Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại
[MINH HUỆ 27-06-2020] Cứ vài năm sau khi lên nắm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại phát động một cuộc vận động chính trị nhắm vào một nhóm nào đó để gợi lại sự khủng bố của đảng trong tâm trí người dân Trung Quốc. Khi khí công trở thành một trào lưu vào những năm 1990, Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần và thiền định cổ xưa dựa trên nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, đã nhanh chóng nổi lên từ hàng ngàn trường phái khí công vì pháp môn này được hướng dẫn miễn phí, có những đạo lý uyên thâm và lợi ích sức khỏe to lớn.
Mặc dù ban đầu chính quyền Trung Quốc ủng hộ Pháp Luân Công bởi môn tu luyện này đã giúp giảm chi phí y tế của quốc gia, nhưng sự phổ biến rộng khắp và hoàn toàn độc lập của Pháp Luân Công trước sự kiểm soát của chính phủ rốt cuộc lại thôi thúc ĐCSTQ chọn Pháp Luân Công làm mục tiêu cho một cuộc vận động chính trị mới. Năm 1999, 10 năm sau vụ thảm sát các sinh viên đòi tự do dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Khi kết hợp hàng thập kỷ kinh nghiệm tiến hành các cuộc đấu tranh chính trị với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ hiện đại, ĐCSTQ đã tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công một cách bí mật, gian xảo, và tinh vi hơn mọi cuộc vận động chính trị trước đó. Với sự kiểm duyệt chặt chẽ không gian mạng và hứa hẹn lợi ích kinh tế cho phương Tây, không chỉ người dân Trung Quốc, mà cả thế giới đã nhắm mắt làm ngơ trước những vụ bắt giữ, giam cầm, tra tấn và sát hại hàng loạt các học viên Pháp Luân Công.
Nhìn lại diễn biến cuộc bức hại Pháp Luân Công trong hai thập kỷ qua, người ta không thể không nhận ra sự giống nhau đến kỳ lạ ở các thủ đoạn bưng bít được sử dụng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và đại dịch virus corona.
Ông David Matas, luật sư nhân quyền người Canada đã điều tra về nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ do chính quyền nước này hậu thuẫn nhắm vào các tù nhân lương tâm cho biết: “Nếu như các nước trên thế giới quyết liệt hơn trong việc chống lại mọi sự bóp méo, che đậy, phủ nhận, và đưa tin sai thực tế khi ứng xử với nạn lạm dụng cấy ghép nội tạng; nếu như cả thế giới kiên quyết yêu cầu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với nạn lạm dụng cấy ghép nội tạng; và nếu như Trung Quốc phải đối mặt với áp lực toàn cầu về tính minh bạch và giải trình trách nhiệm về hệ thống y tế của họ trong vấn đề lạm dụng cấy ghép nội tạng, thì giờ đây, chúng ta đã không có chủng virus corona này.”
Ông Matas cho biết thêm: “Có người có thể cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc không cố ý gây ra sự lây lan của virus corona, nhưng họ lại là kẻ tích cực nhắm mắt làm ngơ. Và tôi sẽ nói rằng phần còn lại của thế giới cũng chung thuyền với họ khi cố ý nhắm mắt làm ngơ. Và bây giờ tất cả chúng ta đang phải hứng chịu hậu quả.”1
Sau đây, chúng ta sẽ nhìn lại lịch lịch sử của ĐCSTQ với hy vọng có thể cung cấp một số manh mối để ngăn chặn thảm kịch này xảy ra một lần nữa.
Kiểm duyệt
ĐCSTQ không cho phép bất kỳ ai có thông tin về sự bùng phát virus corona tiết lộ ra, nó cũng ngăn cản các học viên Pháp Luân Công phơi bày cuộc bức hại đối với đức tin của họ hệt như vậy. Cả truyền thông nhà nước lẫn tư nhân, các trang web, các blog cá nhân đều được yêu cầu không được công khai thông tin về cuộc bức hại này.
Tương tự, việc chính quyền cấm công khai về trình tự bộ gen của virus corona cũng giống như sự ngăn cấm các sách của Pháp Luân Công cùng các tài liệu nghe nhìn khác. Vì thế mà người dân không tiếp xúc được với thông tin chân thực, ngoại trừ tuyên truyền của chính phủ.
Một học viên Pháp Luân Công đã chia sẻ với trang Minh Huệ rằng, vào năm 2011, ông tham dự một cuộc họp công tác cấp huyện bàn về việc khởi động một lượt biên tập lại biên niên sử của địa phương. Trưởng ban biên tập nói: “Tuyệt đối không cho phép một từ nào có liên quan tới Phòng 610 (một cơ quan ngoài vòng pháp luật được lập ra chuyên để bức hại Pháp Luân Công) hoặc về Pháp Luân Công trong các bài viết. Cộng đồng quốc tế đang chỉ trích tình trạng nhân quyền của Trung Quốc. Cuộc bức hại Pháp Luân Công không được phép xuất hiện trong biên niên sử của địa phương. Ở một số khu vực, nhiều bài viết đã bị từ chối và phải biên tập lại chỉ vì có thông tin liên quan tới Pháp Luân Công”. 2
Theo một nhân viên của Baidu, công cụ tìm kiếm trực tuyến lớn nhất ở Trung Quốc, một lượng lớn những từ “nhạy cảm” mà công cụ này kiểm duyệt là có liên quan tới Pháp Luân Công, như các danh từ chỉ môn tu luyện này; các hình thức tra tấn mà các học viên thuật lại; Cao Trí Thịnh, một luật sư Trung Quốc nổi tiếng vì biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công; và cuốn sách Chín Bài Bình luận về Đảng Cộng sản (Cửu Bình) phơi bày lịch sử lừa dối và giết chóc của ĐCSTQ. ( Jonathan Stray. “What China is Censoring This Week.” May 5, 2009)
Sau khi bắt giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, cảnh sát thường dọa họ không được báo cáo sự việc cho trang Minh Huệ (Minghui.org), một kênh tin tức tập trung và giao lưu của các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Trong khi đó, cảnh sát cũng theo dõi điện thoại di động, điện thoại cố định và thư điện tử nhằm ngăn các học viên nâng cao nhận thức về cuộc bức hại này. Vào thời điểm ban đầu của đại dịch, chính quyền đã theo dõi tài khoản mạng xã hội của bác sỹ Lý Văn Lượng và khiển trách anh đã “tung tin đồn thất thiệt” về sự bùng phát dịch.
Nhưng sự kiểm duyệt này đã không ngăn được các học viên nói lên sự thật. Vì tất cả các kênh thông tin đều bị ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ nên một số học viên đã chọn biện pháp chặn sóng truyền hình để phát đi thông tin về cuộc bức hại. Từ năm 2001 tới 2005, tổng cộng đã có 129 học viên, trong đó gần 1/3 là phụ nữ, đã bị bắt giữ vì chèn cáp truyền hình để nói lên sự thật. Hơn 85% trong số học viên này, tức là 110 học viên, đã bị kết án tù từ 3 đến 20 năm, trung bình là 12,5 năm.
Năm 2017, trong số những học viên bị kết án, 11 người đã qua đời vì tra tấn do thương tích hoặc các vấn đề sức khỏe, 10 học viên khác cũng đã mất mạng trong những năm qua. Một số học viên sống sót vẫn đang trong thời gian thụ án, trong khi những người khác, mặc dù đã được thả nhưng phải vật lộn với những thương tổn dai dẳng mà họ đã phải chịu đựng trong thời gian bị giam giữ. 4
Những học viên khác bị kết án và tra tấn chỉ vì nói với mọi người về Pháp Luân Công hay tặng tài liệu [thông tin] về cuộc bức hại. Ngày 17 tháng 8 năm 2011, bà Lưu Vỹ, một cư dân ở thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vì giảng chân tướng cho người dân về Pháp Luân Công. 20 ngày sau, bà bị Tòa án Thành phố Tập An kết án 4,5 năm tù giam.5
Một trường hợp khác, ông Vương Bảo Sơn, một học viên ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc bị bắt tại nơi làm việc vào ngày 3 tháng 7 năm 2017, nhiều ngày sau khi một biểu ngữ mang thông điệp “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn” được phát hiện ở một khu phố. Sau đó, ông đã bị kết án 5,5 năm tù giam và bị phạt 20.000 Nhân dân tệ.6
Tung tin sai lệch
Cùng với việc che đậy thông tin về cuộc bức hại, ĐCSTQ còn tung tin sai lệch và tuyên truyền bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công và biện minh cho cuộc bức hại.
Đến cuối năm 2000 – một năm rưỡi sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công – chiến dịch này không nhận được nhiều sự ủng hộ trong hàng ngũ của ĐCSTQ. Lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân, đã thực hiện chuyến thăm các tỉnh phía Nam vào đầu năm 2000 để lôi kéo sự ủng hộ trong các lãnh đạo địa phương. Trong khi đó, sự ủng hộ của công chúng cho cuộc bức hại này đã suy giảm.
Ngày 23 tháng 1 năm 2001, năm người được cho là tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Toàn bộ màn kịch được máy quay ghi lại từ nhiều góc độ. Chỉ vài giờ sau khi bắt đầu vụ việc này, truyền thông nhà nước đã tràn ngập bản tin cho biết những người tự thiêu này là các học viên Pháp Luân Công. Những báo cáo này có những cảnh quay rùng rợn về các nạn nhân, quy chụp cho các pháp lý của Pháp Luân Công đã trực tiếp gây ra thảm kịch này.
Mấy tuần sau đó, truyền thông nhà nước liên tục đưa tin, nhanh chóng khiến người dân trên khắp Trung Quốc từ tôn trọng và đồng cảm với Pháp Luân Công thành tức giận và công kích môn tu luyện này. Khi sự hận thù nhắm vào các học viên Pháp Luân Công tăng lên, ĐCSTQ đã leo thang cuộc bức hại này khi gia tăng bắt bớ, tra tấn, sát hại và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Hai thập kỷ sau, màn dàn dựng tự thiêu này vẫn là ngộ nhận lớn nhất của hầu hết người Trung Quốc về Pháp Luân Công.7
Dán nhãn
Trong đại dịch này, các bệnh nhân virus corona được xếp vào các bệnh khác để ĐCSTQ có thể che đậy tính nghiêm trọng của sự bùng phát dịch. Tuy nhiên, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, kiểu dán nhãn như vậy diễn ra theo hai chiều: những học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh bị dán nhãn mắc bệnh tâm thần, rồi bị đưa vào bệnh viện tâm thần và tiêm các loại thuốc độc hại, vì thế mà trở thành bệnh nhân thực sự; trong khi đó, những người mắc các bệnh về tâm thần nhưng không tu luyện Pháp Luân Công thì được dán nhãn là học viên và tuyên truyền họ bị hóa điên sau khi học môn tu luyện này.
Trong một chiến dịch tuyên truyền công kích Pháp Luân Công khác, ĐCSTQ bịa đặt “1.400 trường hợp tử vong” và tuyên bố rằng những người này chết vì tu luyện Pháp Luân Công. Nghiên cứu sâu hơn về các trường hợp này đã tiết lộ rằng một số “nạn nhân” là không hề tồn tại, một số thì không tu luyện Pháp Luân Công và một người được cho là từ chối các biện pháp điều trị y tế đã chết trên tay các bác sỹ điều trị cho cô.8
Ở một trường hợp khác, Vương An Thu, một công nhân làm việc tại Nhà máy Máy Động lực Thái Sơn ở thành phố Tân Thái, tỉnh Sơn Đông, đã dùng thuổng sát hại cha mẹ khi bệnh thần kinh của anh ta tái phát. Tòa án Nhân dân Thành phố Hình Đài ra phán quyết cho vụ án dân sự này vào ngày 10 tháng 11 năm 1999, trong đó nêu rõ: “Theo quan sát của tòa án, bị cáo bị bệnh tâm thần trước khi lập gia đình và đã cố gắng che giấu sự thật. Sau khi lập gia đình, bị cáo đã nhiều lần tái phát bệnh tâm thần và có nhiều vấn đề sau một thời gian dài chạy chữa bệnh rối loạn tâm thần. Bị cáo đã dùng thuổng sát hại cha mẹ mình khi bệnh tâm thần của anh ta tái phát..” “Yêu cầu kiên quyết đòi ly dị của vợ bị cáo được tòa án chấp thuận”.
ĐCSTQ đã đổ cho vụ giết người của Vương là do tu luyện Pháp Luân Công, bất chấp phán quyết của tòa án không đề cập gì tới việc anh ta tu luyện Pháp Luân Công. Thêm vào đó, anh ta bị rối loạn tâm thần từ năm 1988, bốn năm trước khi Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992.9
Sự che đậy
Những nỗ lực kiên cường và bền bỉ của các học viên nhằm vô hiệu hóa sự vu khống khiến nhiều người dân hơn nhìn thấu được sự giả dối của ĐCSTQ. Điều này đã đẩy ĐCSTQ vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đầu năm 2003, ĐCSTQ đã thực thi chiến thuật gọi là “nới lỏng bên ngoài, thắt chặt bên trong” để chuyển cuộc bức hại từ cảnh tượng công khai thành một nghị trình ngầm, bí mật. Người trong nội bộ ĐCSTQ gọi đó là “cuộc chiến không khói lửa”.10
Sau khi cuộc bức hại này chuyển thành bí mật, ĐCSTQ tuyên bố Pháp Luân Công đã bị đánh bại và đã biến mất khỏi Trung Quốc, hòng chuyển hướng chú ý của quốc tế khỏi sự lạm dụng nhân quyền của nó. Chiêu bài này cũng giống như tuyên bố thắng lợi trong cuộc chiến chống virus của ĐCSTQ.
Tiêu hủy bằng chứng
Năm 2006, “Annie”, vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật, đã trở thành người tố giác đầu tiên phơi bày hoạt động thu hoạch những nội tạng chính của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công còn sống để bán cho những người Trung Quốc và người nước ngoài giàu có. Điều này giải thích tại sao số ca cấy ghép nội tạng tăng vọt tại Trung Quốc sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, mặc dù không có hệ thống hiến tạng tự nguyện chính thức.
Bà Annie từng phát biểu công khai về tội ác thu hoạch nội tạng này vào tháng 3 năm 2006. Bà cho biết chồng bà đã kể với bà rằng chính ông đã mổ lấy giác mạc của gần 2.000 tù nhân là học viên Pháp Luân Công ở Bệnh viện Tô Gia Đồn ở thành phố Thẩm Dương trong vòng hai năm trước tháng 10 năm 2003. Ông tiết lộ không ai trong những người ‘hiến tặng” giác mạc sống sót sau khi bị lấy giác mạc bởi vì hầu hết các nội tạng thiết yếu của họ cũng bị lấy đi, còn thi thể của họ sau đó đã bị hỏa thiêu (Nguồn: China Organ Harvest Research Center. “The Killing of Prisoners of Conscience for Organs in China – Whistleblowers”).
Đáp lại những lập luận và điều tra quốc tế về cưỡng bức thu hoạch nội tạng, Văn phòng ĐCSTQ tại tỉnh Hắc Long Giang đã ra một thông cáo vào ngày 25 tháng 3 năm 2006, yêu cầu tất cả các bộ phận có liên quan tiêu hủy các tài liệu mật, cũng như cách ĐCSTQ tiêu hủy các mẫu virus trong đại dịch hiện nay.
Thông cáo này chỉ thị: “Khi tiêu hủy những tài liệu này, phải đảm bảo tuyệt đối không thể khôi phục lại tài liệu gốc. Tài liệu giấy phải đốt hoặc xén nhỏ và nghiền thành bột giấy. Máy hủy tài liệu phải đạt yêu cầu hủy tài liệu mật. Tài liệu xén nhỏ phải được gửi tới nơi quy định để tiêu hủy. Yêu cầu có ít nhất hai người có mặt và không ai được rời đi trước khi số tài liệu đó được tiêu hủy hoàn toàn”.12
Trên thực tế, chỉ thị bằng miệng trong cuộc bức hại này còn nhiều hơn nữa, đặc biệt là lệnh của Phòng 610 kiểu Gestapo, và những người nhận lệnh đều bị cấm ghi lại chỉ dẫn đó.
Khi cố gắng che đậy tội ác thu hoạch nội tạng, ĐCSTQ đã lập ra chương trình người chết hiến tặng tự nguyện vào năm 2010 nhưng chỉ nhận được vài đơn đăng ký do văn hóa Trung Quốc không khuyến khích hiến tạng. Theo Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng Trung Quốc (COHRC): “Các bằng chứng chính thức chỉ ra rằng tỷ lệ nội tạng từ nguồn hiến tặng đã tăng từ 23% năm 2013 lên 80% trong năm 2014, mà số tạng hiến tự nguyện trở thành nguồn tạng chính thức duy nhất trong năm 2015. Thật vô lý khi có sự chuyển đổi hoàn toàn như vậy trong hệ thống này chỉ sau một hoặc hai năm”.13
Một nghiên cứu của BMC Medical Ethics đã kết luận rằng “ngoài ‘hệ thống tự nguyện không tai tiếng mà các quan chức hứa hẹn’, dường như còn có một ‘hệ thống tự nguyện vận hành song song với việc tiếp tục sử dụng người hiến tạng không tự nguyện (mà nguồn dễ lý giải nhất là tù nhân), những người bị xếp vào diện ‘tự nguyện’. Nghiên cứu này cũng cho biết mục đích của những dữ liệu được dựng lên này là để tạo ra ấn tượng sai cho cộng đồng cấy ghép nội tạng quốc tế về sự thành công trong việc cải cách hiến tạng tự nguyện của Trung Quốc, và trung lập sự chỉ trích của các nhà hoạt động cáo buộc việc thu mua nội tạng để cấy ghép là tội ác chống lại loài người”.14
Vu vạ
Thông thường, khi những quốc gia như Hoa Kỳ lên án ĐCSTQ về hồ sơ nhân quyền khét tiếng thì ĐCSTQ sẽ chỉ trích họ can thiệp vào tình hình nội bộ của Trung Quốc. Trong khi đó, tại Trung Quốc, ĐCSTQ lại đổ lỗi cho các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đang phơi bày cuộc bức hại này là “cấu kết với các thế lực chống Trung Quốc ở hải ngoại” và “phá hoại hình ảnh Trung Quốc”.
Khi người phát ngôn của ĐCSTQ Triệu Lập Kiên vu vạ cho Quân đội Hoa Kỳ mang virus tới Vũ Hán trong Thế vận hội Quân sự vào tháng 10 năm 2019 thì người ta không thể không nhớ cựu chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã đích thân tặng một cuốn sách nhỏ phỉ báng Pháp Luân Công cho hơn 10 nguyên thủ quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại New Zealand vào cuối năm 1999. Tại Pháp, Giang Trạch Dân đã dán nhãn Pháp Luân Công là “tà giáo” trước truyền thông nước ngoài để thúc đẩy chính sách bức hại của ông ta. 15
Lịch sử lại lặp lại. Trong bất kể trường hợp nào, ĐCSTQ “luôn quang vinh” không bao giờ thừa nhận tội ác. Có khi, nó đóng vai nạn nhân, có khi lại đóng vai cứu tinh của thế giới. Nhưng với bộ mặt nào thì bản chất độc đoán, áp bức của nó sẽ không bao giờ thay đổi.
Tài liệu tham khảo:
1] Minghui.org Luật sư nhân quyền nổi tiếng: “Chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả vì đã nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc”
2] Minghui.org The Chinese Communist Party Dares Not Document the 610 Office’s Persecution of Falun Gong in Local Chronicles
3] Jonathan Stray. “What China is Censoring This Week.” May 5, 2009.
4] Minghui.org. Chèn sóng truyền hình nhà nước tại Trung Quốc: Góc nhìn lịch sử về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công đối với cuộc bức hại tại Trung Quốc
5] Minghui.org. Cô Lưu Vĩ bị kết án tù vì nói với mọi người về Pháp Luân Công, https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/19/128860.html
6] Minghui.org. Bị kết án 5,5 năm tù vì treo biểu ngữ
7] Minghui.org. Vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn
8] Minghui.org. Cáo buộc về 1.400 cái chết
9] Minghui.org. Phơi bày những dối trá về lời cáo buộc về 1.400 cái chết, en.minghui.org/html/articles/2012/4/14/132708.html
10] Minghui.org. Tại sao cuộc đàn áp Pháp Luân Công chuyển từ công khai sang bí mật
11] Trung tâm Nghiên cứu Nạn Thu hoạch Nội tạng Trung Quốc. “Giết hạ tù nhân lương tâm để lấy nội tạng ở Trung Quốc (China Organ Harvest Research Center. “The Killing of Prisoners of Conscience for Organs in China – Whistleblowers”)
12] Minghui.org. ĐCSTQ ra lệnh tiêu hủy tài liệu mật, en.minghui.org/emh/articles/2006/5/24/73701.html
13] Minghui.org. Báo cáo mới: “Nạn lạm dụng cấy ghép nội tạng vẫn diễn ra tại Trung Quốc dù đã có tuyên bố cải tổ”
14] Minghui.org. Báo cáo Tự do Tôn giáo mới dẫn nguồn Minh Huệ về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc
15] Minghui.org. Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc cấu kết với nhau để, en.minghui.org/emh/articles/2004/12/12/55526.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/27/185663.html
Đăng ngày 04-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.