Bài trình bày tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp ở New York năm 2010

Bài viết của một học viên Tây Phương từ Úc

[MINH HUỆ 19-09-2010] Khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công, tôi hầu như không biết gì về nền văn hóa Trung Quốc và không có kiến thức gì về lịch sử và tiếng Trung Quốc. Học tiếng Trung Quốc là một quá trình tu luyện đối với tôi. Tôi muốn chia sẻ một số hiểu biết của tôi và lợi ích tôi đạt được trong quá trình này. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của tôi có thể khuyến khích các học viên Đông và Tây Phương hiểu biết và học hỏi lẫn nhau nhiều hơn nữa.

Khi tôi lần đầu tiên đến Hồng Kông, tôi chỉ có thể nói được vài từ tiếng Trung Quốc, và hầu hết các học viên quanh tôi không thể nói được tiếng Anh. Một vài năm, sau khi học tiếng Trung Quốc, khi tôi quay trở lại Hồng Kông, tôi có thể giao tiếp thoải mái với các học viên. Vì vậy, một số học viên lâu năm từ Trung Quốc mà đã trải qua rất nhiều điều trong tu luyện và có những trải nghiệm khó tin cũng như có nhận thức sâu sắc, đều có thể chia sẻ với tôi. Tôi cảm thấy rất được khích lệ và cải thiện, và tâm trí tôi đã mở ra một lối tư duy khác. Tôi cũng ý thức được rõ hơn về những định kiến do văn hóa ở chính mình và ở những người khác. Ở Úc, khoảng một nửa học viên là người Tây Phương và một nửa là người Trung Quốc, vì vậy một trong những thách thức lớn nhất đối với chúng tôi, theo tôi thấy, trong vấn đề phối hợp cho tốt là hiểu biết lẫn nhau. Ví dụ, tôi để ý thấy người Tây Phương rất cởi mở với những suy nghĩ bên trong nhưng lại coi trọng sự riêng tư bên ngoài và cách hành xử. Còn các học viên Trung Quốc có xu hướng xem nhẹ sự riêng tư và cách hành xử, nhưng lại thể hiện rằng họ thực sự chân thật và tốt bụng qua hành động của họ theo các cách khác nhau. Tất nhiên, hành xử một cách đúng đắn là điều tốt, đặc biệt trong sự giao tiếp với người thường, nhưng tôi nhận thấy rằng một số học viên Tây Phương sẽ rất khó chịu khi một học viên Trung Quốc không cư xử theo lối của người phương Tây. Tôi cũng thấy một số học viên Trung Quốc cố gắng đoán những ý đồ ẩn dấu của học viên khác và làm cho mối quan hệ của họ trở nên phức tạp một cách không cần thiết.

Một lần ở Hồng Kông, một học viên mời tôi ăn với cô ấy nhưng tôi không nhận lời. Tôi không thích việc các học viên luôn thiết đãi tôi và không cho tôi trả tiền. Tôi nói tôi sẽ ăn một ít đồ ăn của mình. Từ điều này, học viên này cho rằng tôi không thích cô ấy và suy nghĩ này ngày một phóng đại lên trong tâm trí cô ấy cho đến khi cuối cùng cô ấy không cảm thấy thoải mái ngay cả ở trong công ty tôi. Tôi đã không nhận ra tất cả điều này cho đến khi vấn đề đó trở thành khá lớn đối với cô ấy. Cô ấy giữ ý nghĩ đó cho riêng mình và không thể hiện nhiều ra bên ngoài, vì vậy tôi cho rằng cô ấy không có suy nghĩ như vậy, vì tôi không quen với việc người ta giữ suy nghĩ cho riêng mình. Bây giờ tôi nhận ra rằng tôi cần phải nhạy cảm hơn với người khác và điều kiện văn hóa của họ, và lường trước những kết quả do lời nói và hành động của mình.

Học tiếng Hoa không nhất thiết là để tu luyện tốt hay thấu hiểu Pháp sâu, nhưng tôi thấy rằng có thể nghe các bài giảng của Sư Phụ, cách diễn giải và giọng điệu, cũng như có thể đọc được câu chữ của Sư Phụ và thấu hiểu, ở bề mặt, ý nghĩa đặc biệt của từ ngữ nằm trong ngữ cảnh văn hóa gốc, đã giúp tôi hiểu Pháp sâu hơn. Đặc biệt là đối với một số thuật ngữ về tu luyện, nội hàm của nó đã phát triển qua nhiều thế kỷ trong giới tu luyện Trung Quốc, tôi cảm thấy rằng rất khó mà dịch được chính xác ý nghĩa bề mặt. Tôi nghĩ những ai trong chúng ta có thể hiểu được tiếng Trung Quốc và biết hai thứ tiếng và phần nào biết về cả hai nền văn hóa có trách nhiệm giúp đỡ các đồng tu hiểu rõ hơn về ngữ cảnh văn hoá mà Pháp đã được giảng dạy nguyên gốc.

Tôi luôn cảm nhận mạnh mẽ rằng tôi cần phải cứu nhiều người Trung Quốc. Khi giảng thanh chân tượng cho người Hoa và giúp họ thoái các tổ chức Đảng CSTQ, tôi cảm thấy rất sâu sắc rằng tôi đang hoàn thành sứ mệnh của mình. Không có gì so sánh được với cảm giác đó, cho dù trong quá trình đó có phải chịu đau khổ đến thế nào. Mặc dầu tôi là người Tây Phương trong đời này, tôi không nghĩ quá nhiều về những khó khăn do sự khác biệt về chủng tộc đặt ra trong việc giúp đỡ người dân Trung Quốc thoái Đảng. Tôi sử dụng vị thế độc nhất của mình để giảng thanh chân tượng một cách hiệu quả từ quan điểm của mình – Tôi nói cho họ Pháp Luân Công được ủng hộ và được chào đón khắp thế giới như thế nào, bao gồm cả ở Hồng Kông. Bởi vì tôi là học viên Tây Phương nên họ có thể dễ dàng tin tưởng tôi về điểm này. Tôi bảo họ hãy suy nghĩ: “Nếu Pháp Luân Công mà đúng như ĐCSTQ mô tả, thì liệu Pháp Luân Công có nhận được sự ủng hộ trên toàn thế giới như vậy không?” Nhiều người biết về vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Tôi nói với họ rằng nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin về việc này, và khắp thế giới chúng ta đã thấy cảnh quay nhiều người bị giết chết. Tuy nhiên, cho đến ngày nay ĐCSTQ vẫn không thừa nhận có bao nhiêu người đã bị giết chết “ĐCSTQ rõ ràng là dối trá, vậy làm sao mà bạn có thể tin tưởng vào những gì mà ĐCSTQ nói cơ chứ? Tại sao rất nhiều thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn, bao gồm cả các bức ảnh và đoạn phim video, bạn không bao giờ được tiếp xúc ở Đại Lục? Có phải điều này có nghĩa rằng ĐCSTQ đã che dấu sự thật chăng?

Nhiều lần tôi đã rơi nước mắt khi nghĩ về người dân Trung Quốc và tình huống của chính bản thân họ ngày nay. Đối với nhiều người trong số họ, sự sai lệch của các chúng sinh đã đặt họ vào thực tại vô cùng nguy hiểm. Họ không đáng bị đào thải. Họ là những sinh mệnh vĩ đại mà tin rằng đệ tử Đại Pháp cần phải cứu độ họ. Chỉ bắt đầu đặt bản thân mình vào vị trí của họ đã khiến tôi cảm thấy lo lắng và nó thúc đẩy tôi làm bất cứ điều gì mà tôi có thể. Những kẻ đang bức hại đệ tử Đại Pháp cũng chính là đang bức hại niềm hy vọng cuối cùng của chúng sinh. Chúng ta không thể cho phép điều đó.

Tôi đã tu luyện không tốt và vẫn còn nhiều chấp trước. Tôi vẫn đang vượt qua những thứ đó, nhưng tôi luôn luôn minh bạch rằng tôi có thân thể người thường này tại thời điểm này chỉ vì một mục đích, tôi đã đến thế giới này chỉ vì một lý do duy nhất ấy. Làm bất kỳ điều gì khác chỉ để làm nó mà thôi sẽ là vô nghĩa. Đã qua bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu kiếp sống…. Chúng ta phải làm cho tốt.

Tôi đã biết được rằng chừng nào mà khởi điểm của chúng ta là chân chính và vô ngã, nếu trong tâm chúng ta cảm thấy cần phải hoàn thành hay làm điều gì đó, thì chúng ta không nên để quá nhiều quan niệm rằng nó khó khăn đến mức nào, cản trở và chúng ta chỉ nên đi hoàn thành nó mà thôi. Cũng giống như chuyện kể Trung Quốc về một ông lão ngớ ngẩn di chuyển núi, chư thần sẽ cảm động trước tâm trong sạch của bạn và phép màu chắc chắn xảy ra trong quá trình thực hiện. Trong giai đoạn thời gian nhất định, tôi đã có thể giúp khoảng 100 người thoái ĐCSTQ mỗi ngày. Tôi hy vọng những kinh nghiệm của mình có thể khuyến khích các học viên cùng nhau thăng tiến về phía trước, bất chấp những quan niệm về khó khăn hay không thể thực hiện được. Như Sư Phụ vĩ đại của chúng ta giảng rằng “khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng.”

Nếu có bất kỳ điều gì tôi chia sẻ hôm này không dựa trên Pháp, xin vui lòng chỉ ra thiếu sót.

Xin cảm ơn!


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/19/120106.html
Đăng ngày: 13-10-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share