Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

Tên: Lưu Thuật Linh (刘术玲/刘淑玲)

Giới tính: nữ
Tuổi:55
Địa chỉ: thôn Ngũ Thất, thị trấn Hoành Vĩ, thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: chủ hộ kinh doanh nhỏ
Ngày mất: 3 tháng 7 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: 28 tháng 7 năm 2008
Nơi bị bắt gần nhất: Trung tâm cai nghiện nữ Cáp Nhĩ Tân và Trại lao động cưỡng bức (哈尔滨女子戒毒劳教所)
Thành phố: Cáp Nhĩ Tân
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: lao động cưỡng bức, bị sốc bằng dùi cui điện, bị treo lên bằng còng tay, hình thứ tra tấn khác

[MINH HUỆ 12-10-2010] Ngày 3 tháng 7 năm 2010, bà Lưu Thuật Linh đã bị tra tấn đến chết tại Trung tâm cai nghiện ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Theo nhiều nguồn tin, có nhiều học viên như vậy bị tra tấn bằng cách treo lên, sau đó buộc phải ngồi trên một cái ghế sắt, nhằm buộc họ phải viết cái gọi là “năm tờ đơn” (đơn chuyển đổi, đơn ly thân, đơn hối cải, đơn trình bày, và đơn thế chấp) để từ bỏ niềm tin của họ vào Pháp Luân Đại Pháp. Bà Lưu vẫn duy trì một đức tin kiên định và từ chối viết bất cứ cái gì. Công an đã trói bà vào một cái ghế và dùng dùi cui điện để sốc điện bà cho đến khi bà qua đời.

2010-10-11-minghui-persecution-200054-0.jpg

Bà Lưu và gia đình bà. Bà Lưu và chồng bà, ông Tề Triệu Thiên, ngồi hàng dưới, con gái bà, cô Tề Anh và chồng cô Tề đứng phía sau.

Học viên Trình Lệ bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và thời hạn giam của bà kết thúc vào tháng 7 năm 2010, nhưng chính quyền trại đã gia tăng thời hạn giam bà thêm một tháng nữa. Bà Lưu Thuật Linh, bà Trình, bà Lưu Diễm Hoa, bà Tạ Vi và một học viên khác đã cùng nhau phản đối việc bị giam hạn bất hợp pháp bằng việc từ chối mặc đồng phục nhà tù.

Lúc 4 giờ sáng ngày 1 tháng 7 năm 2010, khi mọi tù nhân vẫn đang ngủ, thì có nhiều tiếng kêu thất thanh đã đánh thức mọi người dậy. Vì lo sợ, nên mọi người cùng ra ngoài để kiểm tra. Họ phát hiện rằng tiếng kêu thất thanh bắt nguồn từ tầng bốn, nơi ở của các lính canh. Đi ngang qua từ phòng của lính canh là một phòng không có giám sát, nơi các lính canh tra tấn học viên Pháp Luân Công.

Khoảng 8 giờ 30 sáng, nhiều công an có bộ mặt dữ tợn đã xuất hiện ở tầng bốn. Ngay lập tức, có tiếng khóc trộn lẫn với tiếng hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp Tốt” vang vọng khắp tòa nhà. Các học viên ở nhiều phòng giam khác đều ra ngoài để xem chuyện gì đang xảy ra. Họ nhìn thấy Triệu Gia Côn, quản lý Dương Danh Quân thuộc Phòng kỷ luật, Lưu Minh, và đội trưởng đội số 3, Lưu Nguy, đã chỉ đạo nhiều lính canh nam dán băng keo vào miệng 17 học viên, những người bị tra tấn, trói tay chân của họ, và mang họ lên tầng năm.

Tại tầng năm, công an đã treo nhiều học viên, trong đó có bà Lưu. Những nhân chứng nói rằng sau khi bà Lưu chết, trung tâm cai nghiện đã ngay lập tức tổ chức một cuộc họp để thống nhất các tình tiết của họ. Họ cấm các lính canh nói chuyện với nhau, và cô lập các tù nhân mà cảnh sát đã được phân công để theo dõi và canh chừng các học viên.

Bà Lưu đã qua đời vào thời điểm gia đình bà lái xe trong tâm trạng lo lắng đến trung tâm ngay trong đêm. Thi thể bà được đưa đến Nhà tang lễ Xihuayuan ở quận Nam Cảng. Dương Danh Quân và nhiều người khác ở trung tâm cai nghiện đã trả lời nhiều câu hỏi của gia đình bà Lưu một cách thoái thác, và nói dối rằng “Bà Lưu bị ngã trong nhà vệ sinh, và qua đời vì bị đau tim”.

Gia đình bà yêu cầu được xem băng ghi hình từ người giám sát, nhưng được thông báo là không có băng ghi hình. Gia đình bà sau đó hỏi, “Làm thế nào mà có nhiều vòng tròn bầm tím xuất hiện trên cổ của bà Lưu?” Một bác sĩ nữ ở đó đã nói dối rằng các vết đó xuất hiện một cách tự nhiên sau khi bà qua đời. Khi gia đình bà muốn cởi bỏ quần áo của bà Lưu để kiểm tra thi thể, các viên chức đã ngăn họ lại một cách lạnh lùng và nói “Gia đình cần phải thông qua một quá trình pháp lý. Nếu không, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho các chi phí về chữa trị và tang lễ

Người ở trung tâm cai nghiện không muốn gia đình bà Lưu đến gặp các cấp cao hơn. Sử dụng hình thức lừa bịp và gây áp lực, họ buộc gia đình ký vào một thỏa thuận nói rằng bà Lưu đã qua đời vì lý do tự nhiên. Bản thỏa thuận cũng nói rằng gia đình bà không nên rút lại thỏa thuận, nếu không họ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm. Các viên chức ở trung tâm cai nghiện đã gây áp lực lên gia đình bà để hỏa táng thi thể bà Lưu một cách nhanh chóng, nhằm che đậy tội ác của họ.

Những người chịu trách nhiệm chính trong trường hợp của bà Lưu, xảy ra vào ngày 1 tháng 7, là Triệu Gia Côn, giám đốc trung tâm, đội trưởng Lưu Nguy ở đội số 3, Dương Gia Quân của Phòng kỷ luật, đội trưởng Lữ Bồi Hồng, công an Trần Hương Diệc, Triệu Tú Phân, Lưu Đình Đình.

Mười năm bức hại

Bà Lưu Thuật Linh, sinh năm 1956, là một học viên sống tại thôn Ngũ Thất, xã Hoành Vĩ, thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Bà mở một tiệm buôn bán nhỏ. Bà đã bị bắt và bị giam nhiều lần vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bà bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai lần.

Ngày 19 tháng 2 năm 2000, bà Lưu đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công, bà bị bắt tại Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Bà bị giam tại Phòng kinh tế Thất Đài Hà ở Bắc Kinh trong hai ngày, nơi hai nhân viên ở đó đã lấy mất 500 nhân dân tệ mà bà có trong người.

Tại cùng thời điểm, Vương Kiến Phú, trưởng công an thôn đã đe dọa gia đình bà Lưu và tống tiền họ 2,000 nhân dân tệ. Ngày 21 tháng 2, bà Lưu bị đưa về từ Bắc Kinh bởi công an Trần Lục và phụ trách chính trị Vương Ngọc Thành, bà bị giam tại Trại giam cục Thất Đài Hà trong ba tháng.

Vào tháng 6 năm 2000, bà Lưu đến thỉnh nguyện tại Bắc Kinh lần thứ hai, bà bị ngăn lại tại Ga tàu Giai Mộc Tư. Trần Lục, trưởng thôn Bạch Ngọc Trụ, và hai viên chức khác đã bắt và đưa bà về lại Trại giam cục Thất Đài Hà. Bà Lưu đã tuyệt thực để phản đối và được thả vào mười ngày sau.

Mười hai ngày sau, có ba mươi hay nhiều hơn, gồm có trưởng thôn Bạch Ngọc Trụ, trưởng công an thôn Vương Kiến Phú, và công an Đổng Cát Phúc, Trần Lục, Đổng Thiết Nam và Dương Hy Quảng đã xông vào nhà bà Lưu lúc nửa đêm và bắt giữ bà, đưa bà đến Trại giam cục Thất Đài Hà.

Ngày 24 tháng 7, bà Lưu bị kết án một năm lao động cưỡng bức. Trong lúc bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư, bà bị buộc phải làm việc từ 6 giờ sáng đến trưa, theo đó là các buổi tẩy não vào buổi chiều. Dưới áp lực tinh thần khủng khiếp và lao động nặng nhọc, bà Lưu đã tái phát bệnh lao và bà thường ho ra máu.

Một thời gian sau khi bà được thả, ngày 1 tháng 7 năm 2010, có nhiều người trong đó có Trần Lục, Dương Hy Quảng, Đổng Cát Phúc, Đổng Thiết Nam đã bắt bà Lưu và đưa bà đến Nhà tù số 2 của Thất Đài Hà, giam bà trong mười ba ngày, và sau đó đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức nữ Cáp Nhĩ Tân. Từ lúc sức khỏe của bà Lưu xuống cấp nghiêm trọng do bị ngược đãi, viên chức tại trại lao động cưỡng bức đã từ chối nhận bà. Bà Lưu bị đưa trở lại Thất Đài Hà, nơi bà bắt đầu tuyệt thực. Công an bắt đầu bức thực bà vào ngày thứ tư, và cuối cùng đã thả bà khi bà xuất hiện nhiều dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Sau khi bà Lưu được thả, các viên chức ĐCSTQ tiếp tục quấy nhiễu bà. Họ giám sát bà, đi theo bà ở mọi nơi bà đến và tịch thu sách Pháp Luân Công của bà.

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 5 tháng 3 năm 2008, bà Lưu và các học viên Trương Thiên Quân, Vương Sùng Viện, Mã Phượng Hà, Từ Nghiên đã bị bắt tại Đội trạm năng lượng điện Giai Mộc Tư và bị đưa đến Đồn công an Đào Nam.

Bà Lưu bị thẩm vấn bởi đội trưởng Tôn Đường Bân và đội phó Phó Tuần Hoàn của Đội an ninh thuộc Phòng công an quận Đào Sơn, Phòng công an thành phố. Một trong hai người đã đánh vào đầu bà. Bà đã tuyệt thực để phản đối bị ngược đãi.

Công an sau đó đưa bà Lưu đến Phòng công an Đào Tây, và tiếp tục tra tấn bà. Họ trùm một tấm chăn lên đầu bà và đánh vào đầu, mặt bà, và tiếp tục thẩm vấn bà trong hai ngày đêm liên tiếp mà không cho bà ngủ. Họ đổ nước lạnh vào người bà bất cứ lúc nào bà nhắm mắt, và sau đó mở cửa để làm bà lạnh cóng. Có tổng cộng hơn 30 công an từ Phòng công an thành phố Thất Đài Hà thay phiên nhau thẩm vấn bà Lưu.

Ngày 8 tháng 3, bà Lưu đột ngộ xuất hiện vấn đề về tim, là do bị ngược đãi và tra tấn. Bệnh lao của bà tái phát, bà ho ra máu nghiêm trọng, và mạng sống bà bị đe dọa. Ngày 9 tháng 3, viên chức Nhà tù Thất Đài Hà thông báo cho gia đình bà Lưu đến đưa bà về để họ không phải chịu trách nhiệm về cái chết có thể xảy ra của bà. Ngày 10 tháng 3, gia đình đã đưa bà về. Bà Lưu bị một cơn đau đầu dai dẳng, là kết quả của việc bị đánh, và bà luôn bị ù ở hai tai.

Chiều ngày 27 tháng 7 năm 2008, bà Lưu và các học viên Lưu Tuấn Anh, Chu Minh Quân, Quan Ngọc Mai, Lý Ngõa Hạ và Mã Quế Chi đã đến Nông trại 853 ở huyện Bảo Thanh để thăm bà Điêu Lệ Hà, người có chồng vừa qua đời.

Lúc 3 giờ chiều, Tôn Vinh Thanh đã tố giác họ, và báo tin cho vợ ông ta là Loan Phúc Hương, người đứng đầu một hiệp hội ở vùng lân cận. Cả hai đã tố giác họ với công an. Công an Tô Quế Quân và nhiều ngừi khác đã xông vào nhà bà Điêu, bắt giữ các học viên và đưa họ về Đồn công an 853.

Công an đã thu giữ số tiền mặt khoảng 1.400 nhân dân tệ, ba máy đọc sách điện tử, hai đầu MP3, một điện thoại di động Nokia mới, một điện thoại di động cũ, nhiều quần áo, và thẩm vấn họ.

Lúc 10 giờ tối, các học viên bị đưa đến Trại giam Hưng Long. Ngay khi họ vừa đến, công an đã ra lệnh cho họ úp mặt vào tường. Công an Chu Học Vũ đã kéo bà Lưu xuống đất vào lấy một chiếc giầy của ông ta và liên tục dùng nó đánh vào đầu bà. Trong lúc bị đánh, bà đã hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Tốt”. Kết quả là, mặt của bà bị biến dạng, hai môi của bà bị sưng tấy và một mắt của bà bị thâm tím.

Ngày 2 tháng 9 năm 2009, bà Lưu và nhiều học viên nữ khác bị đưa đến Trung tâm cai nghiện Cáp Nhĩ Tân, trong lúc các học viên nam bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Tuy Hóa. Bà Lưu bị kết án hai năm lao động cưỡng bức.

Ngày 1 tháng 1 năm 2009, bà Lưu bị tra tấn và bắt đầu nôn ra máu tại Trung tâm cai nghiện Cáp Nhĩ Tân. Bà từ chối tuân theo những chỉ dẫn vô lý của lính canh và tuyệt thực để phản đối. Bà tiếp tục nôn ra máu trong 22 ngày. Khi bà bị nguy hiểm, người đào tạo ở Đội số 4 Lương Tuyết Mai, đã buộc phải đưa bà đến một bệnh viện ở bên ngoài. Tại bệnh viện, Lương đã xúi giục nhân viên y tế lăng mạ bà Lưu. Đội trưởng đội số 4 Ngưu Hiểu Vân cũng tham gia.

Chồng bà Lưu và chú của bà cũng đến thăm tại trại lao động cưỡng bức, nhưng không được vào. Họ đứng bên ngoài hơn hai tiếng đồng hồ trong bão tuyết mà không được gặp bà Lưu.

Đêm ngày 22 tháng 5 năm 2010, bà Lưu cảm thấy đau ngực và không thể ngủ, nên bà đã ngồi dậy. Công an Vu Khôn nghĩ rằng bà đang tập thiền, và đã kéo chăn của bà ra để kiểm tra. Vào buổi sáng, bà Lưu đã hỏi Vu tại sao lại kéo chăn của bà. Vu đã rất tức giận, và đẩy bà đến phòng lính canh, làm nghẹt thở bà bằng một tay che miệng bà trong khi một tay khác ngăn không cho bà gây tiếng ồn. Bà Lưu đã kháng cự và gọi ra ngoài để mọi người biết Vu đang đánh bà.

Nhiều học viên nghe thấy tiếng kêu và đã chạy đến giúp bà. Nhìn thấy Vu vẫn đang làm nghẹt thở bà Lưu, họ đã kéo bà đi.

Trung tâm cai nghiện ở tỉnh Hắc Long Giang: 86-451-82412884/82447079
Trần Quế Thanh, phó giám đốc: 86-451-82424046/82412172/82424014
Phòng kỷ luật, Trung tâm cai nghiện ở tỉnh Hắc Long Giang: 86-451-82413103
Dương Danh Quân, trưởng phòng: 86-451-82415994
Điện thoại của đội: 86-451-82424093/82447079
Vương Đan, lính canh Trung tâm cai nghiện: 86-13804531119 (di động)
Lính canh Lưu Vĩ: 86-451-89170197Lưu Chúc Kiệt, tư vấn tâm lý: 86-451-8244705


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/12/230894.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/1/121178.html
Đăng ngày 30-11-2010, Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share