[MINH HUỆ 27-7-2009] Học viên Pháp Luân Công bà Ngôn Hồng từ thành phố Trường Sa bị kết án bất hợp pháp sáu năm tù năm 2001. Bà bị giam tại Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam. Các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù bảo vệ đức tin của họ và đứng lên cho quyền một môi trường không bị hạn chế mà nơi đó họ có thể thực hành đức tin của họ. Bà Ngôn Hồng không ngoại lệ. Vì bà giữ kiên định nơi đức tin của bà, bà bị bức hại tàn bạo nơi nhà tù.

Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam nằm tại số 528 đường Hương Chương, quận Vũ Hoa, thành phố Trường Sa. Hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ các khu vực khác nhau của tỉnh Hồ Nam đang đã và đang bị giam nơi đây từ ngày 20 tháng 7 năm 1999. Phần đông họ hơn 50 tuổi. Họ không phạm tội lỗi gì và không làm điều gì có hại cho người khác. Họ bị giam chỉ vì họ tập luyện Pháp Luân Công. Dưới sự bức hại nặng nề không thể tưởng tượng, các học viên không ngừng bị áp lực để buông bỏ đức tin của họ và viết tờ bảo đảm. Họ cũng bị đòi hỏi “chỉ trích” Pháp Luân Công và người sáng lập. Đây là cái gọi là yêu cầu “chuyển hóa” bởi các chính quyền nhà tù.

Bị giam bất công

Bà Ngôn Hồng sống tại huyện Trường Sa. Bà trước là một thành viên của trung tâm hội đồng gia cư địa phương. Bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 1996. Trong vòng một tháng, các bệnh tật trên thân bà, kể cả nhức đầu, biến mất một cách mầu nhiệm. Bà nói với bạn bè và hàng xóm về các tiến bộ sức khỏe và tinh thần mà bà trải qua do sự tập luyện. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu ngày 20 tháng 7 năm 1999, Ngôn Hồng, như nhiều học viên khác, quyết định thỉnh nguyện và nói với chế độ các trải nghiệm của chính bà.

Sau khi Ngôn Hồng đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công, bà bị gửi trở lại Trường Sa ngày 30 tháng 7 năm 1999. Bà bị giam và các chức trách tống tiền bà 480 nhân dân tệ mà không ghi một biên nhận. Bà bị giam hai lần nữa trong cùng một năm. Bà Ngôn quyết định rời nhà năm 2000 để tránh bị bức hại hơn nữa. Tuy nhiên, bà bị bắt và bị mang đến thành phố Trường Sa ngày 19 tháng 6 năm 2001 và lại bị giữ tại Nhà tù huyện Trường Sa nơi đây bà bị cấm không cho ngủ trong bốn ngày.

Các viên chức từ thành phố Trường Sa và các Nhóm chính trị và an ninh huyện, cùng với cảnh sát địa phương thẩm vấn Ngôn Hồng. Sáu người đẩy bà ta xuống đất và buộc bà ta ép dấu tay trên tài liệu thẩm vấn. Ngày 27 tháng 12 năm 2001, Tòa án huyện Trường Sa lấy tờ khai tự bào chữa của bà. Trong vòng ít hơn 40 phút khai mạc cuộc xử án, các viên chức tòa án kết án bà sáu năm tù. Bà thỉnh nguyện với Tòa trung cấp. Không điều tra thêm hơn, Tòa trung cấp giữ nguyên bản án cũ. Ngôn Hồng bị gửi đi Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam ngày 9 tháng 4 năm 2002.

Áp lực để bắt người ta bỏ đức tin của mình

Một mục tiêu chính của Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam là ép buộc các học viên Đại Pháp từ bỏ đức tin của họ và viết các tờ bảo đảm. Họ đo lường “phẩm chất” của nhiệm vụ này bằng sự “chuyển hóa hoàn toàn” của học viên cũng như họ có hay không “lập lại” – tập luyện lại Pháp Luân Công. Vì không có tiêu chuẩn đặt cho sự đo lường này, các chính quyền nhà tù dùng đủ mọi cách để đạt được sự “chuyển hóa” hoàn toàn. Một phương cách thông thường để buộc “chuyển hóa” là dùng các tù nhân như là tù xì ke để theo dõi sát mỗi học viên. Các tù nhân này được thúc giục đánh đập và chửi mắng các học viên.

Ngày 9 tháng 6 năm 2002 Ngôn Hồng bị nhốt trong một phòng giam cô lập. Hai tù nhân được chỉ định theo dõi bà, hơn nữa sáu lính canh làm việc với bà mỗi ngày để “chuyển hóa” bà.

Ngôn Hồng bị phát hiện đang tập luyện Công một ngày nọ. Trưởng đội Lý Xuân Huy ra lệnh cho bà đứng như một hình thức tra tấn. Ngôn Hồng từ chối nghe theo lệnh. Thình lình, ba tù nhân – Cung Tiểu Hồng (từ Nhạc Dương), Chu Lợi (từ Trường Sa) và Trịnh Thúy Phàm (từ Trường Sa) bất ngờ đẩy bà Ngôn xuống đất và đạp lên bà. Để ngăn bà la lên, Cung Tiểu Hồng giữ đầu bà rất chặt, khiến cho bà bị khó thở. Đồng thời, hai tù nhân khác kéo hai tay bà ra sau lưng, để còng tay bà. Bà bị còng tay với hai cánh tay ra sau lưng, một cánh tay quành ngang vai và một cánh tay vòng từ hông lên. Phương pháp tra tấn này, thường được gọi với cái tên là “mang một thanh kiếm trên lưng,” rất đau đớn. Cánh tay trái của Ngôn Hồng bị thương ngay. Để có thể thở, bà hành động theo bản năng cắn Cung Tiểu Hồng, khiến cho Gong thả bà ra một lúc. Ngôn Hồng cuối cùng có thể thở một hơi. Mặt bà bị đỏ vì ngộp thở một lúc. Cung Tiểu Hồng và Chu Lợi trả thù bằng cách đánh và đá bà. Ngôn Hồng mình đầy vết bầm. Cánh tay trái của bà cũng bị thương và sưng. Bà bị còng tay như vậy trong ba ngày. Họ không thả bà ra, thậm chí khi bà cần đi nhà vệ sinh. Bà bị còng tay vào một cái giường sắt trong nhiều ngày, mình đầy mồ hôi vì đau.

Thóa mạ Pháp Luân Công và người sáng lập

Để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công, các người bức hại cố bẻ gảy quyết tâm của các học viên nơi môn tập và đức trung thành của họ nơi vị sáng lập. Không ngừng tấn công và nhục mạ Pháp Luân Công và vị sáng lập trở nên một phương cách hữu hiệu nhất để “chuyển hóa” các học viên.

Lính canh Lý Xuân Huy gạt Ngôn Hồng ngày 25 tháng 6 năm 2002 và để bà đến một phòng họp. Khi bà đến nơi đó, bà nhận ra rằng đó là một cuộc họp để nhục mạ Pháp Luân Công. Phòng họp đầy các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân, hơn 2 000 người. Các lính canh với các dùi cui điện canh mỗi cửa ra vào, và hơn mười lính vũ trang cũng có mặt. Bầu không khí rất căng thẳng. Giám đốc tù Triệu Lan tấn công Pháp Luân Công và vị sáng lập một cách tà ác, dày vò tất cả các học viên. Nhiều lính canh giữ Ngôn Hồng. Mặt bà đầy nước mắt. Bà biết đây là đầu độc các chúng sinh! Ngôn Hồng không chịu đựng được và bà tìm được cách thoát khỏi bàn tay của các lính canh. Bà đứng lên và la lớn về phía Triệu Lan, “Im cái miệng tà ác của ngươi đi!”

Ngôn Hồng bị nhốt trong phòng giam tù nhân nam, tăm tối bị cô lập với bên ngoài.

Có một máy nước, một nhà vệ sinh và một cuộn giấy vệ sinh và một phiến bê tông làm giường. Ngôn Hồng bị cấm rửa mặt, đánh răng hoặc uống nước. Họ chỉ mở máy nước một lần hoặc nhiều nhất ba lần một ngày, trong năm phút mỗi lần. Bà phải chụm hai tay để hứng nước. Họ cấm bà tắm. Bà đổ mồ hôi rất nhiều trong mùa hè nóng nực này, và có nhiều muỗi trong phòng giam. Thời tiết bên ngoài vào khoảng 40 độ C (khoảng 104 độ F).

Một bức tường bao quanh phòng giam cô lập này; cửa có một cái lỗ, đó là nơi duy nhất mà gió thổi vào phòng này, nó được mở ra chỉ trong giờ cơm. Không ai biết được độ nóng trong phòng giam. Nó nóng như hun, trên cả phiến bê tông làm giường và nền đất. Khi nước được mở ra, bà Ngôn để nước lên giường và nền đất để hạ thấp sức nóng. Bà ngủ trên nền đất ướt về đêm. Phòng giam thiếu dưỡng khí, khiến cho nơi này có mùi mốc và đôi lúc làm cho bà bị ngộp thở. Bà Ngôn phải nằm lên nền đất để tìm mọi lỗ hở dọc theo chân tường để có được một chút không khí bên ngoài.

Thức ăn chỉ gồm có ba mẫu khoai hoặc dưa leo. Các chính quyền không để cho bà ta bị chết đói, nhưng chúng không bao giờ để cho ăn đủ no. Sự căng thẳng thể chất và sự thiếu muối trong mùa hè làm cân nặng của Ngôn Hồng xuống từ 130 pounds còn 100 pounds. Lần đầu tiên Ngôn Hồng trong phòng giam cô lập tại Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam kéo dài 75 ngày.

Vào tháng 8 năm 2002, để phản đối sự bức hại, Ngôn Hồng và các học viên khác tuyệt thực. Trưởng đội Lý Xuân Huy sau đó bức hại Ngôn Hồng và các học viên khác càng nhiều hơn.

Theo các viên chức Đội sự vụ nhà tù, giam cô lập và “kỷ luật nghiêm” chỉ có thể dùng trên một tù nhân một lần thôi. Tuy nhiên, sau ngày thứ sáu Ngôn Hồng tuyệt thực, bà lại bị đặt trong phòng giam cô lập, bị còng tay và chân, và bị ngược đãi một cách dã man hàng ngày. Khi bà phản đối, bà bị còng tay theo thế “đeo kiếm”. Khi bà la lớn lên để phản đối, họ bịt miệng bà với vải dơ và cột bà bằng dây kẽm, thậm chí bao quanh đầu bà.

Bà Ngôn bị kéo ra khỏi phòng giam cô lập, còng tay, và bị buộc ngồi trên cái ghế chỉ một chân dưới ánh nắng gắt suốt ngày. Mùa hè tại thành phố Trường Sa rất nóng, với độ nóng lên cao hơn 40 độ C.

Cái ghế một chân cao khoảng một foot, với một chân 2 inch nhét vào giữa. Ngồi trên nó đòi hỏi một sự thăng bằng chính xác của đôi chân và thân thể. Người ta không thể cử động; nếu không sẽ bị té dễ dàng. Vì Ngôn Hồng bị còng tay, bà mất thăng bằng và té xuống, nhưng không thể đứng dậy một mình. Bà bị bất tỉnh trên nền bê tông nóng cháy da. Có người tức thời đổ nước lạnh lên bà đánh thức tỉnh bà. Bà tiếp tục ngồi lên chiếc ghế dưới nắng mặt trời, chịu sự chửi mắng của các lính canh.

Bà Ngôn bị tra tấn như vậy hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều. Bà trở về phòng giam vào khoảng 5 giờ 30 chiều khi mặt trời không còn gắt nữa. Họ không cởi trói cho bà hoặc để cho bà tắm. Bà bị cấm ngủ và dùng nhà vệ sinh thường xuyên. Sự tra tấn là vô tận. Bà Ngôn chỉ có một tư tưởng, “Tôi phải còn sống ra khỏi nơi này.”

Ngày 13 tháng 8 năm 2002, giám đốc nhà tù Triệu Lan xúi các lính canh Lý Xuân Huy và La Kiên và nhiều tù nhân đến phòng giam tù nhân nam nơi bà Ngôn bị giam. Ông ta thúc giục họ dùng chiếc áo trói hai tay mượn của cảnh sát vũ trang để cột bà từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Họ tiếp tục không cho bà thức ăn và nước uống và dùng nhà vệ sinh.

Đọc thuộc lòng các luật lệ nhà tù

Các học viên Pháp Luân Công đi theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Họ không có phạm tội lỗi gì, không phạm luật nào cả, và như vậy từ chối bị đối xử như tù nhân. Vì lý do đó, họ thường từ chối mặc bộ đồng phục nhà tù, đọc thuộc lòng các luật lệ nhà tù và la lớn, “Báo cáo, tù nhân tên gì gì ở nơi đây,” trong khi ngồi chồm hổm tựa một bức tường, nghe các lệnh hoặc chỉ thị của các lính canh. Một số học viên xem đó như một sự sỉ nhục ăn đồ ăn nhà tù và như vậy họ tuyệt thực để phản đối. Ép buộc các học viên “nhận có tội” và nghe theo các lệnh và luật của nhà tù đã trở nên một bước quan trọng trong sự “chuyển hóa” các học viên tại Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam. Nếu các học viên cố nắm vững các nhân quyền căn bản của họ, đó bị xem là “phản đối”. Môi trường nhà tù đặt tất cả các học viên dưới sự áp lực triền miên cả tinh thần lẫn vật chất.

Các học viên từ chối nghe theo các luật lệ và lệnh bị cấm gia đình thăm viếng. Các viên chức giữ lại các gói đồ mà gia đình họ gửi đến cho họ. Các học viên bị cản không cho đi mua đồ vật dụng cần thiết hàng ngày hoặc gọi điện thoại. Những học viên càng kiên định là bị bức hại càng nặng nề hơn.

Vào tháng 9 năm 2003, trưởng đội Lý Xuân Huy, và Ngao Xuân Linh và Trác Đoan Tú từ đội giáo huấn nhà tù mời cảnh sát đặc biệt để thực hiện hơn 20 “huấn luyện quân đội” với 19 học viên (phần đông họ là trên 50 tuổi) mà từ chối ôm đầu họ với hai tay và ngồi chồm hổm trên đất. Cảnh sát vũ trang buộc họ bước đi theo cách quân đội theo lệnh của họ – có lúc chậm có lúc mau. Khi các lệnh ngưng thình lình, nếu tư thế của một học viên không phù hợp với lệnh truyền, bà ấy sẽ bị phạt và phải làm 20, 50 hoặc cả 100 động tác nằm sấp chống tay lên xuống. Bà La Ái Trân 60 tuổi từ Nguyên Giang, thành phố Ích Dương bị buộc đứng bằng tay, với hai chân của bà dựa trên một cái bàn và hai tay trên mặt đất. Cảnh sát đo giờ bà ta. Hai tay bà La Ái Trân không thể chịu đựng được lâu. Bà thả xuống, và đầu bà bị đập vào đất. Cảnh sát vẫn buộc bà tiếp tục như vậy nhiều lần; đầu bà đụng vào đất nhiều lần, khiến có nhiều vết thâm tím nơi trán của bà.

Sự dày vò thể xác liên tục – ngồi chồm hổm, nhảy, đứng, chạy, quay vòng, nằm sấp đẩy lên xuống với hai tay. Sau nhiều ngày hai chân của một số học viên bị sưng, và họ không còn có thể chạy nữa. Các lính canh sau đó xúi hai tù nhân cho mỗi học viên, để kéo họ chạy; hoặc chúng còng tay các học viên trước và lôi họ bằng cây còng. Một số học viên bị mất giầy trong khi bị lôi như vậy; một số quần bị rách và chân chảy máu. Thật là vô cùng tàn ác, và đau đớn cho người nhìn thấy.

Ngôn Hồng bị buộc chạy. Vừa uống một ly nước mà một tù nhân đưa cho bà ta, bà thình lình cảm thấy mắt mờ và sau đó không nhìn thấy gì cả. Vì vậy bà từ chối chạy. Nhưng sự “trừng phạt” vì không chạy có nghĩa là bị còng tay và treo lên. Khi bà vừa bị lôi vào một văn phòng, bà bị còng tay ra sau lưng và treo lên vào một thành sắt bên trên chiếc giường đôi bằng cái còng. Giày của bà bị đá rời ra. Không thể đứng thẳng lưng khiến bà rất khó thở. Sức nặng của cơ thể bà đè lên cây còng tay của bà. Nếu bà cử động, cái còng trở nên siết chặt hơn, khiến cho bà đổ mồ hôi vì cơn đau. Từ đó, con mắt của Ngôn Hồng vẫn bị mờ, ảnh hưởng các hoạt động bình thường hàng ngày của bà.

Nhiều lần, sự ngược đãi tại nhà tù là không được biết công khai. Họ thường làm bí mật trong một phòng giam, hoặc một nơi xa xôi hẻo lánh. Không ai ngoài các học viên, lính canh hoặc các tù nhân trực tiếp liên hệ là biết. Các tù nhân bị cấm nói ra về ngược đãi này.

Dưới sự thúc giục của các lính canh, nhiều tù nhân thường chửi mắng và đánh đập các học viên một cách vô lý. Ngày 12 tháng 5 năm 2004, một tù nhân hình sự hung dữ Ngô Phục Anh bóp cổ học viên Tuyên Hà Hoa và đẩy bà vào một tấm vách tường. Hai tay của Tuyên Hà Hoa trở nên đỏ và sưng. Nhiều học viên trong cùng phòng giam đòi các lính canh điều tra về vụ này nhưng không bao giờ nhận được câu trả lời.

Ngày hôm sau, 13 tháng 5 năm 2004, là một ngày đặc biệt đối với tất cả các học viên vì đó là ngày sinh nhật của vị sáng lập Pháp Luân Công. Đó cũng là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới. Mỗi học viên trên thế giới vui mừng ngày hôm đó. Ngày hôm đó, nhiều học viên trong nhà tù đọc thuộc lòng các đoạn trong các bài giảng của Sư phụ cùng nhau. Điều đó bị xem như là một sự kiện vô cùng nghiêm trọng ngược đãi luật nhà tù.

Ngày 14 tháng 5 năm 2004, lính canh Lý Xuân Huy, giận dữ mang một cùi điện đi đến nhà tù. Thúc giục bởi Lý Xuân Huy, hơn 20 tù nhân lôi năm học viên mà đọc thuộc lòng các bài giảng của Sư Phụ đến một phòng khác và tách họ ra vào các góc và dọc theo một bức tường. Lính canh Lý Xuân Huy la lớn và sốc điện các học viên. Học viên Trần Sở Quân bị đánh ngã xuống đất. Bà ngồi dậy và lại bị đánh gục xuống. Bà lại ngồi dậy và lại bị đánh gục xuống. Đây là lần đầu tiên Lý Xuân Huy đích thân đánh các học viên trong nhiều năm qua. Sự “từ thiện” của ông ta trong quá khứ chỉ là một chiếc mặt nạ.

Tiếp theo đó, năm học viên – Ngôn Hồng từ Trường Sa, Hà Lệ Giai từ Thành Đức, Tuyên Hà Hoa từ Nguyên Lăng, Trần Sở Quân từ Hoài Hóa, và Đích Tiếu Thị từ Nguyên Giang – bị buộc ngồi trên một cái ghế một chân và cũng bị đứng. Họ bị nhốt trong một phòng với các cửa và cửa sổ bị bít bằng giấy cạc tông, như vậy không ai từ bên ngoài có thể nhìn thấy. Các tù nhân theo dõi mỗi người trong họ. Họ phải ngồi trên cái ghế một chân và bị cấm đứng dậy. Bất cứ điều gì họ làm, họ phải ngồi trên cái ghế một chân. Họ phải ngồi trên đó trong một tuần lễ; sau đó, họ phải đứng trong một tuần lễ trọn mà không được ngồi. Do vì trời nóng và ngồi không động đậy trong thời gian lâu, da của các học viên trở nên dính liền vào quần của họ. Khi họ cởi quần để đi tắm, da của họ bị lột và chảy máu. Sau khi đứng một thời gian lâu, chân của họ bị sưng nặng nề.

Trần Sở Quân và Ngôn Hồng từ chối ngồi trên cái ghế một chân hoặc đứng. Các học viên đó sau đó bị còng tay mỗi ngày và bị treo lên trong một thời gian lâu. Nhiệt độ trong phòng giam cô lập rất cao. Các tù nhân theo dõi các học viên là ở bên ngoài phòng giam và có một máy quạt thổi họ. Ngôn Hồng bị cố tình treo lên ngay dưới ánh nắng mặt trời qua trần nhà. Ánh nắng mặt trời đốt cháy bà mỗi ngày. Bà khó có thể cử động. Sức nóng khiến bà khó thở.

Năm học viên này quyết định tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi nhưng lại bị bức thực ba ngày sau đó, một lần mỗi ngày, trong khi hình phạt trên thân vẫn tiếp tục. Nhìn thấy các học viên bị tra tấn và bị mất cân nhanh chóng, một số tù nhân khóc cho họ.

Tay chân của Ngôn Hồng vẫn còn bị tê từ sự còng tay và treo lên thường xuyên. Có một vết lõm nơi lưng phía dưới của bà. Bà thường cảm thấy như có cái gì đè từ trên lưng bà ra trước ngực, khiến cho bà khó thở. Kết quả của sự tuyệt thực nhiều lần, bao tử của bà bị thương nặng. Khi bà ăn chỉ một chút xíu hơi nhiều, bà cảm thấy khó chịu và bị bệnh.

Lao công rẽ nhất

Trong suốt thời gian các học viên Pháp Luân Công bị giam nơi nhà tù, họ bị buộc làm lao động tay chân, mà không có đền bù, làm việc như nô lệ. Công việc bao gồm có lột đậu, làm áo quần búp bế, làm đồ thêu, và làm chiếu mùa hè và các đồ vật khác. Các phòng giam nhà tù là những xưởng làm việc. Khi các học viên vừa mở mắt buổi sáng là họ bị buộc phải làm việc. Để làm xong các phần công việc chỉ định, họ phải làm việc 15-16 giờ mỗi ngày. Các cô trẻ có lẽ có thể làm xong công việc mỗi ngày đến 9 giờ tối. Những người lớn tuổi hơn làm việc chậm hơn cho đến 1-2 giờ khuya.

Phòng giam nặc mùi công việc mà họ đang làm – gọt võ đậu là ví dụ. Nước ngâm đậu được thực hiện trong phòng giam, khiến phòng giam đầy một mùi ghê gớm, không khí ẩm thấp và vải trải giường bị mốc.

Lính canh Lý Xuân Huy và Tiết Phương ngược đãi các học viên từ chối nghe theo chỉ thị, không thuận theo lời gọi hoặc đọc thuộc lòng luật nhà tù, bằng cách bắt họ làm thêm công việc. Sau khi các học viên xong phần việc bình thường của họ trong ngày, họ phải tiếp tục lột đậu buổi tối và lựa chúng ra khỏi bụi và các mảnh vụn khác. Mỗi học viên lượm một bao đậu, mà cân hơn 100 Jin (1 Jin bằng khoảng 1 pound). Nếu các đậu lượm không hội đủ tiêu chuẩn, các học viên phải làm lại.

Các học viên Mao Tứ Nguyên(từ Nhạc Dương), Lý Niên Xuân (từ Nhạc Dương), Triệu Liên Cần (từ Trường Sa), La Ái Trân (từ Ích Dương) và Cổ Thúy Anh (từ Hoài Hóa) là khoảng 60 tuổi. Không nhìn thấy rõ, họ phải kiểm các hột đậu từ cái một, lựa ra khỏi các hột đậu xấu. Họ phải làm việc đến 2-3 giờ sáng. Một số bị buồn ngủ trong khi lượm đậu và tức thời bị lắc tỉnh dậy bởi các tù nhân mà theo dõi họ. Các học viên bị cấm chợp mắt, thậm chi cho một vài phút nghỉ ngơi.

Một vài học viên ghi lại các điều xảy ra trong nhà tù trong nhật ký của họ trong đêm. Khi các lính canh lục soát phòng giam mà tìm thấy, chúng tiêu hủy đi. Lý do là viết bất kỳ một câu gì gần với hoặc có liên hệ với Pháp Luân Công là bị cấm. Sau đó, một công việc thêm để sản xuất 5 Jin sản phẩm hoàn tất bị thêm vào công việc hàng ngày để phạt. Các học viên bị cấm ngủ hoặc đi tắm cho đến khi số lượng chỉ định được làm xong; nếu không xong, và nếu người học viên không thể xong phần chỉ định trong ngày, người đó phải tiếp tục làm việc suốt đêm cho đến ngày hôm sau mà không ngủ. Nhưng qua ngày hôm sau, người học viên vẫn phải làm phần công tác ngày hôm sau đó cho xong, khiến không thể nào người học viên được ngủ. Học viên Hà Lệ Giai từ Thành Đức bị đày đọa như vậy nhiều lần, khiến bà hoàn toàn đuối sức, cân nặng của bà xuống từ 60 kg còn 40 kg.

Các học viên mà không thể hoàn tất phần công việc chỉ định hàng ngày sẽ bị cấm tắm rữa hoặc gội tóc trong trọn một tuần. Một ngày mùa đông, La Ái Trân và Trần Sở Quân, cả hai khoảng 60 tuổi, cuối cùng xong phần công tác của họ sau 4 giờ sáng và đi gội đầu. Họ ngủ mất trước khi tóc khô. Tóc họ bị bốc hơi trong gió lạnh.

Một ngày lính canh tù thình lình chuyển tất cả các học viên đến tòa nhà giáo huấn của nhà tù để xem truyền hình trong lớp học; tất cả đồ vật liên can đến lao động cưỡng bức là bị gom lại và dấu đi. Các học viên hỏi quanh và biết ra rằng có người sẽ đi quan sát nhà tù. Các viên chức nhà tù sợ bị phơi bày các hoạt động làm việc đại qui mô của họ.

Lấy và thử máu

Dịch vụ y tế tại nhà tù là một hình thức khác của sự tra tấn không thể tưởng tượng. Ví dụ, nhà tù có một hệ thống “thả người để bảo lãnh trị bệnh”, nhưng không áp dụng cho các học viên Pháp Luân Công mà cần sự chữa trị thuốc men. Nhiều học viên không thể được bảo lãnh để đi trị bệnh cho đến khi họ gần cửa tử. Học viên 68 tuổi Cổ Thúy Anh từ Hoài Hóa bị một mụn nhọt lớn gần nơi lỗ tai. Các viên chức không thả bà ra trong một thời gian lâu, và khi họ cuối cùng chịu thả bà ra, thì đã rõ ràng quá trễ. Bà chết không bao lâu sau khi được thả ra.

Các học viên thường phải đi gặp một bác sĩ và bị bức thực bằng thuốc. Các tù nhân tội phạm đôi lúc hòa tan các thuốc viên đập nát không biết loại gì trong ly nước uống của các học viên. Một lần, bốn tù nhân giữ một học viên Trương Lan Huy từ Nhạc Dương; hai người giữ hai tay bà, và hai người giữ hai chân bà. Họ khiêng bà đi, nói rằng mang bà đi trị bệnh tăng áp huyết. Lạ thường thay, tù nhân hình tội Từ Minh Yến trong phòng giam kế cận đã yêu cầu nhiều lần được đi xem bác sĩ nhưng bị lờ đi. Bà ta khóc nức nở trong phòng giam vì căn bệnh của bà ta. Học viên khỏe mạnh Chu Vân Hà từ huyện Ninh Hương bị cô lập ngoài ý muốn của bà ta với lý do là để trị bệnh “lao phổi” của bà. Bà bị cột vào một chiếc giường và bị tiêm những chất không rõ và trở nên tinh thần hỗn loạn sau nhiều tháng “chữa trị ” như vậy. Lính canh nói, “Đây là vì bà tập luyện Pháp Luân Công.”

Trong những năm gần đây, dưới lý do cho rằng để kiểm bệnh AIDS, nhà tù lấy mẫu máu bình thường từ các tù nhân để thử gần như mỗi năm. Nhiều học viên Pháp Luân Công bị lấy máu nhiều hơn một lần. Đội bảy người lấy máu đến trong một xe tải lưu động. Nhiều người mặc áo trắng, các lính canh và trưởng của Đội giáo dục tham gia việc lấy máu. Các tù nhân hình tội lôi và mang các học viên để lấy máu của họ. Đội lấy nhiều lượng lớn máu của một số học viên, khiến cánh tay trở thành tê cứng. Tại sao họ lấy mẫu máu, và tại sau lấy nhiều lượng máu như vậy? Sự cắt lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống đã được phơi bày trên thế giới năm 2006. Các điều tàn ác này đã có từ khi bắt đầu sự bức hại.

Trong lúc ép lấy máu và thử máu, một nguồn tin truyền ra trong khu vực quê nhà của một học viên rằng bà ta tự tử trong nhà tù. Vậy, sự lấy máu và thử máu thường xuyên phải chăng là để tìm một nội tạng thích hợp? Điều gì đã nói lên sự trùng hợp giữa tin đồn với thời gian lấy máu và thử máu? Sau khi nội tạng bị cắt lấy, cơ thể bị hỏa thiêu, sau đó nạn nhân bị nói cho là đã “tự tử.” Không còn chứng cớ gì để chứng minh điều gì.

Kết luận

Cách mà các viên chức tại Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam đối xử với các học viên Pháp Luân Công là thông lệ trong tất cả các nhà tù, trại lao động, trại giam và các nơi khác như là các trung tâm tẩy não mà được tổ chức dưới cái tên là “giáo huấn luật pháp”. Trong vòng mười năm mà Pháp Luân Công bị bức hại, hơn 3 000 học viên đã được xác nhận là đã bị chết vì kết quả trực tiếp của sự bức hại trong 31 tỉnh Trung Quốc; tỉnh Hồ Nam dẫn đầu trong danh sách 10 tỉnh.

Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam, chỉ là một mắt xích trong hệ thống áp đảo của chế độ, nó đã không ngừng vi phạm bạo lực và dối gạt, để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công dưới chiêu bài là thi hành luật pháp. Nhà tù này chính là một cái mẫu thu nhỏ của chế độ tà ác của ĐCSTQ.

Ngày 26 tháng 7 năm 2009


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/27/205353.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/8/110668.html
Đăng ngày 18-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share