Theo một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-1-2010] Vì đức tin của cô vào Chân-Thiện-Nhẫn, một nữ giáo viên trẻ bị bắt vào tháng Mười Một 1999 và đang bị cầm tù với một bản án 13 năm. Chồng cô trở nên vô gia cư và bị nghèo đói sau khi bị giam trong tù bốn năm và mẹ cô đã ở trong trại lao động cưỡng bức trong hai năm. Anh và chị dâu của cô đã bị kết án một người hai năm rưỡi và một người hai năm lao động cưỡng bức.

Bản án bất công 13 năm tù

Cô Chu Dụ Hồng sinh năm 1975 và là giáo viên tại Trường tiểu học Gia Phúc tại thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông, cũng là người phụ trách tại Trung tâm hỗ trợ đại học nông nghiệp Hoa Nam. Cô là một trong nhóm những người Pháp Luân Công đầu tiên bị bắt và bị kết án nặng tại Quảng Châu vào tháng 11 năm 1999. Vì cô từ chối cung cấp bất kỳ tin tức nào cho cảnh sát hoặc phản lại đức tin của mình, cô Chu bị kết án 13 năm. Cô hiện nay đang bị giam tại Nhà tù nữ tỉnh Quảng Đông.

Vào tháng 11 năm 1999, một trung tâm sản xuất tài liệu giảng rõ sự thật tại Đại học nông nghiệp Hoa Nam bị tiêu hủy và 16 học viên Pháp Luân Công bị bắt bởi cảnh sát từ Phòng 610 quận Thiên Hà và Đồn cảnh sát Ngũ Sơn tại quận Thiên Hà. Mười học viên bị kết án đi bất cứ nơi nào từ 3 đến 13 năm. Sáu học viên bị gửi đi một trại lao động cưỡng bức. Phần đông các học viên này là sinh viên, như là Chu Đức Trí, bị kết án 11 năm.

Chu Dụ Hồng tốt nghiệp từ một trường nghệ thuật trình diễn và là một ca sĩ và một vũ công tài năng. Cô là một giáo viên ngôn ngữ xuất sắc và chỉ mới 24 tuổi khi bị bắt. Cô bị giam tại Trung tâm giam giữ quận Thiên Hà trong ba năm đầu sau khi bị bắt, trước khi bị chuyển đến Nhà tù nữ tỉnh Quảng Đông vào năm 2003. Vì Chu Dụ Hồng nói với mọi người trong trung tâm giam giữ về Pháp Luân Công và phơi bày các sự dối gạt bày ra bởi ĐCSTQ, cô bị mang còng chân, bị đánh đập và bị nhốt trong một phòng giam nhỏ cho đến khi mông của cô bị làm mủ nhức nhối. Các lính canh từ chối chữa trị cho cô. Chỉ khi các con giòi bắt đầu bò trên thân cô thì họ mới chịu thả cô ra.

Vào đêm giao thừa năm 2002 , Chu Dụ Hồng và nhiều học viên khác đang tập Pháp Luân Công cùng nhau. Quản lý Đồn cảnh sát Chu Văn Dũng và một lính canh họ Trịnh bắt nhốt họ và xúi các tù nhân khác tra tấn cô Chu một cách tàn nhẫn. Khi cô biết rằng mình bị bản án 13 năm vì tập luyện Pháp Luân Công, cô chạy ra khỏi phòng giam và đi đến văn phòng lính canh để khiếu nại. Cô bị buộc vào tội tìm cách trốn thoát, và bị tra tấn với “chỉ kim và còng chân”. Cô bị buộc nằm trên đất. Cô không thể ăn, ngủ hoặc đi nhà vệ sinh và chịu tra tấn thể xác và tinh thần vô cùng. Hơn nữa, cảnh sát từ chối gia đình đi thăm cô và từ chối trả lời mọi câu hỏi của gia đình về tình trạng của cô.

Chồng bị kết án bốn năm và bị nghèo túng

Ông Thời Hội Văn, chồng cô Chu Dụ Hồng, sinh năm 1970 và tốt nghiệp Đại học khoa học và kỹ thuật Hoa Nam. Ông là một kỹ sư xuất sắc của Học viện nghiên cứu sắt thép tỉnh Quảng Đông. Ông Thời bị kết án bốn năm tù vào tháng 1 năm 2003 và bị mang đến Nhà tù Thiều Quan Bắc Giang.

Trong khi bị giam tại Trung tâm giam giữ quận Thiên Hà, các lính canh buộc Thời Hội Văn ngồi cạnh một cái ao trong hai tháng, và ‘xét lại các tội của ông’. Trong Nhà tù Thiều Quan Bắc Giang, phó đội Chu Kiến Bình lãnh đạo một đội viên chức tấn công ông Thời. Ông bị cấm ngủ hơn một tháng.

Sau bốn năm tù, Thời Hội Văn trở về nơi sở làm trước. Tuy nhiên, các đặc vụ Phòng 610 quận Thiên Hà không ngừng dày vò ông. Các viên chức an ninh Thiên Hà bí mật ra lệnh cho viên chức hệ thống mạng tại nơi làm việc của ông Thời để thay địa chỉ IP của ông thành một địa chỉ IP cố định, như vậy họ có thể theo dõi các hoạt động Internet của ông.

Vào chiều ngày 11 tháng 4 năm 2007, Phòng 610 quận Thiên Hà tại thành phố Quảng Châu lại phát động một cuộc bắt giữ số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công địa phương. Các học viên Từ Cúc Hoa và cặp vợ chồng Lâm Kiến Bình và Hồ Văn Tiến bị bắt, trong khi Thời Hội Văn, mà lúc bấy giờ không ở nơi sở làm, thoát được sự bắt giữ. Lúc bấy giờ, các viên chức cảnh sát từ Đồn cảnh sát Quảng Châu kết hợp cùng với Đồn cảnh sát Tăng Thành và xông vào dãy phòng ngủ nơi sở làm của ông Thời. Họ ăn cắp máy tính của ông, một cái đĩa, một dây cáp USB và các đồ vật cá nhân khác.

Mẹ và em trai bị bức hại tàn bạo

Vào ngày 22 tháng 11 năm 2004, vào khoảng 10 giờ 30 sáng, cảnh sát Nguyễn Phái Hồng từ Đồn cảnh sát Xích Cương và thành viên hội đồng dân cư Ngụy Hồng Thanh, với lý do là “phòng chống lửa,” đi vào tiệm “Phi hổ song liêm” trên con đường Tây Uyển Lộ. Các viên chức tuyên bố rằng họ cần dùng nhà vệ sinh, nhưng họ lại leo lên cái thang cây và đi vào tiệm. Họ nhìn thấy Lưu Hoài Anh, mẹ của Chu Dụ Hồng, và mẹ vợ của người chủ tiệm Tạ Văn Thụy đang đọc một sách Pháp Luân Đại Pháp. Họ giựt lấy sách từ tay bà Lưu. Bà té xuống lầu và sau đó chạy ra đường.

Cảnh sát đuổi theo bà trên đường và bắt bà. Họ cũng bắt Chu Nhậm Thành, chồng của người chủ tiệm và em trai của Chu Dụ Hồng. Cảnh sát lục soát tiệm mà không có giấy khám xét. Họ cướp đi một máy tính, một máy in, các giấy laminé và các vật dụng cá nhân khác.

Tạ Văn Thụy, chị dâu của Chu Dụ Hồng, lúc bấy giờ là người lớn duy nhất còn lại trong gia đình. Trời mùa đông lạnh, và cô chỉ mới sinh con hai tháng trước, khi bị buộc đóng cửa tiệm. Tài chính của cô bị hạn hẹp và cô vẫn còn phải chăm sóc cho con của cô. Cô tiếp tục đi tìm tin tức của người mẹ chồng và chồng của mình và không biết họ có được bình an không. Sau một thời gian lâu, cuối cùng được nghe nói rằng mẹ chồng và chồng cô đã bị kết án hai năm tù và hai năm rưỡi tù lao động cưỡng bức. Lưu Hoài Anh bị mang đến Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu thành phố Quảng Châu, và Chu Nhậm Thành bị mang đến Đội số 3 Trại lao động cưỡng bức số 1 thành phố Quảng Châu.

Lưu Hoài Anh tiếp tục tập Pháp Luân Đại Pháp trong trại. Bà thường bị phạt bởi trưởng đội Lô, người buộc bà ngồi không áo quần trên một cái ghế nhỏ trong thời gian lâu. Ông ta đánh bà với dùi cui điện cho đến khi bà bị bất tỉnh, và sau đó đổ nước lạnh lên bà. Đôi lúc bà bị buộc đứng trong một thời gian lâu và bị cấm ngủ. Các cảnh sát viên cũng xúi dục các tù nhân bị tội ma túy thường mắng và đánh đập bà Lưu. Trong phòng ‘kỷ luật nghiêm’, nơi mà nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam và nơi mà bà thỉnh thoảng bị giữ, các cửa sổ đều dán kín với giấy báo và không được phép có liên lạc với người khác. Các học viên bị giữ trong phòng này không được phép đi tắm hoặc dùng nhà vệ sinh là rất giới hạn. Chỉ những cuộc đi thăm của người gia đình ngắn ngủi là được phép và mua các vật dụng hằng ngày là bị hạn chế. Các học viên bị theo dõi bởi hai tù nhân mỗi người và không thể có chút tự do cá nhân nào. Họ cho phát lớn tiếng các bài truyền thanh tuyên truyền nhục mạ Pháp Luân Công và gần như không ngừng trong phòng kỷ luật để tẩy não các học viên.

Bà Lưu Hoài Anh, hơn 60 tuổi, bị cấm sự gia đình thăm viếng trong thời gian lâu. Chỉ sau khi gia đình bà nộp các bản khiếu nại chính thức thì bà Lưu mới được phép gặp gia đình bà. Bà chảy nước mắt khi bà nói về điều bà trải qua trong trại, cách mà cảnh sát thường đánh người và cách mà họ tra tấn bà cho đến bất tỉnh, đổ nước lạnh lên bà để cho bà tỉnh lại. Bà nói về các viên chức trại dùng mọi phương cách tàn bạo để bức hại các học viên Pháp Luân Công bị giam nơi này như thế nào, buộc các nữ học viên ngồi trần truồng trên một cái ghế nhỏ và tra tấn họ với dùi cui điện. Thân thể các học viên bị vô số các vết thẹo từ sự tra tấn là điều đã được biết rõ.

Tạ Văn Thụy, chị dâu của Chu Dụ Hồng, đã một lần bị lao động cưỡng bức trong hai năm. Hơn nữa, vì chú của Chu Dụ Hồng kiên định tập luyện Pháp Luân Công, ông ta bị hành hạ và mất mạng. Chú của Chu Dụ Hồng là một viên chức chính phủ tỉnh Quảng Đông, ngoài 60 tuổi. Ông đã nhận được nhiều lợi ích trong sự tập luyện Pháp Luân Công và nhiều các bệnh của ông biến mất mà không cần thuốc men.

Viết ngày 20 tháng 1 năm 2010


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/21/216654.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/1/114295.html
Đăng ngày 18-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share