Theo một phóng viên báo Minh Huệ từ tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
Tên: Lý Tú Hồng (李秀红)
Giới tính: Nữ
Tuổi: gần 30
Địa chỉ: Chưa rõ
Nghề nghiệp: Chưa rõ
Ngày bị bắt gần nhất: 22 tháng 4 năm 2008
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử, Trường Xuân (长春黑嘴子女子劳教所)
Thành phố: Trường Xuân
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: Bỏ tù, sốc điện, đánh đập, không cho dùng nhà vệ sinh, cấm ngủ.
[MINH HUỆ 17-6-2010] Cô Lý Tú Hồng, cùng với nhiều học viên khác ở khu Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm, đã bị bắt dưới chiêu bài “bảo vệ Thế Vận Hội” vào ngày 22 tháng 4 năm 2008. Cô Lý bị các viên chức đưa từ nhà cô đến Đồn công an Nhị Đạo Giang Sơn Thượng, và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử từ ngày 3 tháng 6 năm 2008.
Trong lúc bị giam, cô Lý đã chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau. Do bị tra tấn về tinh thần và thể chất trong thời gian dài, khiến cho hiện tại cô Lý bị rối loạn hệ thống thần kinh.
Cô Lý phải được trại lao động trả tự do, nhưng thời hạn của cô đã bị kéo dài thêm 6 tháng, vì cô không muốn dừng việc tập Pháp Luân Công, và hiện vẫn bị giam trong Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử.
Một lá đơn kháng nghị được viết bởi cô Lý, đã được gửi đến Viện kiểm sát, kể chi tiết những trải nghiệm của cô tại trại lao động. Sau đây là bản sao của đơn kháng nghị.
Gửi đến Viện kiểm sát:
Tên tôi là Lý Tú Hồng, sinh tại thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm. Tôi hiện bị giam tại Đội số 1, Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử, Trường Xuân (cũng được biết là Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Cát Lâm), từ ngày 3 tháng 6 năm 2008, và chịu nhiều hình thức tra tấn tàn bạo khác nhau. Tôi kháng nghị đến Viện kiểm sát để giúp dừng lại những hành động tra tấn mà tôi đã nhận và giúp chấm dứt nhiều hành động tàn bạo của một số lính canh.
Nhiều dùi cui điện dùng để sốc điện tôi
Khi tôi bị phát hiện đang tập các bài công pháp của Pháp Luân Công vào sáng ngày 4 tháng 6 năm 2008, tôi đã bị ép phải dừng lại. Tôi bị lính canh Ngụy Đan đá, và bị lính canh Diệp Dĩnh đánh xung quanh đầu, trong khi bị kéo đến phòng của lính canh. Trong phòng, có 2 lính canh đã dùng 6 dùi cui điện để sốc điện tôi. Khi một dùi cui điện bị gãy, họ sạc điện số dùi cui còn lại để đảm bảo luôn có 1 cái để sốc điện tôi. Thỉnh thoảng họ dùng cả 2 dùi cui điện. Diệp Dĩnh cũng đá vào dạ dày, bụng dưới và bắp đùi của tôi. Tôi bị đẩy xuống sàn, tóc thì bị cắt, và bị đánh vào mặt bằng một cái kéo. Sau đó tôi bị còng vào một giường chết và bị bỏ ở đó cả ngày. Tôi thường bị sốc điện cả ngày bằng nhiều dùi cui điện, và người ta có thể ngửi thấy mùi quần áo cháy của tôi từ việc sử dụng dòng điện cao thế. Kết quả của những lần đánh đập này, tim tôi đập nhanh hơn, toàn thân run rẩy, và tôi không thể đứng lên. Tôi còn có vấn đề về tim, đau thắt ngực và khó thở.
Tôi muốn đệ đơn tố cáo Ngụy Đan và Diệp Dĩnh về việc cố tình hành hung, tra tấn và làm nhục tôi.
Tôi bị trói vào một giường chết và bị làm nhục
Khi tôi bị sốc điện bằng nhiều dùi cui điện vào ngày 4 tháng 6 năm 2008, Diêm Lợi Phong, đội trưởng, cũng có mặt. Ông ta không những không dừng việc tra tấn, mà còn nói, “Các báo cáo trên trang Minh Huệ Net nói rằng chúng tôi dùng 4 dùi cui điện để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Nó ít hơn những gì chúng tôi thực sự dùng.” Khi tôi nói rằng tôi sẽ không từ bỏ Pháp Luân Công, ông ta ra lệnh cho Ngụy Đan tiếp tục đá tôi.
Ngày 19 tháng 8 năm 2008, tôi bị ép phải đứng còng tay vào chân giường, và sau đó bị trói vào giường chết vào ban đêm. Diêm Lợi Phong đến xà lim của tôi vào ngày 21 tháng 8, và ra lệnh cho mọi người trông chừng không cho tôi một cái bô khi cần đi vệ sinh. Tôi buộc phải tự đi vệ sinh trong quần của mình. Nếu bất cứ ai giúp tôi, thời hạn của họ trong trại lao động sẽ bị kéo dài. Vì vậy, không ai dám đưa tôi một cái bô, dù họ thấy rằng tôi rất cần.
Tôi kể cho lính canh Chu Chiêm Hồng về tình trạng của mình vào ngày hôm sau, và tôi muốn kháng nghị đến Viện kiểm sát để chống lại sự ngược đãi. Trong sự phản kháng tôi từ chối uống bất cứ thứ gì cho đến khi tôi nhận được một phản hồi từ những lính canh.
Gần 1 giờ 50 phút chiều, ai đó đưa tôi một cái bô, 20 tiếng sau lần cuối cùng tôi tự đi vệ sinh. Sau đó tôi lại bắt đầu uống nước.
Thân thể tôi bị ảnh hưởng lớn dưới những điều kiện khắc nghiệt này. Thỉnh thoảng tôi mất hơn 1 tiếng để tiểu tiện, và những lần khác tôi cần phải tự đi vệ sinh mỗi giờ hoặc ít hơn. Đôi khi tôi chỉ có thể đi tiểu sau 10 ngày, hay thậm chí lâu hơn, và kinh nguyệt của tôi chỉ có 3 lần, từ tháng 6 năm 2008.
Diêm Lợi Phong đã ra lệnh mọi người trông chừng tôi chặt chẽ, và tôi không được phép nói chuyện với những người khác. Ngoài những người trông chừng tôi, tôi khó mà gặp bất kỳ ai. Nếu tôi tình cờ gặp ai đó, tôi không được cười hay nhìn họ.
Trước khi bị giam vào ngày 3 tháng 6 năm 2008, tôi là một người khỏe mạnh, nhưng sau khi có một đợt kiểm tra thân thể tại Bệnh viện Trường Xuân và Bệnh viện hữu nghị Trung Quốc và Nhật Bản, cả hai nơi đã chẩn đoán tôi bị rối loạn hệ thống thần kinh. Các bác sĩ nói bệnh tật là kết quả của những áp lực kéo dài về tinh thần và thể xác mà tôi đã chịu đựng.
Tôi muốn nộp đơn tố cáo Diêm Lợi Phong vì sự ngược đãi tù nhân, cố ý hành hung, tra tấn và lợi dụng quyền lực.
Từ ngày 2 tháng 9, đến cuối tháng 10 năm 2008, tôi bị từ chối quyền vệ sinh thân thể hoặc thay quần áo, kể cả quần áo trong. Lính canh Vương Lôi đã ra lệnh mọi người giám sát tôi và hoàn toàn không giúp đỡ tôi. Thật khó mà hình dung về một con người khi ai đó bị từ chối những quyền cơ bản như đánh răng, lau mặt và tắm gội, và thay quần áo. Da của tôi đã trở nên rất nhớp nháp và ngứa. Có một lượng lớn ráy tai ở trong tai tôi, tôi có một lớp bụi bẩn trên hai tay bị tróc ra. Tất của tôi thì cứng như gỗ. Móng tay tôi rất dài, và móng chân dài đến nỗi tôi có thể cảm nhận chúng mỗi khi bước đi. Lớp da chết giữa các ngón chân của tôi trở nên cứng, và tôi có thể nghe thấy nó rơi trên sàn khi tôi tháo vớ ra. Da chết cũng rơi ra từ quần của tôi. Thật khó để miêu tả chính xác những việc đó một cách chi tiết.
Hệ thống vệ sinh tại trại lao động thì tồi tệ hơn những gì được mong đợi tối thiểu cho một người. Những tình trạng không vệ sinh này có thể gây ra bệnh, và dễ dàng phát sinh bệnh có nguy cơ lây nhiễm và lan tràn. Nó đặt tôi và mọi người xung quanh vào một tình trạng nguy hiểm, và hoàn toàn bất chấp đến mạng sống!.
Vì tôi kiên định tập các bài công pháp vào buổi sáng, lính canh Vương Lôi buộc tôi ngủ sau 11 giờ đêm. Tôi thậm chí không thể nhắm mắt vào lúc nào khác, nếu không, tôi sẽ bị đá hoặc bị lắc một cách bạo lực. Bị cấm ngủ là một sự vi phạm những quyền cơ bản của tôi. Nó là một sự ngược đãi.
Tôi muốn nộp đơn tố cáo Vương Lôi vì ngược đãi những tù nhân và tội cố ý hành hung.
Các lính canh xúi giục các tù nhân ngược đãi tôi
Từ 25 tháng 4 năm 2009, các tù nhân Trương Lệ Quyên, Vương Ngọc Cầm, Bồ Thủy Liên, những người từng bị các lính canh sử dụng, đã chỉ đạo những người khác tiếp tục ngược đãi và làm tổn thương tôi. Kết quả là, những vết bầm tím và nhiều vết sẹo liên tục xuất hiện trên người tôi. Tôi đã báo với các lính canh nhiều lần. Các lính canh Dương Vi và Vương Lôi đã thấy những vết thương của tôi, nhưng không làm gì. Những tù nhân đã ngược đãi tôi thậm chí còn được thưởng và thời hạn tù của họ được giảm.
Lãnh đạo đội của cái gọi là “đội giúp đỡ lẫn nhau,” Vương Tằng, đã xúi giục những thành viên khác của đội đánh tôi, và nói: “Đánh cô ta nếu cô ta tập luyện [Pháp Luân Công]. Không thành vấn đề. Đánh cô ta mạnh vào!” Ngày 6 tháng 9 năm 2009, khi Vương Ngọc Cầm thấy tôi đang tập công, cô ta đã dội nước lên nền đất và bảo tôi nằm lên. Khi cô ta đá tôi, gáy tôi đập vào nền đất rất mạnh, và tôi không thể thở trong một thời gian dài. Quần áo và tóc của tôi bị ướt sũng. Vương Tằng kéo tôi bằng cổ áo đến tiền sảnh, nơi tôi bị bóp cổ đến nghẹt thở.
Ngày hôm đó, nhiệt độ rất lạnh và tôi đã ngồi trên nền đất lạnh trong bộ đồ ướt sũng và đôi chân trần. Lính canh Vu Ba đi qua và nói, “Chỉ cần cô tập là không có hành động nào là nhiều hết” Tôi biết cô ta đã chứng kiến toàn bộ sự việc, nhưng cô ta nói rằng mình không nhìn thấy điều gì.
Nhiều điều giống như vậy đã xảy ra với tôi trong trại lao động. Ví dụ, ngày 7 tháng 11 năm 2009, tù nhân Lâm Ngọc Tuyết đánh tôi, giật tóc và ấn đầu tôi xuống đất. Mặt, tai và cổ tôi đã bị đau. Cô ta còng tay tôi rất chặt, và những vết sẹo trên cổ tay tôi vẫn còn hiện rõ đến hôm nay, tôi vẫn mặc quần áo bị rách, nhưng không ai quan tâm. Việc các lính canh đánh đập, lăng mạ và dùng nhiều cách khác nhau để tra tấn các học viên kiên định là rất phổ biến. Lý do mà họ ngạo mạn như vậy là vì những lính canh, đặc biệt là đội trưởng Diêm Lợi Phong, xúi giục và ủng hộ họ.
Tôi hy vọng các công tố viên có thể theo luật pháp, điều tra và tìm ra sự thật. Tôi yêu cầu những hành động pháp lý được thực hiện đối với những kẻ phạm pháp.
Người khởi kiện: Lý Tú Hồng
Ngày 17 tháng 11 năm 2010
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/17/225534.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118340.html
Đăng ngày 18-07-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.