Bài của Hua Qing
[MINH HUỆ 26-06-2010] Ngày 25-06-2010, các học viên Pháp Luân Công đã gửi một bức thư kiến nghị tới văn phòng của Thủ tướng Chính phủ mới, Julia Gillard. Tiến sỹ Lucy Zhao, Chủ tịch của Phật Học Hội New South Wales đã đệ trình bức thư, trong đó yêu cầu Thủ tướng Chính phủ:
1. Chấm dứt sự can thiệp từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với vụ kiện của cô Giang chống lại Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì tội tra tấn và diệt chủng của ông ta. Thu hồi “miễn trừ ngoại giao” mà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã cấp cho Giang Trạch Dân.
2. Giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và kêu gọi để trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công đã bị giam cầm ở Trung Quốc.
Học viên cô Giang kêu gọi về vấn đề miễn trừ ngoại giao. Ngày 28-06-2010, Tòa án phúc thẩm NSW sẽ quyết định có cấp miễn trừ ngoại giao cho Giang hay không. Học viên Colleen May đã xác nhận việc kháng cáo.
Học viên Colleen May
Một người dân địa phương cho biết: “Đối với một cuộc bức hại nghiêm trọng như vậy, Chính phủ Úc không nên cấp miễn trừ ngoại giao cho cựu chủ tịch ĐCSTQ. Tôi hy vọng cuộc bức hại có thể kết thúc càng sớm càng tốt.”
Học viên Meiling Dai
Bà Meiling Dai là một nhân chứng khi cô Giang bị cầm tù ở Trung Quốc, ” Tôi trở về Trung Quốc vào cuối năm 1999 và đã thỉnh nguyện ở quảng trường Thiên An Môn. Chúng tôi cầm các biểu ngữ và tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Cảnh sát đã bắt giữ chúng tôi. Tôi là một công dân Úc, và đã bị đánh bằng dùi cui. Tôi đã bị giam ở cùng một trung tâm giam giữ với cô Giang. Tôi đã được thả sau 23 ngày tuyệt thực. Tôi đã bị giam trong 45 ngày. Cô Giang đã bị giam trong 8 tháng. Vì lên tiếng cho Pháp Luân Công, chúng tôi đã bị tra tấn ở Trung Quốc. Tôi hy vọng rằng chính phủ Úc sẽ không cấp miễn trừ ngoại giao cho Giang Trạch Dân.”
Học viên Quanchang Chen
Học viên Quanchang Chen, 76 tuổi, bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 01-1999. Ông đã bị bệnh huyết áp cao, bệnh tim và nhịp tim không đều trước khi tập. Một tháng sau khi tập, tất cả các chứng bệnh của ông đã hết. Ông nói:”Tôi tin vào Pháp Luân Công. Thật không may, Giang đã khởi đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 07-1999. Tháng 08-2000, Tôi từ Úc trở về Trung Quốc. Cảnh sát đã bắt tôi khi tôi tới sân bay và tôi bị giam cầm trong hai năm. Hiện giờ có rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam cầm ở Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công là những người tốt và không nên bị giam cầm. Kẻ giết người, Giang Trạch Dân, phải bị đưa ra công lý. Lịch sử sẽ không cho ông ta quyền miễn trừ ngoại giao.”
Học viên Changzhi Yue, một kỹ sư đã 70 tuổi, nói:”Tôi bị giam cầm trong 4 năm khi tôi ở Trung Quốc. Tôi đã bị tra tấn nhiều lần và đã may mắn sống sót. Tôi đã nhìn thấy một cô gái bị tra tấn đến chết trong một ngày. Cuộc bức hại này phải chấm dứt. Không nên cấp miễn trừ ngoại giao cho Giang. Chính phủ Úc nên giúp người dân Trung Quốc đạt được tự do. Giang và những kẻ phạm tội khác trong cuộc bức hại này phải bị đưa ra công lý.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/26/226015.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/27/118197.html
Đăng ngày 02-07-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.