Bài viết của phóng viên Minh Huệ Vương Mai tại Vancouver

[MINH HUỆ 20 – 10 – 2010] Ngày 19 tháng 10 năm 2010, Tòa Phúc thẩm British Columbia đã bác bỏ luật của thành phố cấm các học viên Pháp Luân Công đặt các bảng kháng nghị của họ và dựng trạm trú chân trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Vancouver, và quyết định nó là vi hiến và chống lại quyền tự do ngôn luận của các học viên do Hiến Pháp của Canada công nhận.

Thẩm phán của Toà Phúc thẩm British Columbia Carol Huddart tuyên bố rằng cả ba thẩm phán đã đạt được sự đồng thuận rằng là một sai lầm khi tòa án tối cao cấp thấp hơn yêu cầu các học viên Pháp Luân Công phải loại bỏ các biển kháng nghị của họ ở trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc. Việc kháng nghị bằng các bảng thông cáo và một trạm trú chân nhỏ của các học viên Pháp Luân Công được bảo vệ bởi Hiến pháp Canada, cho phép họ có quyền tự do ngôn luận. Luật lệ của thành phố là trái với Hiến pháp khi cấm họ biểu đạt ý kiến của mình cùng với các kết cấu này.

2010-10-19-minghui-falun-gong-vancouver1--ss.jpg

Các học viên Pháp Luân Công ở Vancouver kháng nghị hòa bình trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc suốt ngày đêm, dù mưa hay nắng.

2010-10-19-minghui-falun-gong-vancouver2--ss.jpg

2010-10-19-minghui-falun-gong-vancouver3--ss.jpg

2010-10-19-minghui-falun-gong-vancouver4--ss.jpg

Từ năm 2001, các học viên Pháp Luân Công ở Vancouver đã kháng nghị cuộc bức hại tàn bạo của chế độ cộng sản suốt ngày đêm trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc. Năm 2006, dưới áp lực của chính quyền Trung Quốc, khi đó thị trưởng Sam Sullivan đã kiến nghị với tòa án Tối cao B.C. để thông qua một lệnh yêu cầu dỡ bỏ các bảng kháng nghị và nơi trú ẩn màu xanh ở bên ngoài tòa Lãnh sự quán, dựa trên các quy định về giao thông vận tải của thành phố. Các học viên Pháp Luân Công đã kháng cáo quyết định này. Tháng 01 năm 2009, tòa án Tối cao B.C. đưa ra phán quyết buộc các học viên tháo dỡ các kết cấu của họ, vì vậy họ lại kháng cáo lên Tòa phúc thẩm B.C. Ngày 19 tháng 10 năm 2010, Tòa phúc thẩm B.C. đã phán quyết rằng các quy chế cấm các kết cấu kháng nghị của thành phố này là vi hiến.

Luật sư Joe Arvay, người đã kháng cáo cho Pháp Luân Công, nói rằng: “Tòa án đã phán quyết rằng thành phố Vancouver đã làm trái Hiến pháp khi cấm trạm kháng nghị của Pháp Luân Công”. Trong tuyên bố phán quyết, thành phố này được phép có sáu tháng để sửa quy định của mình. “Trong khi đó, các học viên hiện nay có thể hỏi thành phố và yêu cầu một vị trí để đặt những tấm bảng kháng nghị và khôi phục lại trạm trú chân màu xanh của họ ở trước của Lãnh sự quán. Quyết định của thành phố này phải phù hợp với Hiến Pháp”.

Ông Arvay nói, “Các học viên Pháp Luân Công chuyển thông điệp đến với công chúng về cuộc bức hại và sự tra tấn tàn khốc đang diễn ra ở Trung Quốc thông qua các bảng trưng bày lớn với những hình ảnh và các cụm từ, và một người ngồi thiền ở bên trong túp lều nhỏ. Không còn cách nào khác phù hợp hơn cách này”.

Ông nói thêm, “Trong các trường hợp liên quan đến Hiến pháp, mỗi chiến thắng là mang đầy ý nghĩa. Trường hợp này không chỉ là giữa thành phố Vancouver và Pháp Luân Công. Chiến thắng của các học viên Pháp Luân Công trong vụ kiện này cũng là chiến thắng tự do biểu đạt cho tất cả mọi người dân của British Columbia”.

Lịch sử của điểm kháng nghị

Các học viên ở Vancouver bắt đầu kháng nghị hòa bình suốt ngày đêm ở trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 20 tháng 8 năm 2001.

Vào lúc đó, hai sự việc bất ngờ xảy ra trong cuộc bức hại khốc liệt các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc được công bố: Một là khi một vài học viên bị tra tấn đến chết ở trại lao động cưỡng bức Vạn Gia ở tỉnh Hắc Long Giang trong một đợt đàn áp nghiêm trọng; vụ việc khác liên quan đến 100 học viên đang tiến hành một cuộc tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại tàn bạo mặc dù cuộc sống của họ đang bị đe dọa. Khi nghe được thông tin này, các học viên ở Vancouver đã bắt đầu một cuộc kháng nghị tuyệt thực chuyển tiếp trong 300 giờ. Sau đó, họ quyết định tiếp tục không ngừng nghỉ việc kháng nghị hòa bình của họ trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc.

Cuộc kháng nghị này được cấp phép bằng lời nói bởi thành phố cho đến năm 2006. Năm 2003, vì yêu cầu của thành phố, các học viên đã có một cuộc thảo luận về việc giảm kích thước của các tấm bảng trưng bày. Tháng 11 năm 2003, trả lời thư điện tử của một công dân, chính quyền thành phố đã tuyên bố rõ ràng rằng, “Việc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công là hợp pháp, chúng tôi sẽ không có bất kỳ hành động nào”.

Ngày 11 tháng 8 năm 2006, cựu thị trưởng Sam Sullivan đã trình lên Tòa án tối cao B.C., dựa trên các quy định về giao thông của thành phố, để yêu cầu rằng tòa án ra một lệnh lệnh cho các học viên phải di chuyển các bảng kháng nghị và trạm nhỏ màu xanh của họ trên phố Granville mà đã ở đó hơn năm năm rồi.

Các học viên đã kháng cáo quyết định của tòa án. Tháng 1 năm 2009, tòa án tối cao B.C. đã cấp cho thành phố Vancouver một lệnh để di dời các kết cấu bên ngoài Lãnh sự quán và các học viên đã làm như vậy. Nhưng sau đó họ lại kháng cáo và tiếp tục kháng nghị trước Lãnh sự quán với những biểu ngữ thông tin. Ngày 19 tháng 10 năm 2010, Tòa án phúc thẩm B.C. đã phán rằng các học viên Pháp Luân Công đã thắng cuộc chiến pháp lý.

Mối quan hệ mật thiết giữa Sullivan và chế độ cộng sản

Cựu Ủy viên hội đồng thành phố Vancouver Tim Louis nói: “Việc chế độ cộng sản [Trung Quốc] gây sức ép đối với thành phố Vancouver và bảo họ ngăn chặn việc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công ở trước Lãnh sự quán không còn là một bí mật nữa”.

Ngày 9 tháng 6 năm 2006, tờ Vancouver Courier loan tin rằng thị trưởng trước đây của Vancouver, Li Jian Bao, đã gặp gỡ với hai vị Tổng lãnh sự để bàn bạc về các kết cấu kháng nghị ở trước Lãnh sự quán. Tuy nhiên, ông tin rằng Canada là một quốc gia coi trọng tự do ngôn luận và tín ngưỡng, vì vậy ông đã từ chối thực hiện bất kỳ hành động nào chống lại việc kháng nghị này.

Sullivan được bầu làm thị trưởng của Vancouver vào tháng 11 năm 2005. Khi được hỏi bởi luật sư, ông đã phủ nhận có bất kỳ liên hệ nào với Lãnh sự quán Trung Quốc trước khi ông quyết định tháo dỡ các tấm bảng kháng nghị và trạm trú chân màu xanh. Sau đó khi được hỏi lại lần nữa, ông nói sau khi ông gửi đơn đến tòa án, ông đã được mời tham dự một bữa tối riêng tư bởi Yang Qiang đươc tổ chức tại dinh thự của Tổng lãnh sự cũ, nơi mà Sullivan cung cấp những thông tin mới nhất về trạm kháng nghị. Ông nói với Yang rằng ông đã gửi một đơn đến Tòa án tối cao B.C. và sẽ sớm có kết quả.

Trước khi Yang rời khỏi chức vụ, ông ta đã tổ chức một cuộc họp báo. Khi được hỏi bởi một phóng viên liệu ông ta có hối tiếc nào trong thời gian đương nhiệm không, Yang công khai thú nhận rằng ông ta đã thúc giục thành phố Vancouver loại bỏ trạm kháng nghị ở trước Lãnh sự quán nhiều lần nhưng đã không thành công.

Chế độ cộng sản Trung Quốc đã đổ rất nhiều lỗ lực vào việc chăm bẵm Sullivan. Các tờ báo của chế độ này đã xuất bản một số bài báo nói về ông ta. Tờ Vancouver Sun đã xuất bản một cuộc phỏng vấn Sullivan trong đó ông ta nói, “Trong chuyến thăm Trung Quốc của tôi, họ đã chào đón tôi bằng một thảm đỏ và đối xử với tôi như là một hoàng đế. Đáng tiếc rằng Vancouver không có một ngân sách lớn để tôi có thể trả lại họ”.

Các học viên Pháp Luân Công đã bị tấn công bởi các tay súng tại điểm kháng nghị

Sau khi các học viên được yêu cầu dỡ bỏ các tấm biển kháng nghị, một học viên đã bị tấn công ở trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Sáng ngày 2 tháng 8 năm 2007, học viên Zhang Chunyu đã bị tấn công bởi ba thanh niên người châu Á khoảng 20 tuổi. Họ đã xé các bảng trưng bày kháng nghị. Một người trong số họ đã đứng trước mặt ông Zhang, cầm một khẩu súng ngắn áp vào thái dương của ông và ra lệnh cho ông phải rời đi. Ông đã la lên: “Không được ở lại đây! Hãy đi nơi khác đi!” Ba kẻ côn đồ đã đánh ông Zhang, đấm vào mắt và đầu ông, và đá trạm trú chân màu xanh, tạo thành một vài lỗ hổng lớn. Mãi cho đến khi có một chiếc xe buýt đi ngang qua họ mới dừng lại và bỏ đi.

Các quan chức chính phủ không đồng tình với việc dỡ bỏ này

David Cadman, Ủy viên Hội đồng thành phố Vancouver, đã bày tỏ quan điểm của ông vào tháng 6 năm 2006, “Hoàn toàn là sai khi chấm dứt một cuộc kháng nghị hòa bình bằng các quy định pháp luật của thành phố”. Sullivan đang thách thức tự do ngôn luận và tín ngưỡng khi sử dụng các quy định của thành phố tại tòa án.

Ông Cadman cũng nói rằng ông và các thành viên khác của hội đồng thành phố chưa bao giờ nhận được bất kỳ lời phàn nàn nào về trạm kháng nghị. Những người đi bộ đã đi trên vỉa hè của Lãnh sự quán Trung Quốc chưa bao giờ nói rằng họ bị phiền phức bởi những tấm bảng trưng bày kia; thay vào đó nhiều người đã lên tiếng thông cảm và ủng hộ các học viên. Ông nói, “Sullivan đã làm điều gây thiệt hại cho Vancouver”.

Tim Louis nói, “Rất là buồn khi thị trưởng Sullivan có vẻ không ủng hộ tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng tôn giáo”. Ông Louis tin rằng Văn phòng thị trưởng nên tập trung vào việc bảo vệ những con người bất lực, không bức hại những người đã trải qua rất nhiều khó khăn.

Ông nói, “Chúng ta có một nhóm người vô tội, những người tin vào tôn giáo không bạo lực đang phải chịu bức hại nghiêm trọng. Tất cả những gì họ đã yêu cầu là cho những người có khả năng và cơ hội để chú ý đến cuộc bức hại”.

Simma Holt, cựu thành viên của Hạ viên Canada, nhiều lần đã đặc biệt đến thăm các học viên ở bên ngoài Lãnh sự quán. Bà nói, “Đây là tin xấu nhất mà tôi đã từng nghe. Điều xấu nhất mà một thị trưởng có thể làm là cản trở quyền kháng nghị và lên tiếng của nhóm Pháp Luân Công. Ở Trung Quốc, họ đã bị tra tấn và giết hại, các nội tạng của họ đã bị lấy đi và đem bán”.

Bà Holt nói thêm, “Các học viên Pháp Luân Công đang đấu tranh cho tất cả chúng ta. Nếu họ thất bại trong trận chiến này, khi đó không ai được an toàn cả. Đó là lý do vì sao tôi nói điều này: Nếu như không ai dám đứng lên để lên tiếng trong khi đàn áp và diệt chủng đang diễn ra, khi đó chúng ta sẽ có một sự tái diễn của sự kiện thảm sát Holocaust đã xảy ra trong Thế chiến lần thứ hai”.

Người dân Vancouver ủng hộ Pháp Luân Công

Sau khi một vài người dân Vancouver nghe nói về lệnh cấm này, họ đã đến trạm kháng nghị để bày tỏ sự ủng hộ Pháp Luân Công của họ. Roma Dehr nói, “Sự đầu hàng áp lực chính trị yêu cầu dỡ bỏ các bảng trưng bày của Sullivan sẽ làm giảm các quyền lợi và tự do của chúng ta ở Canada”.

Các công dân của British Columbia, James, vợ anh và hai con của họ đã đi hết đoạn đường từ Langley (khoảng một giờ đi từ Vancouver) đến Lãnh sự quán để bày tỏ sự ủng hộ của họ với Pháp Luân Công. Họ nói, “Về vấn đề này, các quy định của thành phố không có ý nghĩa, mọi người nên biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc”.

Đường Granville, nơi mà có vị trí của Lãnh sự quán, là một khu phố chính náo nhiệt ở Vancouver xe cộ qua lại suốt ngày. Cùng với những chiếc xe hơi qua đường mà tiếng còi xe và những người lái xe giơ ngón tay cái lên biểu thị sự ủng hộ của họ, nhiều người đã mang hoa đến tặng các học viên, một vài người muốn tài trợ tiền, và một số thì ở lại đó một lúc, tham gia với các học viên để biểu thị sự ủng hộ của họ.

Một ngày nọ vào khoảng 1 giờ chiều, một người đàn ông Trung Quốc bước ra từ một chiếc xe hơi mang một chậu hoa màu vàng nhạt. Ông nói với các học viên, “Tôi vừa mới nghỉ việc. Tôi đã mua một chậu hoa, và tôi muốn đặt những bông hoa này ở trước những bức hình của các học viên bị bức hại đến chết để bày tỏ sự kính trọng của tôi với họ”. Sau đó, một vài lần cứ khi nào ông đi qua con trên đường đi làm hoặc khi đi làm về, ông đã ở lại và ngồi cùng với các học viên. Ông nói ông rất cảm động trước lòng dũng cảm và đại thiện của các học viên, ông hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc. “Chúng ta đều là người Trung Quốc, tôi sẽ luôn ở bên các bạn!”.

Năm 2002, Lãnh sự quán Trung Quốc đã dùng rất nhiều tiền để tu sửa tòa nhà. Và một công nhân người Italia đã nói chuyện với các học viên trong giờ nghỉ giải lao của anh. Anh nói, “Tôi đã nhận thấy tâm từ bi trong mắt của các bạn”. Trước khi anh rời đi, anh đã chúc các học viên may mắn.

Khi các học viên bắt xe buýt đến điểm kháng nghị, người lái xe đã dừng lại trước Lãnh sự quán, mặc dù đó không phải là một điểm dừng theo lịch trình. Một lần khi một học viên bắt xe buýt trở về nhà vào lúc nửa đêm, người lái xe ca đêm hôm đó đã trở bà về thẳng nhà của bà.

Một lần khi một học viên lớn tuổi giảng chân tướng cuộc bức hại ở sân bay, một hành khách vừa xuống khỏi máy bay nói, “Bà không cần phải nói với tôi về điều đó, tôi đã gặp bà trong quá khứ. Tôi làm việc ở Lãnh sự quán. Quả thật, tôi tôi trọng niềm tin của bà. Nhưng đó là công việc của tôi, tôi không thể nói quá nhiều về nó”.

Chín năm kháng nghị đã giúp nhiều người hiểu được sự thật

Hai mươi tư giờ một ngày, bảy ngày một tuần, các học viên Vancouver thay phiên nhau kháng nghị cuộc bức hại tàn khốc bằng cách ngồi lặng lẽ và an hòa trước Lãnh sự quán. Không quản là trời màu đông giá lạnh hay mùa hè nóng bức, mưa hay tuyết rơi, các học viên chưa bao giờ ngừng sự kháng nghị hòa bình của họ. Một nữ học viên đã trải qua năm kỳ Giáng sinh ở trước tòa Lãnh sự.

Nhiều học viên đã có những trải nghiệm như vậy: Khi họ giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho một người lạ, người đó nói, “Ồ, tôi biết Pháp Luân Công”. Khi được hỏi họ nghe nói về Pháp Luân Công ở đâu, nhiều người nói họ đã nhìn thấy các bảng trưng bày trên phố Granville.

Khi xe buýt trở các du khách Trung Quốc đi ngang qua, hướng dẫn viên tự động sẽ chỉ ra cho họ: Đây là trạm điểm nghị Pháp Luân Công, đó là Lãnh sự quán Trung Quốc.

Chừng nào cuộc bức hại vẫn còn diễn ra thì kháng nghị sẽ không dừng lại

Trước khi kết quả cuối cùng được đưa ra, các học viên ở Vancouver đã có một cuộc thảo luận. Họ đã giữ vững cùng một quan điểm: chúng tôi hy vọng có một quyết định công bằng của tòa án. Chúng tôi không muốn thẩm phán mắc bất kỳ một sai lầm nào, nhưng chúng tôi cũng không dính mắc vào kết quả. Dù họ quyết định thế nào đi nữa, chừng nào cuộc bức hại chưa chấm dứt, chúng tôi sẽ không những việc kháng nghị.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/20/231255.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/23/120980.html
Đăng ngày: 13– 11 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share