Bài viết của Phương Huệ, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 25-04-2020]
(Tiếp theo Phần 1)
Sư phụ khi vừa xuống sân bay liền đề cập đến việc muốn đến Hồ Nhật Nguyệt cùng nhiều địa danh khác của Đài Loan để xem xem, học viên tiếp đón nghĩ rằng Sư phụ muốn đến để tham quan du lịch. Sau này họ mới nhận thức ra thực chất đó là sự quan tâm của Sư phụ đối với Đài Loan.
Hướng dẫn viên Cố Cung tốt nhất
Ngày 17 tháng 11 năm 1997, Sư phụ Lý Hồng Chí cùng một số học viên đã đến Bảo tàng Cố Cung ở Đài Loan. Ông Hồng Cát Hoằng vì không muốn để Sư phụ phải đi tham quan không nên đã nhanh chóng liên hệ xin một hướng dẫn viên du lịch nhằm giải thích cho mọi người. Tuy nhiên, trước khi chờ người hướng dẫn viên đến, Sư phụ đã tự dẫn các học viên đi tham quan rồi.
Ảnh 1: Sau khi Sư phụ dùng bữa sáng vào ngày 17 tháng 11, Ngài đã đến thăm Bảo tàng Cố Cung để tham quan, sau đó chụp ảnh kỷ niệm cùng nhóm học viên cùng đi (ảnh do nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)
Mọi người bắt đầu đi tham quan từ tầng ba của Cố Cung rồi dần dần xuống theo từng tầng, Sư phụ giải thích cho các học viên về nguồn gốc của từng di tích văn vật, cách sử dụng, quy trình chế tạo thời đó cũng như cách thưởng thức nét đẹp của nó. Các học viên mỗi người đều lắng nghe rất thích thú. Ông Hồng Cát Hoằng nói rằng, thông qua lời giải thích của Sư phụ, mọi người mới hiểu làm thế nào để thưởng thức hay đánh giá những đồ vật cổ xưa này.
Ông Hồng Cát Hoằng vẫn còn nhớ rằng lúc đó còn có một khúc xương màu vàng mà ngay cả các chuyên gia của Viện Bảo tàng cũng không biết nguồn gốc. Sư phụ đã nói với mọi người rằng đó là xương của rồng. “Đồng thời yêu cầu các học viên dùng thiên mục để nhìn các lạp tử vi quan của nó, chính là hình tượng của con rồng đó.” Ông Hồng Cát Hoằng không thể không cảm khái nói rằng: “Sư phụ thật sự biết hết tất cả mọi thứ, đối với ngọn nguồn của các văn vật di tích lịch sử ông đều nắm rõ như lòng bàn tay.”
Bà Nhiếp Thục Văn kể khi thăm quan Cố Cung: “Tôi đã hỏi Sư phụ: ‘Con có thể tu thành không?’ Sư phụ quay đầu nhìn tôi rất nghiêm khắc và nói: ‘Đắc Pháp rồi sao lại tu không thành.’” Bà kể, Sư phụ đưa họ đi thăm toàn bộ Cố Cung, đối với những di tích cổ xưa Ngài đều giải thích rất chi tiết.
Ông Hồng Cát Hoằng nói tiếp: “Sau khi đến thăm Cố Cung chúng tôi đi đến khách sạn Viên Sơn để ăn, tôi đã cố giành để trả tiền, nhưng Sư phụ vẫn từ chối không để tôi trả. Sau đó, tôi đưa Sư phụ đến Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch (nay gọi là Quảng trường Tự do). Tôi đã giới thiệu với Sư phụ rằng chúng con đã xây dựng được một điểm luyện công tại đây (bên cạnh bãi đậu xe bên dưới Phòng hòa nhạc). Sư phụ đã nói rằng nơi này sau này sẽ không có đủ chỗ đứng để mọi người tập trung (số lượng người luyện công đông). Chúng tôi cũng đưa Sư phụ đến thăm Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn.”
Ngày hôm sau, ông Hồng Cát Hoằng lái xe cùng với vợ và một học viên khác cùng theo Sư phụ đến Đài Loan. Cả ba người đồng hành cùng Sư phụ xuất phát từ Đài Bắc đến Hồ Nhật Nguyệt. Ông Hồng Cát Hoằng lên kế hoạch đi từ phía Đông đến tận cùng của phía Nam là Khẩn Ninh, rồi sau đó lại từ Cao Hùng đến Hồ Nhật Nguyệt. Sư phụ cũng đồng ý với hành trình này. Sau sự việc ông Hồng Cát Hoằng kể rằng Sư phụ đã đề cập tới ba lần về việc đến Hồ Nhật Nguyệt, lúc đó ông chỉ nghĩ Sư phụ thật hiếm có cơ hội đến Đài Loan, vì vậy mình nhất định phải đưa Sư phụ thăm quan Đài Loan thật tử tế.
Ảnh 2: Ngày 21 tháng 12 năm 1994, Sư phụ giảng Pháp tại Nhà thi đấu Quảng Châu. Đây là lần giảng Pháp cuối cùng của Sư phụ ở Trung Quốc
Trong chuyến đi có đi qua Nghi Lan, họ đã đến nhà của vợ chồng ông Trịnh Văn Hoàng, những người di cư tới Nghi Lan. Khi họ tới nhà Trịnh gia, Sư phụ đã nhìn thấy trên bức tường có treo những bức ảnh của vợ chồng ông Trịnh Văn Hoàng và bà Hà Lai Cầm được chụp khi tham gia khóa giảng Pháp của Sư phụ tổ chức tại Tế Nam và Quảng Châu Trung Quốc, còn có cả những bức ảnh họ chụp cùng Sư phụ và các học viên khác, Sư phụ xem lại từng bức rồi nói: “Đã hơn ba năm rồi!” Sau đó Sư phụ cùng hai vợ chồng họ đã nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ. Sư phụ còn hỏi vợ chồng họ về tình hình hồng Pháp ở Đài Loan như thế nào. Bà Hà Lai Cầm hồi tưởng, khi đó các biểu ngữ dùng để hồng Pháp đều là do con gái bà đích thân may vá và viết chữ bằng tay. Bà đã hỏi Sư phụ xem cách làm như vậy có phù hợp không? “Sư phụ đã nói với tôi rằng hãy theo cách đó mà làm.”
“Sư phụ Lý còn hỏi xem đã có băng hình ‘Giảng Pháp tại Mỹ quốc’ chưa? Sư phụ nói những người tham gia nghe Pháp ở hội trường lúc đó đều là những thành phần trí thức, đều là những người có học vị rất cao nên ông đã giảng rất sâu, hỏi chúng tôi đã nghe qua chưa, tôi nói đã có băng hình rồi.” Bà Hà Lai Nghi nói thêm.
Sư phụ cũng đặc biệt đề cập rằng trong tương lai sẽ có rất nhiều giáo viên sẽ đến tìm bà Hà Lai Nghi để học công. Bà Hà Lai Nghi trong lòng cảm thấy bối rối: Trình độ học vấn của mình thấp như vậy, người quen biết cũng rất ít, làm sao lại có nhiều giáo viên đến tìm mình để học đây? Nhưng quả thật đúng như dự đoán, sau này đã có rất nhiều giáo sư đại học đều đến tìm họ để học Pháp Luân Công.
Cuối cùng, Sư phụ còn nhắn vợ chồng họ báo với các học viên ở Nghi Lan hãy đến Đài Trung vì ở Đài Trung còn một buổi giảng Pháp nữa.
Trên đường triển hiện Phật Pháp từ bi vĩ đại
Khi chiếc xe rời khỏi Nghi Lan và hướng về Hoa Liên, trên đường cao tốc Tô Hoa, ông Hồng Cát Hoằng phát hiện xăng trong bình chỉ còn một nửa. Khi kim đo nhiên liệu sắp chỉ xuống đáy, ông nhìn thấy một thôn trang lớn. Ông Hồng Cát Hoằng vội vã rẽ vào thôn nhưng dù có tìm thế nào cũng không thể tìm thấy một trạm xăng nào trong thôn trang này. Ông vội hỏi dân làng: “Xin hỏi có trạm xăng nào ở đây không?” Dân làng nói: “Chúng tôi ở đây không có trạm xăng nào cả. Bất kỳ một chiếc xe nào cũng có thể đổ đầy xăng tại Nghi Lan và đến thẳng được Hoa Liên.” Khi Sư phụ nghe thấy vậy Ngài đã nói: “Tại sao các công ty xăng dầu lại không mở thêm một vài trạm xăng?”
Ông Hồng Cát Hoằng đang cảm thấy buồn phiền và ân hận vì sự bất cẩn của mình, ông sợ rằng mọi người sẽ bị mắc kẹt trong núi. Ông chỉ nhìn thấy Sư phụ nhắm mắt lại và không nói gì, sau một lúc ông nhìn lại bảng điều khiển phía trước, thì đột nhiên thấy kim chỉ xăng đang chỉ từ đáy bình chạy lên vị trí đầy bình. Điều này khiến ông không khỏi kinh ngạc, ông liền ra hiệu cho vợ, vợ ông sau khi nhìn thấy sự việc cũng lộ rõ vẻ kinh ngạc khác thường. Nhờ đó, họ đã thuận lợi lái xe đến Hoa Liên.
Trên đường đi tại mỗi điểm dừng nghỉ và ăn, Sư phụ đều trả tiền. Tối hôm đó, ông Hồng Cát Hoằng dự định ở lại khách sạn Trung Tín thuộc tập đoàn mà ông vốn làm việc. Ông Hồng Cát Hoằng lấy thẻ tín dụng ra đồng thời ngăn Sư phụ lại, ông nói: “Sư phụ bỗng nhiên trở nên rất cao lớn, tay của Ngài vượt qua cả đầu của tôi, rồi vượt qua quầy lễ tân cầm thẻ tín dụng trong tay, Ngài nói với một nụ cười: “Cái này hiện sẽ được bảo quản tại chỗ Sư phụ, ngày mai sẽ trả cho chư vị.” Ngày thứ hai sau khi Sư phụ trả hết chi phí tiền ở mới trả lại thẻ tín dụng cho ông Hồng Cát Hoằng.
Vào bữa sáng ngày hôm sau, ông Hồng Cát Hoằng đem tới cho Sư phụ hai quả trứng trần nước sôi. Sư phụ vừa nhìn thấy đã nói: “Tôi không ăn đồ sống.” Kể từ đó ông Hồng Cát Hoằng mới biết không được ăn đồ sống.
Sau khi rời khỏi khách sạn, ông Hồng Cát Hoằng vốn định mời Sư phụ đến chùa Hòa Nam, ngôi chùa nằm ở bờ biển phía Đông của Hoa Liên. Lão hòa thượng Quảng Khâm từng ở ngôi chùa này và sau đó đã viết cuốn: “Tây phương cực lạc thế giới du ký”, hơn nữa một người thân của ông Hồng Cát Hoằng cũng đang làm hòa thượng tại đây, vì vậy ông nhất tâm muốn mời Sư phụ ghé thăm ngôi chùa để tham quan. “Tôi vốn rất quen thuộc với tuyến đường này, đến chỗ nào là biết ngay sắp đến rồi. Nhưng rất kỳ lạ đó là, trong tâm tôi càng nghĩ sắp tới rồi, sắp tới rồi, nhưng lại không nhìn thấy ngôi chùa này, qua đoạn này, A! Qua rồi (đã đi qua chùa Hoà Nam).” Ông Hồng Cát Hoằng dừng xe muốn quay đầu lại, Sư phụ nói: “Đi tiếp đi, chúng ta không đi đường vòng.” Mặc dù ông Hồng Cát Hoằng tiếp tục lái về phía trước nhưng Sư phụ đã biết được trong tâm của ông Hồng vẫn đắn đo, nên nói: “Quảng Khâm đã ở trong Đại Pháp.”
Ông Hồng biểu thị: “Tôi vẫn không biết rằng Sư phụ lại rất gấp rút cần đến Hồ Nhật Nguyệt vì vậy tôi đã luôn làm lỡ thời gian của Sư phụ, đến chí tuyến Bắc tôi cũng mời Sư phụ xuống xe để chụp ảnh, đến bờ biển tôi lại đưa Sư phụ tới bên bờ biển để lội nước. Tại bờ biển tôi đã nhìn thấy một dãy Pháp Luân đang đuổi theo chúng tôi. Đi đến một nơi trên bờ phía Đông, Sư phụ cho biết: ‘Ở giữa biển cách đó vài dặm, hai năm sau sẽ xuất hiện một hòn đảo mới.’” (Đây là kết quả của trận động đất xảy ra tại Đài Loan vào đúng ngày 21 tháng 9 của hai năm sau đó. Trận động đất lớn xảy ra ở Đài Loan vào sáng ngày 21 tháng 9 năm 1999. Trận động đất này còn được gọi là trận động đất Jiji, tâm chấn ở huyện Nam Đầu, tức là nằm cách Hồ Nhật Nguyệt 9,2 km về phía Tây Nam đã gây ra chấn động nghiêm trọng trên toàn bộ đảo Đài Loan, thời gian động đất kéo dài 102 giây, đây là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất ở Đài Loan trong 100 năm qua.)
Ngày hôm sau, ông Hồng Cát Hoằng rất chán nản buồn phiền: Tại “địa bàn” của mình mà vẫn khiến Sư phụ phải trả tiền! Khi sắp tới Đài Đông, trong tâm ông nghĩ, tối nay dù bất kể giá nào mình cũng không thể để Sư phụ phải trả tiền nữa, mình sẽ mời Sư phụ đến dùng bữa thịnh soạn tại Khách sạn cao cấp Hotel royal Chihpen để bù vào. Ông Hồng dự tính sẽ như vậy thì đúng lúc này nghe thấy Sư phụ nói: “Dừng xe!” Ông Hồng nghe lời và dừng xe lại, nhưng trên mặt thể hiện sự nghi vấn thắc mắc: “Sư phụ muốn dừng xe lại để làm gì?”
“Ăn tối!”
“Nhưng ở đây không có nhà hàng nào cả!” Ông Hồng nhìn xung quanh.
Sư phụ đi thẳng về phía trước, mọi người đi theo sau, đi đến trước cửa một hộ gia đình ông mở cửa chính, hóa ra đây là một quán ăn tự phục vụ. Quán ăn này không có treo biển, là một kiểu quán ăn gia đình không hề thu hút sự chú ý với nội thất đơn sơ, đồng thời họ chỉ phục vụ một vài món ăn đơn giản. Ông Hồng Cát Hoằng nói: “Vẫn là do Sư phụ trả tiền.”
Trên thực tế, chuyến thăm của Sư phụ tới Đài Loan trong bảy ngày, thì từ vé máy bay cho đến tất cả các chi phí đi lại ăn ở đều do Sư phụ một mình trả hết. Bà Nhiếp Thục Văn, người phụ trách tiếp đón nói rằng theo kế hoạch ban đầu các chi phí địa điểm của Sư phụ đều do học viên Đài Loan phụ trách hết: “Sư phụ sống rất giản dị, nhưng khi Ngài đến Đài Loan, Ngài kiên quyết không để cho học viên trả tiền, không muốn gây thêm bất kỳ rắc rối hay gánh nặng nào cho học viên.”
Hồ Nhật Nguyệt là huyết mạch của Đài Loan
Cả nhóm đến Hồ Nhật Nguyệt đã vào giữa đêm, trước khi vào phòng, Sư phụ đã đặc biệt dặn dò mọi người buổi sớm ngày hôm sau trước 7 giờ sáng không được làm phiền Ngài.
Sau bữa ăn sáng ngày hôm sau, ông Hồng Cát Hoằng đã nói với Sư phụ rằng: “Con sẽ dẫn Sư phụ đi tham quan Đền Văn Võ ở Hồ Nhật Nguyệt.” Nhưng Sư phụ đã từ chối lời đề nghị này.
“Vậy con sẽ đưa Ngài đến Làng văn hóa dân tộc Thiệu? Nơi đó có một nền văn hóa đặc sắc mang tính bản địa.”
“Không cần.”
“Vậy con sẽ đưa Ngài đi một vòng quanh hồ?”… “Nửa vòng”?” trong tâm ông Hồng Cát Hoằng bắt đầu nghi hoặc.
“Không cần. Chúng ta về thôi!” Sư phụ trả lời.
Ông Hồng Cát Hoằng nghĩ trong tâm: “Sư phụ mỗi ngày đều nói với ông rằng cần đến Hồ Nhật Nguyệt, đến Hồ Nhật Nguyệt thì cũng đã giữa đêm rồi, đến hồ thậm chí cũng không ngắm, ngàn dặm xa xôi vội vã tới đây không phải là để thưởng thức phong cảnh ư?”
Có lẽ biết được nỗi nghi hoặc của ông Hồng Cát Hoằng, Sư phụ nói: “Vị Thần ở Hồ Nhật Nguyệt này, vốn ban đầu là một vị Thần không tồi, nhưng vì nơi đây bị khai phá quá độ đã kinh động đến ông ấy.” Những lời nói này càng khiến ông Hồng Cát Hoằng bối rối không hiểu rõ rốt cuộc là có chuyện gì, nhưng ông cũng không có hỏi thêm vào thời điểm đó.
Nhiều năm sau, ông Hồng Cát Hoằng vẫn mang trong tâm nỗi băn khoăn này, nên đã một lần nữa hỏi Sư phụ: “Sư phụ năm đó khi Ngài đến Đài Loan, mỗi ngày đều nói rằng cần phải đến Hồ Nhật Nguyệt, kết quả đến Hồ Nhật Nguyệt rồi đến ngắm cũng không ngắm liền rời đi.” Sư phụ đã trả lời: Sự tồn vong của Hồ Nhật Nguyệt liên quan tới toàn bộ chuỗi sinh mệnh của Đài Loan.
Đối với câu trả lời được cho là chưa thật sự rõ ràng này nhưng ông Hồng Cát Hoằng lần này đã có được sự lý giải. Ông nhớ lại mình trong chuyến hành trình này, từ Bình Đông đến Khẩn Ninh, Cao Hùng, từ Gia Nghĩa đến Hồ Nhật Nguyệt, mỗi lần đến một điểm du lịch ông lại mời Sư phụ xuống xe chụp ảnh, có một lần, Sư phụ cười mà nói với ông: “Rốt cuộc chư vị lại muốn đưa tôi đi đâu?” Lúc đó ông không hề hiểu tâm tình của Sư phụ muốn nhanh chóng tới Hồ Nhật Nguyệt..
Ngay trước khi họ rời khỏi Hồ Nhật Nguyệt, Sư phụ đã đưa cho vợ của ông Hồng Cát Hoằng một tờ giấy, trên đó có viết một bài thơ, bài thơ này sau đó đã được đưa vào trong cuốn sách “Hồng Ngâm”
“Nhất đàm minh hồ thủy
Yên hà ánh cơ huy
Thân tại loạn thế trung
Nan đắc độc tự mỹ” (Du Nhật Nguyệt Đàm)
Tạm dịch:
“Đầm nước bao trong sáng
Khói sương cảnh huy hoàng
Dấn thân nơi loạn thế
Hiếm giữ được cao sang” (Thăm đầm Nhật Nguyệt)
Vào ngày 21, ông Hồng Cát Hoằng dẫn Sư phụ đến tham quan Vườn thực vật, Bảo tàng Lịch sử và Tòa nhà Shin Kong Life gần ga tàu hoả (vào thời điểm đó là tòa nhà cao nhất ở Đài Bắc). Ngay khi Sư phụ vừa bước vào thang máy, ông nói: “Ồ các thiên nữ trên thiên thượng đang rải hoa.” Sư phụ còn dạy chúng tôi làm thế nào để nhìn, cần như thế này từ chỗ này để nhìn, ông Hồng Cát Hoằng nói: “Nhưng tôi chỉ nhìn thấy những thứ lấp lánh ánh vàng kim và những thứ bạch kim, không nhìn thấy được là các thiên nữ đang rải hoa.”
Khi tiễn Sư phụ ra máy bay lại may mắn được nghe giảng Pháp
Một sự việc khác khiến bà Liêu Hiểu Lam có ấn tượng rất sâu sắc đó là: “Vào thời điểm trước chuyến bay, Sư phụ đã giảng Pháp trong phòng chờ của đại sảnh ở tầng hai trong khoảng một giờ. Mặc dù đại sảnh nằm ở trong nhà phía trên được che bằng kính nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ khoảng thời gian mà Sư phụ ngồi tại nơi đó giảng Pháp. Các tia sáng chiếu vào trong đại sảnh rất rõ ràng và rực rỡ, ánh mặt trời chiếu rọi xuống thân Sư phụ cùng trên thân các học viên tiễn Ngài. Ngoài ra, sau khi chúng tôi chụp ảnh tại sân bay, Sư phụ chuẩn bị đi vào hải quan, lúc đó là khoảng buổi chiều, những người xuất nhập cảnh rất nhiều, nhưng khi Sư phụ cần bước vào thì đám đông xung quanh Ngài đột nhiên tản ra để lại một lối đi, để Sư phụ bước vào bên trong, thật sự rất đặc biệt, tôi có ấn tượng rất rõ. Sư phụ cũng quay lại và vẫy tay chào tạm biệt mọi người qua lớp kính cho đến khi chúng tôi không nhìn thấy Sư phụ.”
Bà Liêu Hiểu Lam cho biết, nói một cách tổng thể, mọi người đều không chú ý lắm đến tầm quan trọng của việc học Pháp vào thời điểm đó, rất nhiều học viên vẫn nói về việc họ có thể ngồi thiền trong bao lâu. Lúc đó, Sư phụ đã nhắc tới mỗi một phụ đạo viên ở Trung Quốc Đại lục đều đang chống một con dao trên đầu, điều đó có nghĩa là họ phải chịu áp lực rất lớn trong môi trường đó.
Bà Hoàng Xuân Mai nhớ rằng Sư phụ có nhắc tới: “Một ngày bây giờ là một giây của trước kia.”
Bà Trần Hinh Lâm nói: “Sư phụ nhìn thấy các học viên Đài Loan đang rất vui liền nói: ‘Tôi sẽ còn trở lại.’ Ngoài ra, Sư phụ còn rất thân thiết, vì các học viên đều rất tôn trọng Sư phụ nên không ai dám tới quá gần. Lúc đó, Sư phụ đang ngồi trên băng ghế dài, Ngài luôn gọi chúng tôi qua đó ngồi, tôi ngồi ở một vị trí cách Sư phụ một chỗ trống nhưng Sư phụ vẫn luôn chăm sóc hỏi han tôi, sau đó tôi lại tới ngồi bên cạnh Sư phụ.”
Còn một sự việc nữa mà bà Trần Hinh Lâm có ấn tượng rất sâu đậm, bà nói: “Sư phụ sau khi đi vào hải quan được một đoạn rồi lại quay lại, tay hướng vào chị Nhiếp, sau đó lại hướng vào chúng tôi.” Lúc đó trong tâm bà đã minh bạch rất rõ nên gật đầu liên tục, bà biết rằng mình cần phải hoá giải mâu thuẫn với chị Nhiếp. Vì chị Nhiếp là người Đại Lục, học viên Đài Loan không thể lý giải được tư duy của chị ấy và thái độ nói chuyện của chị, thêm vào đó học viên Đài Loan lúc đó rất nhiều đều là học viên mới, đối với lý giải về Pháp vẫn còn chưa sâu, vẫn còn rất nhiều nhân tâm, trong vấn đề ma sát tâm tính cần hướng nội tìm, tu bản thân v.v. những điều này vẫn chưa hiểu rõ. Bây giờ nhìn lại, đây cũng là một quá trình tu luyện, một quá trình đề cao tâm tính và thăng hoa bản thân.
Ông Hồng Cát Hoằng mỗi lần nhớ về quãng thời gian một tuần mà Sư phụ lưu lại ở Đài Loan, bản thân lại được may mắn đi cùng Sư phụ quanh khắp Đài Loan trong một tuần, tận mắt chứng kiến rất nhiều những thần thông được Sư phụ triển hiện trên dọc đường đi. Không có mấy người biết được Sư phụ đến Đài Loan, khi đi Ngài cũng không để cho các học viên được biết, Sư phụ luôn nghĩ đến việc tránh làm phiền các học viên, triển hiện rõ ở bất kỳ nơi nào cũng vì người khác lo nghĩ, đó cũng là cách dùng bản thân làm tấm gương để giáo dục tốt nhất.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/25/404194.html
Đăng ngày 16-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.