Theo một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Ninh Hạ, Trung Quốc

Tên: Nghiêm Anh (严英)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 47
Địa chỉ: Nông trại Linh Võ, thành phố Linh Võ, tỉnh Ninh Hạ
Nghề nghiệp: Buôn bán cá nhân
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 9 năm 2001
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Ninh Hạ (宁夏女子劳教所)
Thành phố: Ngân Xuyên
Tỉnh: Ninh Hạ
Hình thức bức hại: Giam cầm, lục soát nhà, thẩm vấn, đánh đập, lao động cưỡng bức, cấm ngủ.

[MINH HUỆ 23-6-2010] Bà Nghiêm Anh ở thành phố Linh Võ, tỉnh Ninh Hạ. Khi bà lên một tuổi, bà mắc bệnh bại liệt trẻ em, khiến bà bị tàn tật nặng, và sau này bà bị nhiều bệnh khác. Bà đau khổ vì sức khỏe kém của mình khiến bà cảm thấy thà chết còn hơn. Tuy nhiên, sau khi bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà được hưởng lợi ích to lớn, cả thể chất lẫn tinh thần. Từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà đã bị quấy nhiễu, giam cầm, và bị giam trong các trại lao động cưỡng bức. Dưới đây là câu chuyện về sự trải nghiệm của bà.

1. Cố gắng sống sót qua các khó nạn

Tôi bị tàn tật. Khi được một tuổi, tôi mắc bệnh bại liệt và bị các di chứng nặng nề về sau, với teo bắp thịt nơi chân phải và liệt dây thần kinh. Tôi đi lại rất khó khăn thậm chí chỉ một bước chân. Tôi sống bằng nghề sửa đồng hồ và điện thoại di động.

Năm 1989, sau khi con tôi được sinh, tôi bị một bệnh lạ. Tôi vô cùng nhạy cảm với cái lạnh. Ngay khi tay tôi chạm vào nước lạnh, nó co rút và trở thành tê cứng. Sau đó tôi không bao giờ đụng vào nước lạnh. Thậm chí trong mùa hè nóng bức, tôi phải mặc áo bông và quần dày. Tôi đã đến tất cả bệnh viện lớn, nhưng họ không thể xác định được nguyên nhân của tình trạng này, vì vậy họ không thể chữa trị được. Sau đó tôi bị bệnh tim thấp khớp, sinh ra một ưu nang ở gan có đường kính 0.9cm, thận yếu, viêm bề mặt dạ dày, viêm vùng chậu, viêm nứu răng và viêm màng bụng. Mỗi khi tôi bị thêm một bệnh, cơn đau thật khó mà chịu đựng. Tôi cũng bị chứng viêm mũi dị ứng và lạnh một chút có thể đưa đến cái đau nơi thần kinh não và cổ họng sưng.

Tóm lại, tôi bị bệnh từ đầu đến ngón chân. Tôi đi khám bác sĩ khắp nơi nhưng rất ít kết quả. Lúc bấy giờ tôi chỉ mới trong độ tuổi 20. Năm 1994, tôi nghe nói khí công có thể chữa bệnh vì vậy tôi bắt đầu tập luyện khí công. Nhưng nó cũng không hữu hiệu. Tôi quá đau với tất cả các bệnh này đến nỗi tôi không muốn sống.

2. Tất cả các bệnh tôi đều biến mất sau khi tôi bắt đầu luyện tập Pháp Luân Đại Pháp

Vào tháng 5 năm 1997, tôi nhìn thấy một người bạn trẻ cầm trong tay một quyển sách. Trên bìa tôi đọc được các chữ Chuyển Pháp Luân. Tôi cảm thấy như toàn thân bị chấn động khi tôi nhìn thấy các chữ này. Sau đó một luồn ấm áp chạy suốt thân tôi. Tôi không thể giữ được mình và bước đến hỏi anh ta cách nào tôi có thể có một bản sao của cuốn sách, nhưng anh ta không thể giúp tôi. Ba ngày sau, tôi tự xoay sở và có được một bản sao. Từ đó tôi đã bước đi trên con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Ba tháng sau khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, tất cả các bệnh của tôi đều biến mất. Lần đầu tiên trong đời, tôi trải nghiệm được cảm giác thế nào là cảm giác một cơ thể không bệnh. Gia đình tôi rất ngạc nhiên bởi hiệu quả mầu nhiệm của Đại Pháp. Tôi cũng hiểu được vì sao người ta bị bệnh và làm sao để hành động dựa trên các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.

Tôi không còn bực bội hoặc than trách, và mỗi ngày tôi đều hạnh phúc. Tôi nói với mọi người tôi đã thay đổi thế nào sau khi tập luyện Pháp Luân Công và Đại Pháp mầu nhiệm như thế nào.

3. Bị giam vì lên tiếng chống lại cuộc bức hại

Tối ngày 21 tháng 7 năm 1999, khi chúng tôi đang học Pháp trong một nhóm, Tào Bính Văn từ đồn công an nông trại xuất hiện và nói, “Đừng tụ tập học Pháp Luân Công hoặc tập công hoặc các người sẽ bị bắt.

Là Sư phụ đã cứu mạng tôi. Thế giới không nên bị gạt bởi những lời dối trá. Tôi phải đứng dậy để lên tiếng cho Pháp Luân Công và cho Sư phụ với những trải nghiệm của riêng tôi.

Vào tháng 3 năm 2000, ba học viên địa phương và tôi đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tập luyện Pháp Luân Công. Chúng tôi không tìm được Văn phòng thỉnh nguyện, vì vậy chúng tôi đi đến Quảng trường Thiên An Môn, nơi đây chúng tôi nhìn thấy công an, đặc vụ, và các xe công an khắp nơi. Tất cả các đèn trên xe công an đều bật lên và còi hụ kêu vang. Công an vũ trang với súng đang nhìn các du khách. Họ tra hỏi bất kỳ ai có mang một cái túi lớn. Tôi lặng người đi bởi cảnh tượng này.

Lúc đó, chúng tôi nhìn thấy một nam học viên Pháp Luân Công mạnh mẽ lấy ra từ trong áo anh ta một băng rôn màu vàng và hô lên, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!” trong khi đang căng nó ra. Tức thời, hai đặc vụ mặc áo khoác da và mang kính đen phóng về phía anh ta, đánh vào phía sau đầu anh, và đè anh xuống đất. Họ dậm mạnh lên đầu và đá và đánh anh. Sau đó càng có nhiều công an đến và đánh anh ta tàn bạo. Một xe công an khác mau chóng đến. Công an sau đó lôi người học viên vào xe hơi. Những người đứng xem thậm chí không có thời gian để hiểu điều gì đang xảy ra trước khi xe công an lái đi mất.

Vì chúng tôi không có nơi nào đi để nói về Pháp Luân Đại Pháp và cũng vì các học viên có các ý kiến khác nhau, nhiều người trong chúng tôi sau đó đi về nhà.

Sau khi trở về nhà, tôi được biết là ngày mà chúng tôi đi Bắc Kinh, công an Tiểu Tô từ Đồn công an nông trại Linh Võ nhận được tin và đã tố cáo chúng tôi với Phòng 610 thành phố. Phòng 610 sau đó gửi người đi chặn chúng tôi tại Ga xe lửa Ngân Xuyên, nhưng chúng tôi đã ra đi. Sau đó họ gửi người đến Văn phòng liên lạc Bắc Kinh nhưng họ cũng không bắt được chúng tôi tại nơi đây. Thay vì vậy, họ mang trở về hơn 20 học viên từ Ninh Hạ. Trong số họ có hai học viên từ thành phố Linh Võ. Họ bị giam và gửi đi các trại lao động cưỡng bức hoặc bị kết án.

Khi bốn chúng tôi vừa về đến nhà, gia đình của chúng tôi nói với chúng tôi rằng công an từ đồn công an nông trại đã yêu cầu chúng tôi đi gặp họ. Tôi đi đến đồn công an và bị giam, cùng với ba người khác trong một đêm. Ngày hôm sau Trương Chiêm Lâm, Dương Ngọc Cường, và Vương Thục Cầm từ Phòng 610 tại thành phố Linh Võ và Mã Dược Lâm, Tào Tư Cường, Tào Bỉnh Văn, Đảng Lâm Võ, Vương Văn Hoa, Tiểu Tô, và Nghiêm Tự Binh từ đồn công an nông trại đã đột kích nhà chúng tôi. Sau đó họ giam ba chúng tôi tại Trại giam thành phố Linh Võ. Người học viên thứ tư mà đi Bắc Kinh với chúng tôi cũng bị đưa đến trại giam. Chúng tôi bị giam trong 15 ngày.

4. Bị giam trong 37 ngày

Vào tháng 4 năm 2001, trong vùng địa phương của tôi, rất nhiều băng rôn được làm bởi các học viên Pháp Luân Công được treo trên cây. Công an không thể tìm ra ai đã làm. Nhiều ngày sau Trương Chiêm Lâm và Dương Ngọc Cường từ Phòng 610 đã bắt sáu học viên trong nhóm học Pháp của chúng tôi và giam họ.

Tôi bị giam trong năm ngày và sau đó bị chuyển đến Trại giam thành phố Linh Võ, nơi công an từ Cục an ninh nội địa thay phiên nhau thẩm vấn tôi. Lý Minh, trưởng Cục công An thành phố Linh Võ, đi đến trại giam nhiều lần để cố buộc tôi viết một ‘tuyên bố bảo đảm’ từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công. Ông ta hăm dọa rằng nếu tôi không viết tờ tuyên bố tôi sẽ bị kết án. Nhưng bất kể công an hăm dọa tôi như thế nào, tôi đã từ chối viết tờ tuyên bố đó. Trại giam phạt gia đình tôi 3 000 nhân dân tệ, nhưng gia đình tôi từ chối đưa cho họ số tiền đó.

Qua ngày thứ 37, công an cho tôi về nhà. Trước khi đi, tôi nói với họ, “Tôi không làm điều gì sai trong việc tập luyện Pháp Luân Công. Chính các người là sai khi bắt tôi.” Tôi không có tiền đi về nhà. Tôi nhắc với họ rằng chính họ đã mang tôi đến đồn công an trong một xe công an và họ phải mang tôi trở về bằng cách như vậy. Họ lái xe đưa tôi đến đường lớn và đón một chiếc tắc xi đưa tôi về nhà. Sau khi về đến nhà, tôi được biết công an đã đưa chồng tôi đến đồn công an và tra thẩm ông về việc có phải tôi đã làm các băng rôn không. Ông bị giữ trong hơn một giờ.

5. Ba năm trong một trại lao động cưỡng bức

Vào tháng 9 năm 2001, công an đậu xe quanh nhà tôi và theo dõi tôi 24/24. Tôi rời nhà ngay khi tôi phát hiện điều này. Công an Vương Văn Hoa đến nhà tôi và nói dối với gia đình tôi rằng nếu tôi về nhà trước 1 tháng 10, tôi sẽ được an toàn. Tôi đã tin vào lời nói dối đó và về nhà.

Sau ngày tôi về nhà, công an đưa tôi đến Cục công an thành phố Linh Võ. Sau đó họ đưa tôi đến Trại lao động cưỡng bức nữ Ninh Hạ và đưa cho tôi “Thông báo về việc lao động cưỡng bức” ở đó. Trên đường đến trại lao động cưỡng bức, các công an Trương Chiêm Lâm và Dương Ngọc Cường đã lừa tôi, nói rằng họ đang lái xe đưa tôi về nhà. Cùng ngày hôm đó, ba đồng tu từ thành phố của tôi cũng bị kêu án ba năm lao động cưỡng bức.

Trong khi tôi ở trong trại lao động, Trương Chiêm Lâm và Dương Ngọc Cường đến thẩm vấn tôi ba lần và hỏi tôi lấy các tài liệu Pháp Luân Công ở đâu. Mỗi học viên trong trại lao động đều bị canh chừng bởi hai tù nhân ma túy, mà có quyền khi nào cho phép các học viên được ăn, ngủ hoặc đi nhà vệ sinh. Chúng tôi không được phép nói chuyện với nhau. Chúng tôi thường bị nhốt trong phòng biệt giam, bị đánh bằng dùi cui điện, bị lao động nô lệ, không được phép có người thân thăm, và không được phép nhận các vật dụng cần thiết từ gia đình. Chúng tôi phải mua các vật dụng cần thiết có chất lượng kém từ tiệm tạp hóa trong trại lao động cưỡng bức nơi giá cao một cách vô lý.

Vào tháng 11 năm 2002, công an mà tham gia tích cực vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công hợp thành một thứ gọi là “Đội giáo dục và giúp đỡ.” Họ đến Trại lao động cưỡng bức nữ Ninh Hạ và thành lập Đội thứ tư của ” Đội giáo dục và giúp đỡ” (thật ra là một đội cưỡng bức ‘chuyển hóa’). Ý định của họ là ‘chuyển hóa’ các học viên Pháp Luân Công. Những người phụ trách là đội trưởng Thang Ninh, Ủy viên chánh trị Mã Diễm, phó Ủy viên chính trị Mã Yến,và Mã Lệ Bình từ Cục quản lý. Cũng tham gia tích cực vào sự bức hại là trưởng Đội số hai Mã Lị, trưởng Đội thứ nhất Trương Hiểu Yến, Thái Hiểu Huệ, trưởng đội Tiểu Lý, và Vương Lệ Quyên từ Đội số hai. Mã Lị có trách nhiệm “chuyển hóa” tôi. Trước mặt tôi cô ta tương đối điềm tĩnh, nhưng sau lưng tôi cô ta xúi giục các tù nhân ma túy Đái Hiểu Lị và Trầm Hồng đánh đập tôi. Để “chuyển hóa” tôi, họ không cho tôi ngủ về đêm, bắt tôi xem các băng thâu hình hoặc đọc các bài viết thóa mạ Đại Pháp, không cho phép tôi tắm rữa hoặc đi nhà vệ sinh, và buộc tôi đứng đối mặt một bức tường trong thời gian lâu.

Trong mùa đông lạnh tôi bị buộc đứng trên nền gạch lạnh với chân không. Hai chân tôi trở nên sưng đến độ tôi không thể mang giày. Chân phải bị tàn tật của tôi mất hết cảm giác. Chân trái của tôi phải chịu hết sức nặng của cơ thể, và nó trở nên sưng vù và đau. Tôi bị đánh mỗi khi tôi nhắm mắt. Các tù nhân Đái Hiểu Lị và Trầm Hồng thay phiên nhau tra tấn tôi. Họ đánh vào đầu và vai tôi. Sau khi bị tra tấn trong nhiều ngày, tôi trở nên biến dạng đến độ tù nhân mà được chỉ định canh chừng tôi kinh hãi khi cô ta nhìn thấy tôi.

Tôi bị tra tấn không ngừng trong 13 ngày và hầu như không ngủ trong thời gian đó. Tôi cảm thấy như tôi đang trong một cơn hôn mê. Dưới áp lực ghê gớm và tàn bạo như vậy, tôi đã ký tên lên ba tuyên bố khi tôi gần bất tỉnh. Tôi ngủ cho đến 11 giờ sáng ngày hôm sau. Khi tôi vừa thức giấc, Trương Hiểu Yến, mặc đồ đẹp và phấn son, dẫn đầu những người mà đã bị “chuyển hóa” và các tù nhân khác đến và chúc mừng tôi. Cô ta nói với tôi rằng tôi đã được “chuyển hóa” vào đêm trước. Tôi không tin cô ta và rất ngạc nhiên. Tôi nói ngay với cô ta, “Nếu tôi đã ký cái gì, tôi bây giờ tuyên bố rằng các tuyên bố đó của tôi là hủy bỏ và vô giá trị.” Khi vừa nghe điều này, Trương Hiểu Yến quay lại và bỏ đi với những người khác. Sau một lúc, các tù nhân lại đến và buộc tôi đứng đối diện với một bức tường.

Học viên Dinh Anh bị tra tấn trong 40 ngày và Đậu Kiến Mai trong 32 ngày. Bà Đậu phải ngồi chồm hổm trong bảy ngày. Bà bị đánh tàn bạo nếu bà không nghe lời họ.

6. Liên tục bị quấy rối và bị bức hại

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, các đội trưởng Trần Vạn Sinh và Hà Ngọc Thành từ Đội phong cảnh thứ hai của Nông trại Linh Võ, nơi mà gia đình tôi đã đăng ký hộ khẩu, thường đến nhà tôi để quấy nhiễu tôi. Sau khi tôi được thả ra từ trại lao động cưỡng bức vào ngày 16 tháng 9 năm 2003, Trương Chiêm Lâm, Dương Ngọc Tường, Mã Kiến Dân, và Lương Kế Hồng từ Phòng 610 Linh Võ và Vương Chí Quốc và Tề Chí Quân từ Đồn công an nông trại đã đến nhà tôi nhiều lần để quấy nhiễu tôi.

Ngày 24 tháng 2 năm 2009, tôi không có ở nhà. Gia đình tôi sau đó nói lại với tôi rằng trưởng Đội Phong cảnh thứ hai của nông trại, Hà Ngọc Thành, đã đến nhiều lần và hỏi tôi ở đâu. Sau đó tôi biết rằng Phòng 610 Linh Võ đã nhận được thông báo từ Ngân Xuyên rằng ngày hôm đó, Toà án Ngân Xuyên sẽ đưa các học viên Pháp Luân Công ra xét xử và ra lệnh rằng tất cả các học viên địa phương phải bị theo dõi và không được phép rời nhà họ.

Ngày 7 tháng 3 năm 2009, các học viên từ các vùng khác của Ninh Hạ bị bắt vì phân phát các tài liệu Pháp Luân Công. Sáng sớm ngày 8 tháng 3, Trương Chiêm Lâm và Dương Ngọc Cường đến nhà tôi để hỏi thông tin về các học viên.

Vào tháng 3 năm 2009, Trương Chiêm Lâm, Dương Ngọc Cường, Mã Kiến Dân, và Lương Kế Hồng lại đến nhà tôi và cố buộc tôi ký tên vào “Bản thăm lại.”

Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi một cuộc sống thứ hai và cho phép một người tàn tật như tôi có được sức khoẻ tốt và một tinh thần sáng suốt. Đại Pháp cũng cho tôi hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Tôi đang phơi bày các tội ác của ĐCSTQ để người dân trên thế giới có thể nhìn thấy được bản chất thật sự của ĐCSTQ, là tà ác, lừa lọc và tàn bạo, và cũng cho thấy các tội ác to lớn mà họ đã phạm phải.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/23/225846.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118362.html
Đăng ngày 07-08-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share