã bị bỏ tù gần tám năm và đã bị nhiều tra tấn. Chồng bà là ông Trương Bính Tường đã bị tra tấn đến chết vì niềm tin của ông nơi Pháp Luân Công. Dưới đây là sự bức hại mà họ đã chịu đựng.

Tôi là Dương Lệ Hà. Mười năm qua kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên quy mô lớn, tôi đã bị giam giữ bất hợp pháp trong tám năm. Thông tin thêm có thể xem tại  https://en.minghui.org/html/articles/2004/10/2/53042.html.

Vào ngày 15 tháng 8 năm 2004, tôi phát tài liệu giảng rõ sự thật tại xã Tiểu Lĩnh, thành phố A Thành cùng với 24 học viên địa phương, kết quả là tôi lại bị bắt. Tôi đã bị giam tám tháng tại Trại giam số 1 A Thành. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2005, tôi đã bị kết án sáu năm lao động cưỡng bức, và đã bị bỏ tù tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang. Trong lúc bị giam, tôi đã bị bệnh ghẻ. Công an ở nhà tù đã lôi tôi đến những phòng dành do các tù nhân bị bệnh và ra lệnh cho các các tù nhân khác giám sát và tra tấn tôi. Vì tôi từ chối mặc đồng phục nhà tù, bốn hay năm tù nhân đã đè chặt tôi xuống đất và nhét một cái khăn vào miệng tôi. Họ đánh đập và cắt tóc tôi. Vì tôi từ chối viết cam kết hứa không tập luyện Pháp Luân Công, các tù nhân đã buộc tôi ngồi trên một cái ghế nhỏ trong thời gian lâu. Một tháng sau, tôi bị chuyển đến đội huấn luyện tập trung, nơi mà họ đã tra tấn tôi bằng cách không cho tôi ngủ.

Chồng tôi là ông Trương Bính Tường đã bị tra tấn đến chết

Tôi và con gái là Đình Đình đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Con tôi đã bị giam trong trại lao động hai lần. Có lần chúng tôi cùng bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia. Con tôi khi đó chỉ 20 tuổi.

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2000, chồng tôi, cùng con gái và tôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Lúc đó, chồng tôi chỉ mới tập Pháp Luân Công trong hai tháng rưỡi. Tôi sợ rằng ông không thể chịu đựng nổi áp lực và không muốn ông đi. Nhưng ông nói, “Vì tôi tập luyện Pháp Luân Công, tôi có trách nhiệm là phải chứng thực Pháp.” Sau đó chúng tôi cùng đi đến Bắc Kinh.

Vào tháng 5 năm 2001, chồng tôi đã bị công an ở Đồn công an Hòa Bình bắt tại nhà. Công an hỏi rông sẽ tiếp tục tập Pháp Luân Công nữa chứ, ông đã trả lời là có. Vì vậy, ông đã bị kết án ba năm trong một trại lao động và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, nơi ông phải lao động nặng nhọc trong thời gian dài. Chồng tôi là một trong ba người từ chối hợp tác với những kẻ bức hại và từ chối lao động.

Để phản đối cuộc bức hại, ông đã tuyệt thực nhiều tháng. Kết quả là, ông trở nên tiều tụy, bị bệnh ghẻ, và bị ngứa rất khổ sở. Nhưng ông đã chịu đựng và không gãi. Nếu công an biết rằng ông bị ghẻ, họ sẽ lập tức đưa ông đến bệnh viện của nhà tù nơi mà họ sẽ cào vào da thịt ông, gây nên sự đau đớn đến nỗi bất kỳ ai cũng sẽ ngất đi. Bệnh ghẻ của ông bị nhiễm trùng và chảy máu. Quần dài của ông trở nên ẩm ướt vì sự bài tiết. Khi quần ông khô đi, những vết ghẻ trở nên khô cứng vì bụi bẩn.

Vì tuyệt thực trong thời gian dài, mạng sống chồng tôi đã ở trong nguy hiểm. Khi được trả tự do, sau khi trở về nhà ông vẫn liên tục bị sách nhiễu bởi các đặc vụ ĐCSTQ. Họ đã cố đưa ông trở lại nhà tù nhiều lần. Lễ hội mùa Xuân đang đến, và để tránh bị bức hại, ông đã không về nhà, và sống trong một ngôi nhà trống lạnh lẽo. Thời tiết rất lạnh ở miền đông bắc Trung Quốc vào mùa đông. Với điều kiện này, sức khỏe của ông không thể hồi phục. Vào một ngày, ông nói với tôi, “Nếu một ngày địa điểm tài liệu giảng rõ sự thật không còn tiền nữa, hãy bán ngôi nhà của chúng ta.” Tôi bị chấn động khi nghe điều này. Tôi là một học viên lâu năm. Tôi còn chưa bao giờ nghĩ như vậy. Ông là một học viên mới nhưng ông đã có thể đặt Đại Pháp lên hàng đầu. Nhiều ngày sau, ông đã qua đời ở tuổi 43.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/5/232006.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/18/121485.html
Đăng ngày: 06–12–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share