Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Liêu Ninh

[MINH HUỆ 11-7-2010] Vào cuối năm ngoái, có 376 dân làng ở năm làng thuộc thị trấn Anh Ngạch Môn, huyện Thanh Nguyên, tỉnh Liêu Ninh, đã cùng nhau ký một đơn thỉnh nguyện đến chính quyền địa phương, thay mặt cho học viên Pháp Luân Công là anh Từ Đại Vi, người đã bị bức hại đến chết trong nhà tù. Từ khi chế độ cộng sản bắt đầu một cuộc điều tra quy mô lớn vụ việc này nhiều tháng trước, nó đã được thông tin thường xuyên bởi truyền thông nước ngoài. Nó trở nên được biết rộng rãi như “Việc liên quan đến đơn thỉnh cầu chung có chữ ký.”

2009-2-24-201835-0--ss.jpg

Nhiều tháng trước khi anh Từ bị bức hại

2009-8-31-212903-3--ss.jpg

Anh Từ là một người tốt và chính trực. Anh là một bếp trưởng ở thành phố Trầm Dương.

Anh Từ Đại Vi được thả vào ngày 3 tháng 2 năm 2009, sau 8 năm bị giam. Khi gia đình đến đón anh về, người anh rất yếu, tóc anh đã chuyển thành màu xám, và anh bị suy sụp tinh thần. Sau khi về nhà, anh không thể ăn bất cứ thứ gì, và anh bị ho cả ngày. Chỉ 13 ngày sau khi được thả, vào ngày 16 tháng 2 năm 2009, anh đã qua đời do nội tạng bị hủy hoại ở trong bệnh viện. Bác sĩ nói rằng, “Thời gian để điều trị bằng thuốc men đã trôi qua lâu rồi.” Khi ở trong tù, anh Từ đã bị tra tấn trong thời gian dài, gồm có sốc điện, treo lên bằng hai tay, bị đánh đập tàn bạo, v.v… Chính quyền nhà tù đã không cho phép gia đình thăm viếng anh trong hơn 1 năm. Hàng chục người dân ở quê anh đã đến nhà tù để yêu cầu một lời giải thích cho cái chết của anh. Nhà tù đã tố cáo những người dân làng là “bao vây và tấn công nhà tù

2009-2-24-201835-1--ss.jpg

Anh Từ bị tra tấn tàn bạo ở Nhà tù Đông Lăng thuộc thành phố Thẩm Dương. Người anh gầy yếu và có nhiều vết thương lớn vì bị sốc điện. Phần da ở mông của anh đã bị hoại tử.

Gia đình anh Từ đã quyết định khiếu nại. Gần một năm trôi qua, tuy nhiên, các ban tư pháp tại tất cả các cấp đã từ chối thụ lý vụ án. Để phản ứng, 376 dân làng đã ký một đơn thỉnh nguyện có tiêu đề, “Xin quan tâm đến lời thỉnh nguyện của người dân.” Gia đình anh Từ đã gửi đơn thỉnh nguyện đến chính quyền địa phương và yêu cầu bồi thường cho gia đình. Họ cũng yêu cầu chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cho cái chết của anh Từ. Không có cơ quan tư pháp nào điều tra vụ án. Gia đình anh Từ sau đó đã gửi đơn thỉnh nguyện đến Uỷ ban Trung ương và Tòa án tối cao, hy vọng thu hút nhiều sự chú ý đến vụ án này.

2010-3-12-falun-gong-xudawei--ss.jpg

Ký tên thỉnh nguyện bởi 376 dân làng

Chính quyền đã không gửi các viên chức đến xem xét đơn thỉnh nguyện của dân làng, nhưng họ đến để điều tra người nào đã mở đầu việc thỉnh nguyện và gây áp lực đến những dân làng không liên quan.

1. Giám đốc Cục thi hành luật pháp và Trưởng công an huyện Thanh Nguyên liên quan đến cuộc điều tra.

Gần 9 giờ tối ngày 7 tháng 4 năm 2009, bí thư ĐCSTQ của làng và 2 công an từ thị trấn Anh Ngạch Môn, huyện Thanh Nguyên, đã đến nhà người anh của Từ, anh Từ Hữu Vi. Họ đã lừa anh đến nhà bí thư, nơi ba người khác là Vương Vân Phi, trưởng Đồn công an ở huyện Thanh Nguyên; Cái Thành Văn, trưởng Cục thi hành luật pháp, và Thôi Quốc Phong từ chính quyền huyện Anh Ngạch Môn đang đợi anh.

Họ đã thô lỗ thẩm vấn anh Từ Hữu Vi. Họ hăm dọa anh, khằng định việc khiếu nại là bất hợp pháp. Anh Từ Hữu Vi không sợ bị dọa dẫm. Anh nói, “Điều gì xảy ra nếu có ai trong gia đình các ông bị bức hại như thế? Các ông sẽ hành động như không có gì xảy ra phải không?”

Các viên chức rất tức giận với các câu trả lời hợp lý của anh Từ và nổi điên vì thái độ bình tĩnh của anh và đã còng tay anh. Anh Từ không hợp tác, vì vậy các công an cho rằng anh “đang chống lại việc bắt giữ” và ép anh vào xe cảnh sát. Họ không đưa anh về nhà cho đến nửa đêm. Cha của anh Từ Đại Vi cũng bị đặt câu hỏi về lá thư thỉnh nguyện.

2. Người đứng đầu Ủy ban tư pháp yêu cầu Bộ công an ra chỉ thỉ đối với vụ án này

Công an không chỉ hỏi gia đình anh Từ Đại Vi, họ cũng đến từng nhà và hỏi mỗi dân làng ở các ngôi làng sát nhau.

Các câu hỏi mà họ hỏi thì gần như giống nhau: “Ai đã chỉ đạo những cố gắng ký vào đơn thỉnh nguyện?” “Tại sao ông/bà lại ký vào tờ đơn?” hay “Ông/bà đã từng thấy tờ đơn đó chưa” Và phần cuối của những thắc mắc, họ luôn hỏi thêm một câu hỏi, “Nếu họ bảo ông/bà thỉnh nguyện, ông/bà sẽ làm chứ?”

Công an đã gây áp lực, đe dọa, và dọa nạt các dân làng để ngăn họ tham gia vào cuộc kháng nghị về cái chết vô lý của anh Từ Đại Vi.

Theo một số dân làng, một vài công an, những người đang chỉ đạo cuộc điều tra nói rằng lý do mà họ đang tiến hành một cuộc điều tra quy mô lớn là vì Chu Vĩnh Khang, trưởng Ủy ban tư pháp, đã đưa các mệnh lệnh trực tiếp đến Cục công an để điều tra vụ việc này.

3. Chính quyền cấp tỉnh đã dùng nhiều nỗ lực để gây áp lực mọi người liên quan

Chính quyền cũng kiểm soát các ban tư pháp, buộc họ gây áp lực lên luật sư nhận trường hợp về cái chết của anh Từ Đại Vi. Họ trước tiên gọi luật sư Vương Cảnh Long đến Cục thi hành luật pháp tỉnh Liêu Ninh và ra lệnh tất cả các luật sư làm việc với ông Vương tại Văn phòng luật Pháp Duyên viết các báo cáo tự phê bình và tiếp tục đe dọa ông Vương Cảnh Long bằng cách rút giấy phép hành nghề của ông. Họ ra lệnh cho ông Vương hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực với gia đình anh Từ và buộc ông hoàn lại tất cả lệ phí mà ông được trả từ trước đến giờ cho gia đình anh Từ.

Thêm vào đó, Đồn công an tỉnh Liêu Ninh đã xúi giục Đội an ninh nội địa ở thành phố Cái Châu, nơi vợ anh Từ Đại Vi, cô Trì Lệ Hoa, ở đó, để tìm nơi cô Trì ở.

Trong suốt 10 năm đàn áp Pháp Luân Công, hiếm khi các viên chức cấp cao của chính quyền ra các mệnh lệnh trực tiếp đến các đơn vị cấp dưới, công an cấp tỉnh và các ban tư pháp của họ, như trong trường hợp này, thúc đẩy họ phối hợp hành động để cố gây áp lực lên những người dân liên quan. Nó chỉ ra rằng chính quyền cực kỳ sợ hãi về những thay đổi trong quan điểm của công chúng sau khi thấy rằng nhiều dân làng ký vào đơn thỉnh nguyện để kháng cáo cho công lý và ủng hộ Pháp Luân Công. Trường hợp này vẫn đang thu hút được nhiều sự chú ý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/3/11/174101.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/17/118651.html
Đăng ngày 31-07-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share