Bài viết của Thư Đồng và Hy Kim

[MINH HUỆ 28-05-2020] Bức tường Berlin, biểu tượng đường lằn ranh ngăn cách giữa chủ nghĩa cộng sản và thế giới tự do, đã bị dỡ bỏ vào tháng 11 năm 1989. Cùng với nhiều yếu tố khác, hiệu ứng domino này rốt cuộc đã dẫn tới sự tan rã của Liên bang Xô-viết hai năm sau đó.

Tuy vậy, sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã không triệt để xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản và những độc hại của nó đối với nhân loại. Sau nhiều thập kỷ tàn bạo, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của nó, và với sự trợ giúp của xã hội phương Tây, nó đã nổi lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nếu vụ Thảm sát Thiên An Môn và cuộc bức hại Pháp Luân Công 20 năm qua không đủ để thức tỉnh thế giới thì việc ĐCSTQ che giấu dịch virus corona bùng phát và thực thi luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông gần đây là một lời cảnh tỉnh nữa đối với thế giới rằng hãy thoát khỏi cơn ác mộng chủ nghĩa cộng sản kéo dài cả thế kỷ nay.

Bức tường Berlin

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức bị chia cắt và đi theo các con đường khác nhau. Sự tái thiết và phát triển nhanh chóng của Tây Đức và Áo thật đáng kinh ngạc, người ta vẫn gọi là Phép lạ trên sông Rhine (Wirtschaftswunder). Walter Ulbricht, một nhân vật trung thành với Joseph Stalin, đã áp đặt chủ nghĩa cộng sản ở Đông Đức, kèm theo đó là đàn áp và nghèo đói.

Làn sóng di cư về phía Tây xuất hiện vào những năm 1950; chỉ tính riêng trong sáu tháng đầu của năm 1953, đã có hàng trăm ngàn người chạy trốn vì lo sợ quá trình Xô-viết hóa sẽ mạnh lên. Như thường lệ, cộng sản Đông Đức đã cưỡng chế thi hành những hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn hiện tượng chảy máu chất xám khi công nhân lành nghề và những người có học thức di dân.

Sự mâu thuẫn này thể hiện rất rõ ở Berlin, nơi không có một hàng rào hiện hữu nào tồn tại giữa hai lãnh thổ. Tính đến ngày 17 tháng 8 năm 1961, khi Bức tường Berlin được dựng lên, đã có khoảng 3,5 triệu người, khoảng 20% dân số Đông Đức đào thoát khỏi lãnh thổ này.

Các quốc gia phương Tây khác như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp vẫn tiếp tục hỗ trợ Tây Đức, gồm cả Tây Berlin, nơi bị bao quanh bởi lãnh thổ Đông Đức. Trong một bài phát biểu tại Tây Đức vào ngày 12 tháng 6 năm 1987, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã kêu gọi Mikhail Gorbachev, bấy giờ là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, phá bỏ bức tường này.

Vào ngày 9 tháng 9 năm 1989, khi hàng ngàn người dân Đông Đức tụ tập bên Bức tường Berlin, yêu cầu lính gác mở cửa. Ban đầu, các sỹ quan được lệnh thu hồi quyền công dân của họ, nhưng rõ ràng là không một quan chức Đông Đức nào sẵn sàng lãnh trách nhiệm cá nhân để ban hành mệnh lệnh này. Các cánh cổng được mở, cư dân từ hai phía nhanh chóng ăn mừng cuộc đoàn tụ và hòa bình sau nhiều năm chờ đợi.

Tình huống của Hồng Kông

Ở góc độ nào đó, Hồng Kông cũng giống như bờ Tây Berlin — bị bao quanh bởi một chế độ bạo ngược chuyên chế và là một biểu tượng của thế giới tự do.

Nhưng thay vì mở cửa, chừa lối cho công dân tìm kiếm tự do, thì luật an ninh quốc gia mà ĐCSTQ cưỡng chế thi hành căn bản đã biến Hồng Kông thành một lãnh thổ cộng sản, điều chưa từng xảy ra ở Tây Berlin.

Tương tự như Tây Đức, Hồng Kông đã phát triển nhanh từ những năm 1950 và trở thành nền kinh tế hàng đầu trong Bốn Con hổ Châu Á, cũng là một trong những trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Mặc dù năm 1984, Vương quốc Anh và Trung Quốc đã ký kết một tuyên bố chung nhằm đảm bảo hệ thống kinh tế chính trị của Hồng Kông được duy trì trong 50 năm kể từ năm 1997, nhưng từ năm 1987 tới năm 1996, đã có hơn nửa triệu người đã di cư vì lo sẽ xảy ra những bất trắc.

Mặc dù đi chưa được nửa chặng đường 50 năm, nhưng ĐCSTQ đã có những động thái làm xói mòn sự tự do của Hồng Kông: một dự luật an ninh quốc gia bất thành vào năm 2003, tiếp đó là dự luật dẫn độ vào năm 2019, và gần đây nhất là luật an ninh quốc gia được đề xuất vào ngày 21 tháng 5 năm 2020.

Sự khủng bố của chủ nghĩa cộng sản

Bên cạnh các biện pháp bằng lập pháp, ĐCSTQ còn tiến hành sách nhiễu nhiều cá nhân. Ông Lâm Vinh Cơ, chủ một nhà sách ở Hồng Kông, đã bị giam giữ bí mật vào tháng 10 năm 2015, rồi bị chuyển sang đại lục vì bán những sách bị cấm ở Trung Quốc. Sau khi được trả tự do vào năm 2016, ông Lâm đã chuyển sang Đài Loan vì vụ dự luật dẫn độ Hồng Kông, rồi đã mở một nhà sách ở đó.

Văn phòng Hồng Kông của Epoch Times, một kênh truyền thông tin tức độc lập phơi bày những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đã bị bốn tên côn đồ phá hoại và phóng hỏa vào ngày 19 tháng 11 năm 2019.

Tuy nhiên, sự cai trị hà khắc của ĐCSTQ đã không đánh bại được người Hồng Kông. Hàng ngàn người vẫn tiếp tục biểu tình ôn hòa vào ngày 24 tháng 5. Ông Jimmy Lai, nhà sáng lập Apple Daily cho biết: “Tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nếu chúng tôi sợ hãi, thì sau đó sẽ không còn cách nào để làm gì nữa… đây không còn là lúc phải cẩn trọng nữa, mà đã đến lúc phải dũng cảm”.

Chín Bài Bình luận về Đảng Cộng sản (Cửu Bình) do Epoch Times xuất bản vào tháng 11 năm 2004 đã giúp nhiều người Trung Quốc hiểu ra sự tàn bạo và bản chất của chính quyền ĐCSTQ. Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, đã có gần 360 triệu người Trung Quốc tuyên bố thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, gồm cả các tổ chức thanh thiếu niên của nó là Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/16/407778.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/24/185630.html

Đăng ngày 27-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share