Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-05-2020] Tôi sống trong một ngôi làng hẻo lánh, từng có tiếng vì nghèo đói và tham nhũng. Hầu như tất cả mọi người trong thôn đều ăn trộm, duy chỉ có người nhà tôi là không trộm cắp của người khác. Tôi nổi tiếng là người có tính khí nóng nảy. Tôi không quan tâm đến bất cứ ai và đã mắng chửi hầu hết mọi người trong làng không lúc này thì lúc khác. Họ đều tìm cách tránh mặt tôi. Căng thẳng tài chính càng làm tình hình của tôi trầm trọng hơn. Do đó, tôi đã tạo rất nhiều nghiệp và mắc nhiều bệnh tật.
Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999 qua lời giới thiệu của một người thân, tôi biết được những căn bệnh của tôi bắt nguồn từ việc tôi mắng chửi người khác. Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã dạy cho chúng tôi nguyên lý “Bất thất bất đắc” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân). Do vậy, tôi không còn nói xấu ai nữa.
Mọi người tò mò và hỏi tôi tại sao tôi lại thay đổi. Tôi đã giải thích cho họ về mối quan hệ giữa mất và được và về sự chuyển hóa giữa đức và nghiệp. Tôi nói: “Mất càng nhiều thì đắc được càng nhiều. Chúng ta tích đức, một loại chất màu trắng, bằng cách làm việc tốt. Khi tôi mắng chửi ai đó, tôi sẽ cấp đức cho anh ta để bù đắp cho sự mất mát của anh. Người khuyết đức sẽ không chỉ nghèo đói mà còn ốm yếu.”
Tôi nói thêm: “Lý do một kẻ trộm không giàu có là do họ đã ăn cắp đồ của người khác và phải cấp đức để bồi thường. Người nhiều đức thì làm việc gì cũng thuận lợi, còn khỏe mạnh và giàu có nữa.”
Tôi giải thích nguyên lý này cho mọi người trong thôn. Qua thời gian, không còn ai lấy trộm nữa, và tình hình tài chính của họ cũng được cải thiện.
Sau khi chứng kiến sự tốt lành của Đại Pháp từ tôi, mọi người trong làng đều đến để ủng hộ môn tu luyện. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại các học viên Đại Pháp, dân làng đã bảo vệ tôi và không gỡ các biểu ngữ Đại Pháp mà tôi đã treo lên các cột điện. Đôi khi bí thư thôn còn báo cho tôi biết trước việc cảnh sát đang lên kế hoạch bức hại như thế nào để tôi có thể chuẩn bị và bảo vệ chính mình.
Hàng xóm Văn Kiệm của tôi
Tôi có người hàng xóm tên Văn Kiệm, anh là người rất thật thà và có phần ngốc nghếch.
Một hôm, anh ấy phàn nàn với tôi rằng ngay cả mẹ anh cũng xem thường anh và nghi ngờ liệu anh có tìm được vợ không. Anh nói anh muốn theo học Pháp Luân Đại Pháp và hỏi tôi có nghĩ anh ấy đủ tiêu chuẩn không.
Tôi trả lời: “Mọi người đều có thể tu luyện, và ai cũng được chào đón cả.”
Anh ấy đặc biệt thành tâm. Ngay từ đầu, anh đã có thể ngồi song bàn trong một giờ. Khi tôi mới bắt đầu tu luyện, tôi chỉ có thể đả tọa trong 30 phút.
Mười ngày sau, một gia đình ở làng bên đến hỏi liệu anh có thể kết hôn với con gái họ không. Anh đồng ý, và một năm sau họ có một bé trai.
Người hàng xóm khác của tôi
Một hàng xóm khác của tôi, biệt danh là “Tiểu Tứ”, có hai đứa con. Mẹ của anh đã ngoài 80 tuổi và sống cùng với họ. Năm 2000, Tiểu Tứ mắc bệnh lao phổi khi anh mới ngoài 40 tuổi.
Lúc đó anh là một kẻ bần cùng. Không ai ngoại trừ mẹ vợ cho anh mượn tiền vì sợ anh sẽ không bao giờ trả được món nợ. Sau khi anh phẫu thuật phổi và thanh toán bằng số tiền đã vay, vợ anh phải ở lại bệnh viện để chăm sóc anh. Để tiết kiệm tiền, cô không thuê thêm một chiếc giường mà chỉ ngủ trên sàn nhà. Cô ăn những thức ăn thừa của chồng.
Mẹ già của anh nấu ăn cho các cháu khi vợ chăm sóc anh trong bệnh viện. Không có củi nhóm bếp, bà nhặt lá trong sân để đốt. Tôi tình cờ nhìn thấy cảnh đó và cảm thấy thương cảm cho bà. Từ đó trở đi, tôi mang biếu bà bó cây ngô mỗi ngày.
Sau khi Tiểu Tứ trở về nhà, vợ anh bảo với tôi: “Hiện giờ cả gia đình đều trông cậy vào tôi. Chúng tôi nghèo đến mức không thể kiếm đủ ăn. Căn nhà vách đất của chúng tôi sắp đổ và sức khỏe của tôi rất tệ. Tai tôi không nghe thấy gì và tôi có ba cục u lớn trên ngực. Bác sỹ nói mỗi lần xét nghiệm tốn 1.500 nhân dân tệ, vậy nên tôi quyết định không chữa trị nữa. Bây giờ tôi thật sự không muốn sống nữa.”
Tôi nói: “Chị mà chết thì mẹ chồng chị sẽ sống ra sao? Con gái và con trai chị sẽ thế nào? Chị là hy vọng duy nhất của gia đình. Chị nhất định phải trụ vững! Sao chị không học Pháp Luân Đại Pháp đi! Hy vọng nằm ngay trước mắt chị đấy.”
Tôi nói thêm: “Sư phụ Lý giảng: ‘[Chư vị] là một người tu luyện, [nên] có thể cải biến đường đời cho chư vị; cũng duy chỉ có tu luyện là có thể cải biến mà thôi.’ (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân) Các bệnh của chị sẽ được chữa khỏi và chị sẽ không phải trả viện phí nữa. Một người tu luyện, cả gia đình được thọ ích.”
“Chị có thể niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ bất cứ lúc nào. Em sẽ cho chị mượn một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Chị đọc thử một lần xem sao?”
Một ngày, khi cô ấy đang đọc cuốn sách thì Tiểu Tứ trông thấy. Cô liền giấu cuốn sách trong ngăn tủ vì sợ hãi. Khi anh ấy hỏi chúng tôi đang làm gì, tôi trả lời: “Vợ anh mắc nhiều bệnh nặng. Tôi không có tiền để giúp cô ấy. Nhưng tôi biết tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thực sự có thể giúp cô, và cũng không tốn kém gì.”
Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, anh ấy hoàn toàn ủng hộ vợ mình học Đại Pháp.
Vài ngày sau, anh nói với tôi rằng vợ anh đã thực sự khỏi bệnh và giờ anh ấy muốn chính mình tu luyện Đại Pháp. Tôi đưa cho anh một cuốn Chuyển Pháp Luân.
Một ngày, tôi mang cho mẹ anh mấy cái bánh bao. Bà ngạc nhiên khi thấy tôi tràn đầy năng lượng. Khi tôi nói với bà rằng tất cả là nhờ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà liền hỏi liệu bà có thể học không.
Bà nói: “Cả con trai và vợ nó giờ đều mạnh khỏe nhờ Pháp Luân Đại Pháp. Quả thực bác cũng muốn tu luyện. Nhưng bác lo mình quá già và còn không biết chữ.”
Tôi trả lời: “Có cách bác ạ. Hàng ngày, bác có thể thành tâm niệm chín chữ chân ngôn này: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.’”
Ba ngày sau, bà cười nói với tôi: “Bác hết đau rồi. Đại Pháp thật là quá kỳ diệu! Bác đã nói với toàn bộ những người cao tuổi khác trong thôn niệm chín chữ chân ngôn đó. Cái thôn nghèo khó này có ai có tiền đâu? Nếu tất cả họ đều tin vào Đại Pháp, họ sẽ hạnh phúc biết bao!”
Vụ mùa bội thu
Đậu tương là hoa màu chính trong thôn, nhưng vào mùa hè chúng dễ bị sâu bệnh. Nhà nào cũng đều phun thuốc trừ sâu ngoại trừ tôi và Tiểu Tứ. Chủ thửa ruộng bên cạnh ruộng của chúng tôi cảnh báo rằng nếu chúng tôi không phun thuốc, sâu bọ sẽ đến ruộng của chúng tôi và gặm hết cây của chúng tôi.
Cuối cùng, một con sâu cũng không có. Đậu nành của chúng tôi mọc cao hơn của hàng xóm và đến mùa thu, chúng tôi đã có một vụ mùa bội thu.
Vài năm sau, Tiểu Tứ kiếm được cả gia tài nhờ bán đậu tương. Anh đã thay căn nhà đất của mình bằng nhà gạch. Anh trả hết nợ và vẫn còn tiền để tiết kiệm. Cả gia đình anh đều vui vẻ.
Thỉnh thoảng Tiểu Tứ và tôi ra ngoài để phát tờ rơi Đại Pháp và treo biểu ngữ trên cột điện. Những cây cột đó đứng giữa những thửa ruộng với những cây đậu tương giống đang phát triển tại thời điểm đó. Các thợ điện và các quan chức của thị trấn luôn tự hỏi làm cách nào mà những biểu ngữ đó được treo lên cao đến vậy mặc dù không thấy dấu chân hay cây trồng bị dẫm đạp.
Thiện có thể thay đổi hết thảy
Thôn chúng tôi có rất nhiều chuột. Một ngày, tôi ra thăm cà tím trong vườn và định ngày mai đi hái. Thế nhưng, đến ngày hôm sau, chuột đã ăn hết sạch và không để lại cho tôi quả nào.
Tôi không nóng giận mà còn động thiện niệm: “Chuột à, cả hai chúng ta sinh sống trong cùng một thế giới, ngươi cũng phải sống. Ngươi có thể ăn miễn là chừa cho ta một chút.”
Khi tôi gặp Tiểu Tứ, anh bảo tôi rằng lũ chuột đã chui vào vườn và gặm phá cây con và rau của anh. Anh đã mua một ít thuốc diệt chuột và chuẩn bị mang ra. Sau khi tôi chia sẻ thiện niệm của mình với anh, anh đã tán thành và không dùng thuốc chuột nữa. Sau đó, không có con chuột nào trở lại khu vườn của chúng tôi nữa.
Một hôm, người hàng xóm của Tiểu Tứ nói với tôi rằng họ đã ba lần trồng cây giống nhưng lần nào chuột cũng ăn hết. Chồng cô đặt thuốc chuột để giết chúng, nhưng con gà mái lớn đã ăn phải. Sau đó, anh chăng lưới điện và giết được rất nhiều chuột, nhưng khi họ muốn mua cây giống để trồng lại thì không còn ai bán nữa.
Cô ấy hỏi tôi tại sao chuột không phá vườn của tôi và Tiểu Tứ. Tôi nói rằng chúng ta không chỉ thiện với con người mà còn với động thực vật. Sau đó tôi kể cho cô những gì chúng tôi đã làm. Cô ấy đồng ý và nói sau này cô sẽ không giết chuột nữa.
Tôi mang cho cô ấy tất cả những cây giống mà tôi còn giữ, trong đó có dưa chuột, cà tím và ớt. Ngạc nhiên là những con chuột cũng không quay trở lại để phá hoại rau của cô nữa! Cô ấy cảm ơn tôi và kể câu chuyện này cho gia đình cô ấy. Em gái cô cũng bước vào tu luyện Đại Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/15/406306.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/27/185239.html
Đăng ngày 31-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.