Bài của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Malaysia

[MINH HUỆ 17-12-2009] Charles Santiago, Nghị sĩ Malaysia, cho rằng quyết định của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha về việc bắt giữ Giang Trạch Dân và bốn viên chức Đảng cộng sản Trung Quốc khác về tội diệt chủng và tra tấn là một quyết định quan trọng.

2009-12-17-charles-santiago--ss.jpg
Charles Santiago, Nghị sĩ Malaysia

Theo báo cáo của một kênh truyền thông, Nghị sĩ Santiago cho biết, quyết định của Tòa án Tây Ban Nha dựa trên những báo cáo nhân quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Quan sát Nhân quyền, Tổ chức Sáng lập Luật Nhân quyền và Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế có thẩm quyền và ảnh hưởng. Ông nói ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những gì nó đã làm và thực hiện một cách minh bạch các chính sách trong quá trình điều tra.

Nghị sĩ Santiago nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền. Ông bày tỏ, chúng ta có thể có những quan điểm, tín ngưỡng và ý tưởng khác nhau ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và sự bất đồng quan điểm hay tín ngưỡng với nhóm khác không có nghĩa là là chúng ta có thể giết họ hoặc nhúng tay vào tội diệt chủng. Đây là điều không thể chấp nhận nổi.

Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã gửi trát hầu tòa. Thông báo của tòa nêu rõ rằng nếu các cáo buộc đối với các bị cáo được xác thực, họ có nhiều khả năng phải đối mặt với mức hình phạt lên đến 20 năm tù và có thể phải bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân. Nếu các bị đơn không trả lời Tòa án trong vòng sáu tuần thì Quan tòa có thể phát lệnh bắt giữ họ.

Năm 1999, cựu nguyên thủ của ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã một mình phát động chiến dịch bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các chính sách diệt chủng gồm “bôi nhọ danh tiếng, làm kiệt quệ tài chính, hủy hoại thể xác và tính những người chết do bị tra trấn là tự tử” đã gây ra kết quả là một số lượng lớn học viên bị bắt giữ, tra tấn, bị đánh cho đến chết và mất tích. Nhiều người bị mổ cướp nội tạng dù vẫn đang còn sống chỉ vì lợi ích của ngành thương mại cấy ghép nội tạng. Bốn bị cáo khác là những tay sai trung thành của Giang. Một trong những bị cáo là La Cán. La giám sát Phòng 610, một đơn vị mật vụ đặc nhiệm có phạm vi khắp quốc gia đã dẫn dắt chiến dịch bạo lực. Các luật sư Trung Quốc đã so sánh Phòng 610 với tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã về sự tàn bạo và quyền hạn ra ngoài luật pháp của nó.

Ba bị cáo khác là Bạc Hy Lai, hiện là Bí Thư của Trùng Khánh, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại; Gia Khánh Lâm, một thành viên cao cấp thuộc hàng thứ tư trong hệ thống phân cấp Đảng; và Ngô Quan Chính, người đứng đầu một Ủy ban Kỷ luật nội bộ Đảng. Những cáo buộc tội trạng của ba người này là sự trên sự thúc đẩy tích cực của họ trong chiến dịch chống lại Pháp Luân Công trong thời gian họ còn là những quan chức đứng đầu tại tỉnh Liêu Ninh, Bắc Kinh và tỉnh Sơn Đông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/17/214602.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/18/113210.html
Đăng ngày: 23-12-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share