[MINH HUỆ 30-08-2010] Ngày 15 tháng 7 năm 2010, Tòa án quận Ôn Giang, thành phố Thành Đô đã mở phiên xét xử học viên Lưu Kiến. Trong phiên xử, ông Vương Nhã Quân, một luật sư từ Bắc Kinh, là người bào chữa cho vụ việc. Có hơn 70 người tham dự phiên xử, gồm có nhân viên tại tòa, công an, viên chức chính quyền địa phương, cũng như các chuyên gia pháp lý và gia đình ông Lưu. Phiên xử kết thúc sau đó hơn một giờ. Phiên xử lần hai bắt đầu vào ngày 6 tháng 8 năm 2010. Ông Lưu đã bị kết án lên đến 7 năm tù.

Ông Lưu đã kháng cáo lại quyết định của tòa và yêu cầu xóa án, do các viên chức thụ lý vụ án đã tịch thu một lượng lớn tiền từ ông Lưu và bà Lưu Kỳ, chị gái ông. Gia đình ông Lưu sau đó đã nộp đơn khiếu nại về vụ việc lên cấp cao hơn.

Ông Lưu đã bị bắt giữ bảy lần

Ông Lưu đã gần 60 tuổi, ông bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1996. Ông đã bị bắt bảy lần từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Khi ông đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, ông đã bị giam hơn 20 ngày. Mười ngày sau khi được thả, ông lại bị bắt khi bị nhìn thấy đang nói chuyện với vài người bạn, ông đã bị giam trong hơn bốn tháng. Ông Lưu lại bị bắt vào một lần khác trong lúc đang phát tài liệu giảng rõ sự thật và bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức. Sau đó ông lại bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức sau khi bị bắt ở trên tàu hỏa. Khi ông bị bắt giữ ở nhà, ông đã bị giam tại một trại tẩy não trong nhiều ngày, và sau đó ông đã bị bắt trong lúc đang phát Cửu Bình. Nhưng lần này ông đã thoát được và trở thành vô gia cư để tránh bị bức hại về sau. Công an đã cho ông vào danh sách truy nã trên Internet, và gia đình ông thì bị đe dọa, dọa dẫm và bị theo dõi bởi chính quyền.

Lần cuối ông Lưu bị bắt là ngày 14 tháng 9 năm 2009, tại một chung cư ở quận Ôn Giang. Có hơn mười người ở Đội An ninh Nội địa quận Ôn Giang, Phòng 610 địa phương, Đồn công an Vân Khê đã bắt ông cùng ba học viên khác. Ông Lưu đã bị đánh và bị thẩm vấn, rồi sau đó bị đưa đến Trại giam quận Ôn Giang. Công an Tiêu Vân Long và hai người khác ở Đồn công an Vân Khê đã đánh ông Lưu nặng đến nỗi ông không thể đi được.

Luật sư biện hộ rất chắc chắn và có lý trí

Uỷ viên công tố đã buộc tội ông Lưu vi phạm Điều 300 bộ luật hình sự: sử dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi luật pháp. Luật sư của ông Lưu đã thực hiện tố tụng một cách chắc chắn để bào chữa, ông nói:

  • Những tài liệu được làm bởi ông Lưu là để quảng bá Pháp Luân Công và ông đã không sử dụng bất kì tổ chức nào cho mục đích này. Bộ Nội Vụ đã tuyên bố “Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp” là một tổ chức bất hợp pháp vào ngày 22 tháng 7 năm 1999. Hơn nữa, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã tách khỏi Hội nghiên cứu khí công trước đó và đã không còn tồn tại. Từ khi Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp không còn tồn tại ở Trung Quốc nữa, thì ông Lưu không thể lợi dụng bất kì tổ chức nào như vậy. Công tố viên không thể trả lời việc bằng cách nào mà ông Lưu có thể lợi dụng một tổ chức không hề tồn tại.
  • Làm tài liệu để quảng bá Pháp Luân Công không hề vi phạm bất cứ điều luật nào ở Trung Quốc. Công tố viên cũng không thể trả lời ông Lưu đã vi phạm việc thực thi luật pháp như thế nào.
  • Ông Lưu không có bất kì ý định nào để làm tổn thương ai đó hoặc phá hoại luật pháp. Một số yếu tố chính để cấu thành tội đã không được thiết lập. Do đó lời buộc tội của công tố viên chống lại ông Lưu là không hợp lệ.

Luật sư cũng chỉ ra rằng Hiến pháp Trung Quốc, Điều 35 và 36, đã định nghĩa rõ ràng về tự do tôn giáo và tự do báo chí. Pháp Luân Công là một môn tập có tín ngưỡng về tinh thần, và sau đó là niềm tin, tập luyện và quảng bá Pháp Luân Công trong phạm trù tín ngưỡng. Luật hình sự và những giải thích có liên quan của tòa án đã không tìm ra được đâu là đúng hay sai dựa trên niềm tin của một con người, và sau đó kết án họ vì niềm tin đó. Ông tiếp tục nói rằng Điều 300 của Luật hình sự và những giải thích có liên quan của tòa án là vi phạm Hiến pháp, và do vậy không nên coi đó là cơ sở để buộc tội hay kết án ai. Luật sư chỉ ra rằng ông Lưu tin tưởng vào Pháp Luân Công và tập luyện để có sức khỏe, và tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn” để trở thành một người tốt.

Luật sư nhấn mạnh rằng không có điều luật nào ở Trung Quốc nói rằng Pháp Luân Công là một tà giáo, và môn đó cũng không nằm trong danh sách 14 tà giáo được định rõ bởi Bộ Công an. Ông cho rằng bản thân Điều 300 của Luật hình sự đã chống lại Hiến pháp. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc là chống lại luật pháp.

Có gần 70 người tại tòa đã lắng nghe chăm chú và thật may mắn khi biết được sự thật về Pháp Luân Công. Một số người còn lên tiếng ủng hộ lập luận của luật sư biện hộ.

Kháng án

Hai mươi ngày sau phiên xử đầu tiên, phiên xử thứ hai đã được tổ chức, và ông Lưu bị kết án đến 7 năm tù.

Khi một bản án được công bố, nó phải dựa vào lời bào chữa và sau đó giải thích tại sao họ đồng ý hoặc từ chối các tranh luận biện hộ. Tuy nhiên, trong phán quyết chống lại ông Lưu, chỉ có một câu nói mơ hồ rằng cơ sở của những lời bào chữa là trái với luật pháp. Bản phán quyết không có bất kì dẫn chứng cụ thể nào tới quan điểm của bên biện hộ, cũng không nói tại sao không thể chấp nhận quan điểm của bên biện hộ. Bản phán quyết cũng không giải quyết bất kỳ vấn đề nào được đưa ra bởi bên biện hộ.

Ông Lưu không đồng ý với quyết định của tòa án và đã kháng cáo. Gia đình ông Lưu cũng đã yêu cầu luật sư giúp họ kháng án.

Cố gắng lấy lại tiền

Hơn mười người từ Đội An ninh Nội địa quận Ôn Giang, Phòng 610 địa phương, Đồn công an Vân Khê đã đến nhà và bắt ông Lưu vào ngày 14 tháng 9 năm 2009. Họ lục soát và tịch thu năm máy tính xách tay, một máy in và nhiều tài sản cá nhân khác. Họ cũng lấy hơn 20.000 nhân dân tệ tiền mặt của ông Lưu và chị gái ông.

Ban đầu thì 3.000 nhân dân tệ tiền mặt đã bị lấy đi, công an Tiêu Vân Long ở Đồn cảnh sát Vân Khê đã nói với gia đình ông Lưu rằng họ phải nộp tiền cho kho bạc. Tuy nhiên, không có hóa đơn nộp tiền trong danh sách đồ vật bị tịch thu. Cũng không có hóa đơn của 20,000 nhân dân tệ khác bị lấy đi khi họ lục soát nhà ông Lưu.

Gia đình ông Lưu đã đến Đồn cảnh sát Vân Khê vào ngày 20 tháng 8 năm 2010, và yêu cầu Tiêu Vân Long trả lại tiền cho họ. Tiêu đã đưa ra nhiều lý do và thậm chí còn từ chối những gì ông ta nói trước đây. Để đáp lại, gia đình ông Lưu đã nộp đơn khiếu nại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/30/229001.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/15/120001.html
Đăng ngày 25-09-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share