Bài viết của Dan Chen

[MINH HUỆ 26-10-2010] Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng, giáo sư Heiner Bielefeldt đã lên tiếng phản đối việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công vào ngày 21 tháng 10 năm 2010 tại trụ sở của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Một đại biểu của Trung Quốc đã đáp lời bằng cách gọi Pháp Luân Công là một “tà giáo” và tuyên bố rằng chủ ý và chính sách của ĐCSTQ là nhằm “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công, và cho rằng chính sách bức hại các học viên Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc là đúng đắn.

Rất hiếm khi mà một đại biểu của ĐCSTQ công khai thừa nhận về cuộc bức hại và tính tàn khốc của cuộc bức hại trước cộng đồng quốc tế. Đại biểu này nói rõ rằng học viên Pháp Luân Công cần phải bị “trừng trị tàn khốc” và bị “nhổ tận gốc”. Câu trả lời của ông này đã hoàn toàn phơi bày tính đạo đức giả trong cái chính sách gọi là “chăm sóc, yêu thương, chuyển hóa và giáo dục” các học viên Pháp Luân Công mà ĐCSTQ vẫn rêu rao bấy lâu nay.

ĐCSTQ đã hết lượt này đến lượt khác phủ nhận việc sử dụng biện pháp tra tấn tàn bạo trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, trang web Minh Huệ (tiếng Hán) đã đăng tải báo cáo hàng ngày về những trường hợp bức hại cụ thể qua nhiều kênh khác nhau ở Trung Quốc. Những báo cáo này là những bài tường thuật trực tiếp, và các học viên cũng như những nhân chứng liên quan thường vẫn đang sống trong môi trường nguy hiểm dưới sự cai trị của ĐCSTQ ở Trung Quốc.

Vào đầu tháng 7 năm 2010, Hiệp hội nghiên cứu giáo phái quốc tế (ICSA) đã tổ chức hội thảo quốc tế thường niên ở Hoa Kỳ. Chính quyền Trung Quốc đã cử ba đại biểu đến dự hội thảo: Phó tổng giám đốc Hiệp hội chống phản giáo Trung Quốc Trình Ninh Ninh, nhà tâm lý học Trung Quốc Vương Văn Trung, và chuyên gia đặc biệt của Phòng 610 tỉnh Sơn Tây, Trần Thanh Bình. Ba đại biểu này đã báo cáo về cái mà họ gọi là “chăm sóc, yêu thương, chuyển hoá và giáo dục các thành viên của tà giáo ở Trung Quốc”. Những người tham dự hội thảo khác đã chỉ ra rằng báo cáo của ĐCSTQ là dựa trên cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và với trù tính đánh lừa cộng đồng quốc tế. Các nhà tổ chức cuộc hội thảo đã chỉ trích bài báo cáo.

Trên thực tế, việc “trừng phạt tàn khốc” các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã tiếp diễn trong suốt 11 năm. Chiến dịch tuyên truyền tràn lan vào những năm đầu và việc đối xử tàn nhẫn đối với các học viên đã dấy lên mối quan ngại, cuộc tranh luận và lên án từ khắp nơi trên toàn thế giới. Để duy trì cuộc bức hại, các viên chức ĐCSTQ đã điều chỉnh phương thức và tiếp tục việc bức hại bên trong Trung Quốc trong lúc che đậy nó khi đối phó với những chỉ trích quốc tế về việc lạm dụng nhân quyền và sử dụng phương thức tra tấn. ĐCSTQ đã cố ý che đậy thực trạng và sự thật về cuộc đàn áp. Tuy nhiên, sự nổi giận của đại biểu Trung Quốc cho thấy ĐCSTQ đã nhìn nhận và đối xử với các học viên Pháp Luân Công như thế nào suốt thời gian qua.

Trong cộng đồng quốc tế, nhiều kênh truyền thông và chính phủ các nước phương tây thông qua các kênh trực tiếp hay gián tiếp, đã biết về sự thật của cuộc bức hại. Ngày 16 tháng 3, 2010, Hạ nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết số 605 (với 412 phiếu thuận, 1 phiếu chống) yêu cầu chính quyền Trung Quốc dừng chính sách bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Người tiền nhiệm của giáo sư Bielefeldt, bà Asma Jahangir, cũng phản đối mạnh mẽ việc bất cứ chính phủ nào có quyền quyết định thay cho công dân của mình rằng đâu là tôn giáo chân chính. Bà tin rằng những người đi theo nên tự quyết định tín ngưỡng cho mình.

Trung Quốc đã ký Hiệp ước về Nhân quyền và do đó cần phải tuân thủ nội dung của Hiệp ước. Thái độ của ĐCSTQ hôm nay đã cho thấy trước một điều không tránh khỏi là Trung Quốc không còn có khả năng che đậy cuộc bức hại lâu hơn nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/26/231504.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/7/121297.html
Đăng ngày 10-11-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share