Theo một phóng viên ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

Tên: Tôn Thục Hương (孙淑香)
Giới tính: Nữ
Tuổi: Không rõ
Địa chỉ: Không rõ
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 22 tháng 9 năm 2009
Nơi bị giam gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử, thành phố Trường Xuân (长春市黑嘴子劳教所)
Thành phố: Trường Xuân
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: Giam cầm, lục soát nhà, tống tiền, tra tấn, bị ép tiêm thuốc, lao động cưỡng bức, đánh đập, tẩy não, sốc điện.

[MINH HUỆ 18-9-2010] Vào năm 2005, luật sư Cao Trí Thịnh đã ghi lại trong lá thư nổi tiếng của ông, sự tra tấn tàn bạo mà học viên Pháp Luân Công bà Tôn Thục Hương ở thành phố Trường Xuân chịu đựng. Vào ngày 22 tháng 9 năm 2009, bà Tôn Thục Hương đã bị bắt và lại chịu đựng sư tra tấn tàn bạo tại Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử trong chín tháng. Bà Tôn Thục Hương được thả ra vào tháng 6 năm 2010. Bà đã ở trong tình trạng hiểm nghèo và thân thể bà rất hốc hác khi được thả ra (xem ảnh bên dưới). Bên dưới là một trường hợp dựa trên mô tả cá nhân của bà Tôn Thục Hương về sự bức hại mà bà trải qua trong trại lao động cưỡng bức.

2010-8-30-changchun-sunshuxiang--ss.jpg

Mười ngày sau khi bà Tôn Thục Hương được thả ra từ trại lao động cưỡng bức (Tháng 6 năm 2010)

Bị công an bắt, bị tra tấn bằng còng tay sau lưng

Sáng sớm ngày 22 tháng 9 năm 2009, bà Tôn Thục Hương đưa cháu bà đến trường và sau đó trở về nhà. Ngay lập tức sau khi bà mở cửa ra, một công an ở Đội an ninh quốc gia thành phố Trường Xuân đã lao vào và bịt miệng bà để ngăn bà tạo ra tiếng động. Trong lúc đó, ba công an đã đi vào nhà bà và lấy đi nhiều tài sản cá nhân, gồm có ba cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp, hơn 20 dĩa DVD giảng rõ sự thật, và 1800 nhân dân tệ tiền mặt có những dòng chữ giảng rõ sự thật ghi trên đó.

Tại Cục công an thành phố Trường Xuân, công an đã in dấu tay của bà Tôn Thục Hương lên các tài liệu bịa đặt. Một công an đã bắt chéo tay của bà Tôn qua vai bà và sau đó kéo cánh tay lên một cách tàn nhẫn trong khi đẩy cánh tay kia ra sau lưng bà. Sau đó anh ta còng chặt hai cánh tay bà bằng các còng tay. (Công an gọi cách tra tấn này là “mang một thanh gươm trên lưng”) Điều này gây nên sự đau đớn cực độ ở hai tay của bà Tôn, làm bà thét lên. Công an sau đó đã kéo các ngón tay của bà ra và ép in dấu tay lên các tài liệu bịa đặt được công an tạo ra. Những tài liệu bịa đặt này được dùng như cái cớ để bức hại bà thêm nữa.

Ba ngày sau, bà Tôn bị giam tại Trại giam số 3 ở thành phố Trường Xuân. Sau ba ngày trong trại giam, bà bị đưa đến Bệnh viện Công an thành phố Trường Xuân vì bác sĩ trại giam không thể lấy máu của bà trong những lần kiểm tra sức khỏe ở đó. Trong bệnh viện, bà đã nghe các học viên Pháp Luân Công ở phòng bên cạnh bị trói và đang bị tiêm thuốc. Bà đập vào tường bằng một cái chai rỗng để phản đối cuộc bức hại. Một tội phạm giám sát bà Tôn đã ngăn bà lại và sau đó tấn công bà. Trong lúc bà Tôn Thục Hương bị giam trong bệnh viện, bà đã bị tiêm các loại thuốc lạ mỗi ngày.

Chịu lao động cưỡng bức, đánh đập và sốc điện

Hơn một tháng sau đó, bà Tôn Thục Hương đã bị chuyển đến Đội số 1 tại Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở thành phố Trường Xuân. Diêm Lập Phong (nữ, khoảng 40 tuổi) là trưởng Đội số 1, đã cố ép bà Tôn từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp mỗi ngày. Cô ta cũng cố buộc bà viết một lá thư nói xấu Đại Pháp và Sư phụ, nhưng bà Tôn đã kiên quyết từ chối. Công an sau đó đã buộc bà Tôn làm việc nặng nhọc và xem các chương trình truyền hình nói xấu Đại Pháp. Một lần, khi bà Tôn trở lại phòng giam sau một ngày lao động cưỡng bức nặng nhọc, các lính canh đã buộc bà đứng, và sau 20 phút bà đã ngất đi. Ngày hôm sau, các lính canh đã đẩy bà ra khỏi giường và buộc bà tiếp tục lao động cưỡng bức. Các lính canh muốn phá hủy thể xác và tinh thần của bà. Họ không chỉ buộc bà Tôn xem các tài liệu tẩy não trong lúc lao động cưỡng bức vào ban ngày, mà còn ép bà xem các tài liệu nói xấu Đại Pháp và Sư phụ vào ban đêm.

Vào mùa đông năm 2009, sau một đợt tuyết dày, trưởng đội Diêm Lập Phong đã xúi giục công an Chu Chiêm Hồng (nữ, độ tuổi 30) ép bà Tôn xúc tuyết ở nhiệt độ âm 30 độ. Lần thứ hai bà bị ép xúc tuyết, bà rất yếu và không thể đi. Công an Vương Lôi (nữ, khoảng 40 tuổi) nghĩ rằng bà đi chậm, nên đã kéo tay bà. Bà Tôn ngay lập tức cảm thấy cơn đau khủng khiếp ở xương sườn bên trái của mình. Bà không thể thở. Bà ngồi trên nền đất và ho dữ dội. Một lần khác, công an Vương Lôi đã gửi bà Tôn và học viên Pháp Luân Công khác đến Bệnh viện thống nhất Nhật Bản và Trung Quốc để kiểm tra. Trên đường đi, Vương Lôi cố tình kéo tay bà Tôn. Bà cảm thấy đau dữ dội ở dạ dày và không thể thở. Vì bà Tôn thường xuyên bị tra tấn tàn bạo, bà đã bị gửi đến Bệnh viện thống nhất Nhật Bản và Trung Quốc để kiểm tra và tiêm thuốc nhiều lần. Một lần, trên đường đến Bệnh viện thống nhất Nhật Bản và Trung Quốc, một lính canh ở Khu canh gác an ninh đã đánh vào bụng bà Tôn rất mạnh, với lý do là anh ta không vui khi bà nói chuyện. Bà Tôn sau đó không thể thở. Về sau bà không thể ăn uống được trong một thời gian dài và có những cơn đau không dứt ở dạ dày. Các cuộc kiểm tra của trại lao động cưỡng bức cho thấy ruột của bà bị chặn và bụng bà đầy khí độc. Khi bà ho, ruột của bà di chuyển lên xuống đập vào dạ dày bà. Bà rất yếu, nhịp tim của bà cực cao, và bà thở khó khăn. Thật khó để bà đi lại và vệ sinh. Bà phải xoa bụng thường xuyên để làm dịu cơn đau.

Mỗi lần sau khi công an ép tiêm thuốc bà Tôn Thục Hương, họ khiến bà lao động cưỡng bức, không quan tâm đến tình trạng thể chất của bà. Bà Tôn cũng chịu sự tra tấn tinh thần mỗi ngày vì bà từ chối từ bỏ niềm tin của bà vào Pháp Luân Đại Pháp. Bà cũng yếu đến nỗi không thể đứng. Công an sau đó ép bà ngồi và đọc các sách nói xấu Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ. Mỗi ngày bà bị buộc ngồi đến 11 giờ tối hay nửa đêm. Chu Chiêm Hồng một lần kéo bà Tôn đến phòng giam để buộc bà viết một “hối quá thư”, nhưng bà từ chối. Chu Chiêm Hồng sau đó dùng dùi cui điện để đánh tay trái của bà đến khi chuyển thành màu đen và xanh, và nhét một cây viết vào tay bà, chộp tay bà và viết hai hối quá thư.

Bảy ngày sau, Diêm Lập Phong dùng một dùi cui điện để đánh vào mặt bà Tôn Thục Hương, với cái cớ là bà Tôn từ chối hoàn thành cái gọi là “giấy kiểm tra” những câu hỏi nói xấu Pháp Luân Đại Pháp.

Mỗi lần trại lao động cưỡng bức đưa cho các học viên Pháp Luân Công vài thứ nhỏ nhặt, họ buộc các học viên viết một ghi chép để ngợi ca họ. Nếu các học viên từ chối, họ dùng một số cách để tra tấn các học viên. Vì thân thể của bà Tôn Thục Hương rất yếu, bộ phận y tế của trại lao động cưỡng bức đã yêu cầu Diêm Lập Phong cho bà Tôn mỗi ngày ăn một trái trứng. Tội phạm mà được gửi đến để giám sát Tôn Thục Hương sau đó đã buộc bà viết một báo cáo ca ngợi trại lao động cưỡng bức vì đã cho bà các quả trứng, trong tổng kết hàng tuần của bà.

Thân thể cực kỳ gầy do sự bức hại, bụng tích lũy chất lỏng

Vì sự tra tấn tinh thần và thể xác liên tục, thân thể của bà Tôn Thục Hương cực kỳ gầy và rất yếu. Tuy nhiên, các lính canh Dương Lập Phong và Chu Chiêm Hồng vẫn xúi giục phạm nhân Phụ Xảo Vân (nữ, độ tuổi ngũ tuần) buộc bà Tôn Thục Hương làm việc nhanh hơn và giao cho bà một thời gian rất ngắn. Cuối cùng, bà Tôn thậm chí không thể cầm nổi một cây kéo do sự ngược đãi. Dương Lập Phong đã bảo người thân của bà ký giấy bảo lãnh và đưa bà về nhà. Nhưng bà Tôn đã không đồng ý cho gia đình bà ký. Diêm Lập Phong nói, “Nếu bà không để cho gia đình bà ký, bà phải viết một thư bảo đảm rằng nếu bà chết, thì sẽ không liên quan gì đến trại lao động cưỡng bức.” Ngày thứ hai, khi Diêm Lập Phong thấy rằng bà Tôn đã không viết một chữ nào, cô ta đã kéo bà đến bệnh viện để tiêm thuốc.

Vào tháng 6 năm 2010, bà Tôn Thục Hương bị nhức đầu và tâm trí bà không tỉnh táo sau khi bị ép tiêm các loại thuốc lạ bởi khoa y tế trong trại lao động cưỡng bức. Vào lúc đó, trưởng trại lao động cưỡng bức họ là Điền cùng với các viên chức Viện kiểm sát trong trại lao động cưỡng bức đã dùng một camera để ghi hình bà Tôn, và tuyên bố rằng điều này sẽ được dùng để làm bằng chứng trong tương lai. Các viên chức Viện kiểm sát hỏi bà, “Trại lao động cưỡng bức đã không buộc bà làm việc, nhưng tại sao bà vẫn khăng khăng làm việc. Điều đó có đúng không?” Bà Tôn trả lời, “Họ không cho tôi làm việc trong ngày đầu tiên. Nhưng ngày hôm sau họ đã buộc tôi làm việc.” Nhưng lập tức các viên chức ngưng việc ghi hình ngay sau câu đầu tiên của bà. Sau đó bà bị gửi đến tầng hai để gặp con trai bà. Khi đầu óc của bà Tôn không tỉnh táo, bà đã bảo con trai mình ký vào giấy để bảo lãnh bà đi chữa trị. Vào buổi tối, thân thể bà Tôn nóng lên và bà bị gửi đến Bệnh viện thống nhất Nhật Bản và Trung Quốc. Khi bà đến bệnh viện, căn phòng đầy công an đang đợi kết quả cuộc kiểm tra. Cuộc kiểm tra khẳng định rằng có ba viết sẹo trong dạ dày bà và bà không thể ho, khóc, cười, hay hắt hơi, e rằng bà bị đau nặng. Cuộc kiểm tra cũng phát hiện bụng bà đầy loại chất lỏng. Bác sĩ nói, “Người đàn bà lớn tuổi này có nhiều bệnh về dạ dày và bụng. Chúng tôi cần dùng một thủ thuật chọc bụng.” Bà Tôn đã không đồng ý như thế. Ngoài ra toàn bộ quá trình kiểm tra đã được thực hiện mà con của bà Tôn không hay biết. Công an đã gọi con của bà đến chỉ khi ký xong các tài liệu. Họ cũng không đưa các kết quả khám nghiệm cho gia đình bà Tôn. Sau một thời gian dài, con trai của bà Tôn cuối cùng cũng được phép đưa mẹ anh ta về.

Sau khi bà Tôn Thục Hương trở về nhà, bà đã kiên định học Pháp và tập công. Thân thể bà đã dần dần hồi phục.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/31/229050.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/18/120072.html
Đăng ngày 04-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share