Bài của một học viên Pháp Luân Công ở Ai-len

[MINH HUỆ 03 – 10 – 2010] Ngày 27 tháng 9 năm 2010, ngày thứ hai trong chuyến thăm Ai Len của Lý Trường Xuân, một ủy viên thường trực  Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các học viên Pháp Luân Công, trong đó có bà Đái Chí Trân đến từ Australia, đã đệ đơn khiếu nại hình sự lên tòa án quận Dublin kiện Lý Trường Xuân vì vai trò chính của ông ta trong việc chỉ huy và thực thi tội ác tra tấn, giết hại, lạm dụng vô nhân đạo, và diệt chủng các học viên Pháp Luân Công trong thời gian ông ta làm Bí thư Đảng ủy tỉnh Quảng Đông, và Ủy viên Thường trực Bộ chính trị trung ương ĐCSTQ. Tòa án đã chính thức thụ lý vụ án lúc 4 giờ chiều cùng ngày. Lý Trường Xuân trước đó đã bị đưa ra xét xử ở Pháp, bị buộc tội tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

2010-10-2-minghui-falun-gong-222603-0--ss.jpg
Bà Đái Chí Trân và ông Triệu Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2010

Đơn khiếu nại hình sự nêu rõ bị cáo Lý Trường Xuân đã trực tiếp đàn áp diệt chủng các học viên Pháp Luân Công khi ông ta còn là Bí thư ĐCSTQ tỉnh Quảng Đông. Theo như các báo cáo của Tổ chức thế giới về điều tra đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), Lý Trường Xuân đã trực tiếp thực hiện đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Quảng Đông, sử dụng các phương thức tàn ác, khiến cho hàng trăm học viên Pháp Luân Công bị đưa tới các trại lao động ở Quảng Đông, những học viên này đã phải chịu sự tẩy não vô nhân đạo, bị tra tấn, và giết hại.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của trang Minh Huệ, tỉnh Quảng Đông liên tục là một trong những tỉnh đàn áp học viên Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc, với ít nhất 76 trường hợp bị chết vì đàn áp, từ thời điểm Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch Trung Quốc, phát động cuộc đàn áp năm 1999, cho đến tháng 9 năm 2010.

Luật sư đại diện cho các học viên Pháp Luân Công đã chỉ ra rằng Lý Trường Xuân, với tư cách là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị trung ương ĐCSTQ, cũng như là người phụ trách tuyên truyền và truyền thông, đã đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện chính sách đàn áp và tiêu diệt Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Ông ta đã vận dụng các công cụ tuyên truyền nhằm tà hóa Pháp Luân Công thông qua các biện pháp sử dụng phương tiện truyền thông liên tục, toàn diện, sâu rộng, chính thức, và không chính thức. Người dân Trung Quốc không biết sự thật vì vậy đã bị lừa mà trở nên thù hận Pháp Luân Công. Trong khi đó, ông ta đã chỉ huy các lực lượng cảnh sát an ninh, các trại lao động, các nhà tù, và các bệnh viện tâm thần tùy tiện giam giữ trái phép, và tấn công tàn bạo và tra tấn những học viên Pháp Luân Công nào kiên định vào niềm tin của họ.

Sau khi vụ án được thụ lý, các học viên Pháp Luân Công ở Ai-len đã yêu cầu tòa án ra lệnh bắt ngay Lý Trường Xuân trong chuyến thăm của ông ta, để ngăn chặn bị cáo đi khỏi Ai-len. Theo “Đạo luật hình sự năm 2000 (Công ước quốc tế chống tra tấn)” của Ai-len và “Dự luật về Diệt chủng (Số 28/1973)” của Ai-len, nếu nguyên đơn và bị đơn liên quan đến tội ác tra tấn thì đều phải ở Ai-len khi vụ án được đệ trình lên một tòa án của Ai-len, tòa án Ai-len có thẩm quyền xét xử không kể  nguyên đơn và bị đơn mang quốc tịch nào. Về tội diệt chủng, theo  luật nhân quyền quốc tế, tòa án Ai-len cũng có thẩm quyền xét xử bất kể bị cáo mang quốc tịch nào và tội ác diễn ra ở đâu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/3/230499.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/5/120432.html
Đăng ngày: 09– 10 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share