Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Thượng Hải

[MINH HUỆ 27-8-2010] Các lính canh ở Nhóm số 5 của Trại lao động cưỡng bức nữ Thanh Phổ Thượng Hải thường không trực tiếp tham gia vào việc bức hại. Thay vào đó, họ dạy nhiều người nghiện ma túy tẩy não, dọa nạt, và giám sát học viên Pháp Luân Công. Đổi lại, họ thưởng hoặc phạt những con nghiện ma túy tùy thuộc vào các kết quả.

Học viên Pháp Luân Công Từ Hiểu Yến đã từ chối việc từ bỏ niềm tin của cô vào Pháp Luân Công năm 2008. Lính canh Lý Trác Lâm đã sắp đặt người nghiện ma túy Đái Tiểu Anh và những người khác giám sát Từ Hiểu Yến trong một phòng nhỏ với cửa chính và các cửa sổ đều bị đóng lại. Họ hăm dọa và cố buộc cô viết ba tuyên bố hứa từ bỏ việc tu luyện. Vì những người nghiện ma túy này không thành công trong việc khiến cô từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, họ đã bị phạt bằng cách không được cho thêm điểm hay thêm tiền.

Trần Hồng, một trong những người nghiện ma túy, đã không còn muốn giám sát các học viên Pháp Luân Công nữa, và xin trở lại làm lao động cưỡng bức. Lính canh Thiệu Đông Sinh lo ngại rằng những người nghiện ma túy từ những nhóm khác cũng sẽ không muốn bức hại học viên Pháp Luân Công, nên bà ta đã lăng mạ và hành hạ Trần Hồng, và bảo với cô ấy rằng cô sẽ không được phép rời đi. Lính canh Thiệu Đông Sinh cũng cảnh báo cô không được nói với những người khác về điều này.

Các lính canh sau đó không còn tin rằng Trần Hồng có thể cung cấp cho họ bất kỳ thông tin chính xác nào về Pháp Luân Công nữa, nên họ đã ra lệnh cho các tù nhân khác bắt đầu giám sát cô. Lý do mà Thiệu Đông Sinh không cho Trần Hồng trở về lao động cưỡng bức là che đậy sự thật rằng những người nghiện ma túy Nhóm số 5 đang bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Khi các lính canh nhận ra rằng họ không thể thay đổi các học viên, họ đã trộn lẫn những người nghiện ma túy và các học viên với nhau, và cấm cả hai nhóm ngủ. Những người nghiện ma túy bị buộc đứng cùng với học viên trong cả đêm. Nhiều người nghiện ma túy không thể chịu đựng nổi sự tra tấn này và họ đã quỳ xuống trước mặt các học viên, nắm lấy chân các học viên, van xin và cầu khẩn các học viên hãy từ bỏ niềm tin của mình.

Học viên Pháp Luân Công Tần Hồng Tiên không bao giờ từ bỏ niềm tin của mình trong suốt 5 năm, cô bị giam bất hợp pháp trong nhà tù nữ. Do vậy cô phải đứng trong cả đêm. Chân cô bị sưng tấy đến mức đôi khi cô không thể đi giầy, các lính canh Hề Cẩn và Lý Trác Lâm đã ép người nghiện ma túy Kim Nguyệt Hoàng trông chừng cô suốt cả đêm, không cho tắm rửa hay bất kỳ sự di chuyển nào. Cuối cùng Kim Nguyệt Hoàng đã quỳ trước mặt cô Tần Hồng Tiên, khóc lớn và van xin cô viết ba tuyên bố.

Khi học viên Vương Diệp tiếp tục bị giam trong một trại lao động cưỡng bức vào năm 2009, họ đã sử dụng cùng cách thức và buộc hai người nghiện ma túy không được ngủ và giám sát cô. Nhìn thấy sự khổ sở mà hai người nghiện ma túy chịu đựng và lắng nghe tiếng khóc của họ van nài cô từ bỏ Pháp Luân Công, cô Vương đã rất lo lắng cho họ.

Nhiều người nghiện ma túy bí mật bày tỏ rằng mặc dù khối lượng công việc trong những nhóm khác nặng nề hơn, họ vẫn muốn quay trở lại các nhóm ban đầu của mình, nơi họ có thể nói chuyện tự do trong nhóm của họ. Các lính canh đã buộc họ giám sát các học viên Pháp Luân Công mỗi ngày, và cấm các học viên liên lạc hay nói chuyện với người khác, và phải viết báo cáo về các học viên mỗi ngày.

Lính canh đã kiểm tra thông tin được cung cấp bởi những người nghiện ma túy trong cùng phòng. Khi một người nghiện ma túy báo cáo một điều gì đó được nói bởi một học viên mà những người nghiện ma túy khác đã không báo cáo, những người còn lại sẽ bị phạt. Họ bị ra lệnh trực tiếp, “Nhiệm vụ của các vị là giám sát và “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công, và đó là lý do tại sao các vị không cần lao động như những người nghiện ma túy trong những nhóm khác.”

Người nghiện ma túy Sài Hiểu Vân đã không hiểu thế nào là “chuyển hóa” các học viên, vì vậy lính canh Thiệu Đông Sinh đã ép cô đọc những sách nói xấu Đại Pháp và viết những báo cáo “trải nghiệm.” Cô cũng bị hỏi những câu hỏi mỗi ngày, và nếu cô không thể trả lời, cô sẽ bị buộc phải sao chép và đọc những sách nói xấu.

Học viên Tôn Trác Anh đã không chịu đọc các sách nói xấu Đại Pháp năm 2008. Lính canh Thiệu Đông Sinh sau đó đã buộc người nghiện ma túy Lỗ Bội Lệ và những người khác thay phiên nhau đọc các sách hướng về phía cô, làm cô yếu đi, dù cô vừa mới ra khỏi bệnh viện.

Hai tuần sau học viên mới Trương Ý, vào năm 2008, đã viết ba tuyên bố dưới áp lực, đã nhận ra lỗi của mình và từ chối tiếp tục đọc các sách nói xấu Pháp Luân Đại Pháp. Lính canh Hề Cẩn ngay lập tức đã thẩm vấn người nghiện ma túy Hồ Mĩ Dung, người đã giám sát cô Trương, và tất cả những người nghiện khác ở cùng phòng. Họ đã giao trách nhiệm cho những người nghiện khác giám sát cô Trương.

Lính canh đã cố gắng mọi cách có thể để che đậy sự tra tấn lên các học viên Pháp Luân Công. Họ đã nói dối với những người khác trong trại lao động cưỡng bức, “Không ai cần làm việc nặng trong Nhóm số 5. Các học viên Pháp Luân Công sống cuộc sống tiện nghi. Mỗi ngày họ chỉ xem phim và đọc sách.

Dù cho các lính canh nghĩ rằng họ đã “tẩy não” những người nghiện ma túy bằng cách liên tục cho họ xem các băng hình nói xấu, nhưng hầu hết các tù nhân này đã biết sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, và hầu hết đã nhận ra rằng các học viên là từ bi và quan tâm đến người khác. Cho dù có sự xung đột với nhau trong một thời gian dài, họ vẫn biết các học viên thật sự luôn dùng “Chân-Thiện-Nhẫn” để rèn luyện chính mình.

Chúng tôi được biết nhiều người nghiện ma túy đã thoái ĐCSTQ sau khi được thả ra. Một trong số họ nói, “Các lính canh trong trại lao động cư xử tệ hơn những con thú. Họ đối xử với các học viên Pháp Luân Đại Pháp – những người tu luyện với sự từ bi- theo những cách ác độc. Lính canh nói rằng thật tốt cho các học viên viết ba tuyên bố, nhưng họ không bao giờ thật sự tin vào học viên. Họ liên tục dùng những người nghiện ma túy giám sát cuộc sống hàng ngày của học viên và viết báo cáo mỗi ngày. Học viên mà không chịu từ bỏ niềm tin của mình thì bị phạt đứng suốt đêm mà không cho tắm rửa hay dùng nhà vệ sinh. Thật là mất nhân tính!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/27/228870.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/4/119824.html
Đăng ngày: 01-10–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share