[MINH HUỆ 28-12-2009]

Bối Cảnh:Sau bốn năm điều tra, thẩm phán Octavio Araoz de Lamadrid thuộc Tòa án liên bang số 9 Argentina đã ra một phán quyết lịch sử vào ngày 17 tháng 12 năm 2009. Thẩm phán Lamadrid yêu cầu lệnh bắt giữ đối với cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân và La Cán, cựu lãnh đạo Phòng 610, vì vai trò của họ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Hai quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã bị buộc tội vì tội ác chống lại nhân loại. Thẩm phán Lamadrid đã yêu cầu bộ phận cảnh sát quốc tế Interpol thuộc cảnh sát liên bang Argentina thực hiện lệnh bắt giữ. Trong tài liệu pháp luật 142 trang này, thẩm phán đã phân tích tỉ mỉ cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cùng vai trò của họ Giang và họ La.

Phạm vi thực sự của phán quyết

Phán quyết của thẩm phán Octavio Araoz de Lamadrid, người đã yêu cầu lệnh bắt giữ cựu tổng cựu bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân, và cựu lãnh đạo Phòng 610 La Cán, đã có hiệu lực và được ban hành bởi một trong ba cơ quan quyền lực và lập pháp quốc gia của Argentina, bản cáo trạng này phù hợp với bộ luật nhân quyền ra đời năm 1983, khi nền dân chủ được khôi phục bởi chính phủ đương thời. Chúng tôi tin rằng bản cáo trạng này sẽ không gặp bất cứ trở ngại bên ngoài nào, và quyền tự chủ toàn vẹn của nước Cộng hòa Argentina sẽ được tôn trọng. Đây cũng là lập trường của chính phủ Tây Ban Nha khi đối diện với cùng một áp lực như vậy trong phiên xét xử gần đây chống lại tổng bí thư ĐCSTQ vì tội diệt chủng các học viên Pháp Luân Công, qua đó khẳng định việc tôn trọng hệ thống phân lập quyền lực.

Về lời cáo buộc “có động cơ chính trị” đối với phán quyết

Phán quyết được giao phó chỉ trong giới hạn phơi bày sự thật về tội ác diệt chủng đối với hàng triệu người vô tội ở Trung Quốc, những người mà tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn bắt nguồn từ việc học Pháp Luân Đại Pháp.

Bản cáo trạng 142 trang này là kết quả của 4 năm điều tra miệt mài, nó bao gồm bản dịch của những báo cáo phổ quát của Liên Hợp Quốc và những tổ chức khác, là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi để thu thập lời khai của các nhân chứng, bao gồm 17 nạn nhân trực tiếp từ những nơi xa xôi như Mỹ, Châu Úc, Châu Âu cùng các bằng chứng khác.

Vụ kiện liên quan tới sự tra tấn, giết người hàng loạt, thậm chí việc mổ cắp nội tạng dẫn tới tội ác giết người, nhằm vào 100 triệu người tốt và vô tội. Những tội ác được tiến hành ở Trung Quốc này là tội ác chống lại nhân loại. Điều này có nghĩa chúng là những tội ác chống lại toàn bộ loài người, vì vậy chúng có thể và nên bị xét xử mà không cần xét đến lãnh thổ hoặc quốc gia của các nạn nhân hay thủ phạm. Đây là nguyên tắc được áp dụng thành công khi thẩm phán thụ lý vụ kiện cách đây 4 năm, và trong toàn bộ tiến trình để hoàn thành bản cáo trạng, đầy đủ chứng cớ đã được thu thập.

Do vậy, việc đơn giản đưa ra những cụm từ như “có động cơ chính trị” liên quan tới bản cáo trạng này không chỉ che đậy toàn bộ tiến trình hợp pháp của vụ kiện, mà còn thiên vị cho những kẻ thực hiện các tội ác này. Nó khiến người ta đứng về phía những kẻ độc tài dính líu tới tội ác diệt chủng thay vì đứng về phía một phán quyết công bằng mà chắc chắn sẽ được các thế hệ tương lai ghi nhớ như là một bước tiến lịch sử vì hạnh phúc, công lý và sự phồn vinh của nhân loại.

Chúng tôi kêu gọi tất cả những thành phần chính trị hoặc phi chính trị, dù là ủng hộ chính phủ hoặc đối lập với chính trị quốc gia, thuộc bất kể hệ tư tưởng nào, hãy bỏ qua bất cứ xung đột hiện hành nào mà không liên quan trực tiếp tới bản thân vụ án, và ủng hộ phán quyết này, điều phù hợp với những tiêu chuẩn quốc gia về nhân quyền, các chuẩn mực đạo đức phổ quát và những nguyên tắc dân chủ nói chung.

Về sự lừa dối liên quan tới động cơ “phá hoại” mối quan hệ song phương

Hiển nhiên là bản cáo trạng, với nỗ lực điều tra và xét xử những người có trách nhiệm trong tội ác chống lại nhân loại, không hề “phá hoại mối quan hệ” giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Đúng hơn chính thái độ của ĐCSTQ đối với nhân quyền và thất bại của nó trong việc tôn trọng nhân quyền, chắc chắn không nên dung nạp trong một mối quan hệ thích hợp với những quốc gia dân chủ mà ủng hộ cho việc bảo vệ nhân quyền.

Điều quan trọng là phải phân biệt rõ “ĐCSTQ” không phải là “Trung Quốc”. ĐCSTQ duy trì một chế độ độc tài khắp Trung Quốc bằng sự đàn áp bởi cảnh sát quốc gia, không có tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do tư tưởng và tự do tối hậu, như được biết đến trong các quốc gia tự do dân chủ—một hệ thống mà Argentina tham gia sau khi tái gia nhập nền dân chủ vào năm 1983—và được tăng cường để các thẩm phán có thể điều tra và kết án những tội ác nghiêm trọng đã diễn ra trong quá khứ.
Mục đích của đơn kiện và của các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới hiển nhiên là để chấm dứt tội ác diệt chủng chống lại những người vô tội, những người theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Ẩn ý đằng sau “mối quan hệ song phương tốt đẹp” mà người phát ngôn của chế độ độc tài thống trị Trung Quốc nói đến là để các đại diện và hệ thống luật pháp của những quốc gia khác làm ngơ trước tội ác chống lại nhân loại của ĐCSTQ nhằm vào những người dân vô tội, và theo cách ấy phá hủy lương tâm của nhân dân thế giới bằng cách thao túng các cơ hội kinh doanh, và chỉ mang đến sự ngược đãi và ghét bỏ tới mọi người.

Lên án và giúp đỡ chấm dứt việc tàn sát những người dân vô tội ở Trung Quốc là điều mà người phát ngôn của những kẻ trốn chạy Giang Trạch Dân và La Cán gọi là “phá hoại mối quan hệ song phương”.

Những lãnh đạo của một quốc gia được giao phó để bảo vệ nhân quyền như Argentina biết rằng duy trì sự đoàn kết chống lại việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này là cách tốt nhất để đảm bảo mối bang giao tốt đẹp với Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng Argentina sẽ tiếp tục trên con đường này để mang đến điều tốt lành cho người dân Argentina.

Về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ theo “Luật của Trung Quốc”

Trước tiên, đây là sự thừa nhận về cuộc đàn áp. Đã có nhiều báo cáo của Liên Hợp Quốc và những tổ chức nhân quyền chính, trong đó đề cập tới việc ĐCSTQ lợi dụng hệ thống pháp luật và tư pháp để vi phạm nhân quyền như thế nào, và tất cả những điều này đã được thẩm tra bởi thẩm phán. Việc đề cập tới quan điểm xem cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công ở Trung Quốc là “hợp pháp” nhắc chúng ta nhớ tới thời điểm mà các quốc gia chấp nhận bộ luật phân biệt chủng tộc Nuremberg là hợp pháp, và sau đó nó đã được duy trì suốt 7 năm trong cuộc đàn áp của chính quyền Đức Quốc Xã chống lại người Do Thái. Các nước Tây phương chỉ phản ứng với tình thế khó xử này khi đã quá muộn.
________________________________________
Bản tiếng Tây Ban Nha: https://www.lagranepoca.com/articles/2009/12/27/4015.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/28/113412.html
Đăng ngày: 06 – 01 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share