Bài viết của Phương Huệ, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 24-04-2020]
Trong một lần đến thăm Đài Loan vào tháng 11 năm 1997, tại Hồ Nhật Nguyệt Sư phụ Lý Hồng Chí đã viết bài thơ Du Nhật Nguyệt Đàm:
“Nhất đàm minh hồ thủy
Yên hà ánh cơ huy
Thân tại loạn thế trung
Nan đắc độc tự mỹ”
Diễn nghĩa:
“Đầm nước bao trong sáng
Khói sương cảnh huy hoàng
Dấn thân nơi loạn thế
Hiếm giữ được cao sang”
Trong thời gian đến thăm Đài Loan khoảng một tuần, Sư phụ Lý Hồng Chí đã tổ chức một buổi giảng Pháp tại Trường tiểu học Tam Hưng ở thành phố Đài Bắc và Trường nông nghiệp công nghiệp các cấp Vụ Phong ở Đài Trung. Thời gian còn lại Ngài được các học viên Pháp Luân Công dẫn đi thăm một số điểm tham quan như Cố Cung Đài Bắc và Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch cùng nhiều địa điểm khác. Đồng thời lái xe từ Đài Bắc dọc theo huyện Nghi Lan, Hoa Liên, Trung Ninh, Đài Nam rồi một vòng quanh đảo Khẩn Ninh. Xe gồm bốn người ngồi phi như bay trên đường cao tốc, chỉ ở lại đúng một đêm tại Hồ Nhật Nguyệt và Hoa Liên.
Việc Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp lần này chính là một cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của Pháp Luân Công tại Đài Loan.
Ảnh 1: Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp cho các học viên Đài Loan tại Trường tiểu học Tam Hưng ở thành phố Đài Bắc vào ngày 16 tháng 11 năm 1997
Hình 2: Sư phụ Lý Hồng Chí giảng thêm một buổi giảng Pháp tại Trường nông nghiệp công nghiệp các cấp Vụ Phong ở Đài Trung vào ngày 20 tháng 11 năm 1997
Một buổi gặp mặt ngắn
Sư phụ Lý đến Đài Loan vào tối ngày 15 tháng 11 (Thứ Sáu). Thời điểm đó, anh Ngô Thành Chi đang là một kỹ sư thuộc phòng phát sóng tin tức của Công ty Truyền hình Đài Loan (gọi tắt là Đài Loan TV, đài truyền hình đầu tiên ở Đài Loan) đã đón Sư phụ tại Sân bay Đào Viên, sau đó lái xe thẳng đến nhà hàng Phúc Đô ở Đài Bắc để ăn một bữa ăn giản dị, sau đó lại di chuyển đến phòng họp nhỏ của Công ty Truyền hình Đài Loan.
Anh Lưu Hoàng Ảnh, người phụ trách xây dựng dự án thủy điện ngay tại công trường đã nhận được một cuộc gọi điện thoại thông báo rằng: “Đêm nay đến Đài truyền hình Đài Loan tầng 12 để tham dự buổi họp”, nội dung cuộc họp và các thông tin liên quan đều không có nói nhiều trên điện thoại. Anh nghĩ: “Thường xuyên hội họp nhưng tại sao hôm nay lại thần bí như vậy!”
Bước vào phòng họp trên tầng 12, anh Lưu Hoàng Ảnh nhìn thấy sáu, bảy học viên đã đến, sau một lúc sau lại có thêm một vài học viên đến tham gia. Khi anh định hỏi chủ đề của cuộc họp hôm nay là gì, cánh cửa phòng họp lại mở ra lần nữa, mọi người đều ngước mắt nhìn. Người bước vào lúc đó lại chính là Sư phụ Lý Hồng Chí. Mọi người đều thật sự ngây người ra vậy! Anh Lưu Hoàng Ảnh cùng với các học viên ở hội trường lúc đó đều mở to mắt và không hẹn mà cùng đồng thời đứng dậy để tỏ lòng kính trọng. Sư phụ Lý mỉm cười và nhắc mọi người ngồi xuống, sau đó Sư phụ đã giảng Pháp gần một tiếng đồng hồ. Cuối cùng, Ngài thông báo rằng sẽ giảng Pháp cho các học viên Đài Loan vào chiều hôm sau, đồng thời nhắc chúng tôi hãy trở về và thông báo cho tất cả các học viên Đài Loan khác mà mình biết.
Ông Ngô Thành Chi cho biết, còn nhớ Sư phụ Lý có nhắc tới lần này đến không chỉ là độ nhân, còn cần chính Pháp, Sư phụ còn dùng bức rèm của phòng hội thảo để làm ví dụ, nói rằng cũng giống như chiếc rèm này vậy, bây giờ nó đang thẳng như này nhưng nếu như chỉ cần phía trên hơi nghiêng lệch đi chút, phía dưới đều sẽ xiêu vẹo hết. Đây cũng là lần đầu tiên những học viên có mặt tại hội trường được nghe đến nội hàm của việc chính Pháp.
Bà Lại, cũng là một nhân viên làm việc tại đài truyền hình, cũng nhớ lại: “Tay của Sư phụ nắm lấy sợi dây của rèm cửa phòng hội nghị kéo đến cuối đoạn, so sánh giống như Pháp đó càng xuống dưới càng bị lệch đi, ở trên lệch một chút nhưng tới phía dưới đã lệch rất nhiều rồi.” Bà còn nói rằng ngay khi Sư phụ bước vào cửa, câu đầu tiên Sư phụ đã nói: “Mâu thuẫn của các vị là do tôi (Pháp thân của tôi) an bài.”
Bà Trần Hinh Lâm cũng là một nhân viên của Đài Truyền hình Đài Loan nói rằng bởi vì mọi người lúc đó đều là học viên mới, mới chỉ tu luyện được hơn một năm, vẫn chưa có sự lý giải sâu sắc đối với Pháp, trong quá trình sắp xếp để Sư phụ tới Đài Loan lần này, vì nhân tâm nên giữa các học viên với nhau đã xuất hiện rất nhiều đấu tranh mâu thuẫn. Ngay khi Sư phụ bước vào cửa, Ngài đã nói câu này nên khiến những người có mặt tại đó đều cười hết.
Hành trình đơn giản
Theo bà Nhiếp Thục Văn, người chịu trách nhiệm tiếp đón (trước đây bà vốn là trạm trưởng trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp ở Thượng Hải, sau đó bà đến Đài Loan định cư theo chồng) thuật lại, vài ngày trước khi Sư phụ Lý đến Đài Loan, vì để không làm nhiễu loạn học viên nên Ngài đã đặc biệt thông báo rằng không được công khai ngày Sư phụ đến. Hóa ra, nhiều học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã nghe nói rằng Sư phụ Lý có thể đến Đài Loan, nên không ít người đã chuẩn bị trước ngày đó đến nghe giảng Pháp. Sư phụ Lý trong bất kể việc gì cũng đều tránh gây chú ý đã căn dặn bà Nhiếp: “Lần này chủ yếu đến thăm các học viên Đài Loan, không hy vọng rằng các học viên ở hải ngoại đặc biệt đến đây, không muốn gây ra quá nhiều biến động.” Vì vậy, hầu hết các học viên ở Đài Loan đều không biết trước Sư phụ Lý sắp tới.
“Sư phụ Lý đến Đài Loan, nhất định phải thông báo cho tôi!” Một học viên Hồng Kông đã từng nhiều lần nhắc nhở học viên Đài Loan Hồng Nguyệt Tú như vậy.
Chưa đầy mấy ngày, học viên Hồng Kông đã gọi điện thoại cho bà Hồng Nguyệt Tú nói: “Có phải Sư phụ Lý đã đến Đài Loan rồi không?” Ngay khi bà Hồng Nguyệt Tú bối rối thì nghe bên kia nói: “Tối qua tôi đã mơ thấy có rất nhiều Chư Thần Phật đang bay trên không trung hướng tới Đài Loan để tụ hợp tại đó, tôi đoán Sư phụ Lý đã đến Đài Loan rồi!”
Sau khi kết thúc hội nghị tạm thời ở Đài truyền hình Đài Loan, mọi người trở về nhà đã vào lúc đêm khuya. Anh Lưu Hoàng Ảnh nhấc điện thoại lên và gọi, trong tâm nghĩ: “Muộn như vậy mà gọi điện thoại cho mọi người, nhất định mình sẽ bị ăn mắng!” Nhưng sau khi nghĩ lại: “Nếu không thông báo cho họ, sau sự việc họ cũng nhất định mắng mình một trận.” Vì vậy anh ấy đã lần lượt quay số gọi. Theo cách này, mọi người ngay lúc nửa đêm đã phân chia nhau thông báo cho mọi người biết các hoạt động của ngày hôm sau.
Anh Trương Chấn Vũ sống ở Hoa Liên đã nhận được một cuộc gọi từ ông Hồng Cát Hoằng vào giữa đêm khuya: “Có nhân vật quan trọng đến, anh hãy đến Đài Bắc một chuyến.” Cuộc gọi không rõ đầu đuôi như này ngược lại đã khiến anh lập tức nghĩ về cảnh trong giấc mộng tối qua của mình khi thấy tự mình lái xe ở đường Tô Hoa, anh ấy ý thức ngay được rằng “nhân vật quan trọng” đó chính là Sư phụ Lý vì vậy đã lập tức liên lạc với các học viên và bạn bè ở Hoa Liên, rạng sáng liền lái xe trên đường cao tốc Tô Hoa để đến Đài Bắc.
Sau khi anh Lưu Hoàng Ảnh gọi điện thoại vào tối hôm đó xong, anh đã phấn khích đến nỗi không thể ngủ được. Không chỉ mình anh, còn có rất nhiều những người khác cũng trong tình trạng thấp thỏm chờ đợi như vậy, trong đó bao gồm cả giáo sư khoa Kinh tế tại Đại học Đài Loan Diệp Thục Chinh.
Luyện công chưa đầy một năm, những cơn đau đầu đã hành hạ bà Diệp Thục Chinh suốt hơn hai, ba mươi năm qua cùng căn bệnh dính ruột không thể chữa được và bệnh tiểu đường đều đã được chữa khỏi hoàn toàn mà không cần thuốc men gì. Như được sinh ra một lần nữa, khi bà biết được tin Sư phụ Lý đến Đài Loan để giảng Pháp, bà đã đặc biệt đến hội trường giảng Pháp là Trường tiểu học Tam Hưng Đài Bắc từ rất sớm. Ngày hôm đó, bà ngồi ngay ở hàng ghế đầu tiên, rất xúc động chờ đợi sự xuất hiện của Sư phụ Lý.
Ngày hôm đó, Sư phụ Lý đã giảng Pháp cho mọi người trong khoảng năm giờ đồng hồ liên tục. Sau khi giảng Pháp xong Ngài lại để cho các học viên được đặt câu hỏi. Có hơn một nghìn người từ khắp Đài Loan đã kịp đến nghe giảng, và hơn một nửa trong số họ là những người chưa từng học Pháp luyện công nhưng vì ngưỡng mộ danh tiếng mà tới.
Hồi tưởng về Sư phụ giảng Pháp
Anh Trần Hinh Lâm nhớ rằng ngày hôm đó Sư phụ Lý đã viết một ký tự bằng chữ giản thể trên không trung, Ngài có nói rằng người Đài Loan rất trọng nghĩa, trọng tình, giữa bạn bè với nhau trọng nghĩa khí, đây chính là những điểm đặc biệt mà người Đài Loan có được. Vào thời điểm đó, hầu hết người Đài Loan đều là học viên mới, và nhiều người trong số họ đều chưa bước vào tu luyện. Do đó, các câu hỏi được đưa ra vào thời điểm đó rất nông cạn. Mặc dù vậy, Sư phụ Lý vẫn rất kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi với đủ các kiểu vấn đề.
Có người hỏi, người Trung Quốc Đại Lục đắc Pháp và người Đài Loan đắc Pháp có điểm gì không giống nhau? Sư phụ Lý đã trả lời rằng, ở Đại Lục thì không có khái niệm về các vị Thần Phật vì vậy nên sẽ khó đắc Pháp hơn, nhưng một khi đắc Pháp thì lại rất kiên định không lay chuyển. Người Đài Loan thì tôn giáo nào cũng đều tiếp nhận, rất dễ đắc Pháp, nhưng cũng rất dễ không chuyên nhất. Sư phụ Lý lúc đó còn nói rằng sau này Đại Pháp ở Đài Loan sẽ được hồng truyền rất tốt.
Bà Liêu Hiểu Lam, tốt nghiệp thạc sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford, nhớ lại: “Mỗi người chúng tôi đều đưa rất nhiều bạn bè, lãnh đạo công ty, đồng nghiệp, bạn cùng lớp hoặc người thân đến nghe Sư phụ giảng Pháp. Sư phụ giảng Pháp đến cuối cùng rồi nói ‘Hôm nay một số người không nên đến cũng đến rồi, nên đến giữa chừng đã khiến họ vì đau bụng mà rời đi.’ Ngài cũng đề cập: ‘Tôi cấp cho chư vị là vàng, nhưng các vị lại chỉ muốn một nắm đất dưới chân Đức Phật.’”
Phật Pháp chiếu rọi tới nơi nào, mọi người đều nhận được phúc phận
Bà Liêu Hiểu Lam nói: “Tôi nhớ lúc đó Đài Loan xảy ra một vụ án lớn. Con gái của nghệ sĩ Bạch Băng Băng bị bắt cóc và nghi phạm Trần Tiến Hưng đã chạy trốn khắp nơi. Nghe ông Hồng kể lại, khi đó Sư phụ đang dùng bữa ở trên đảo, nghe tin tức báo cáo về vụ án của Trần Tiến Hưng, Sư phụ đã nói làm sao có thể như vậy, người xấu đó làm việc như vậy sao xã hội này lại không làm gì được người này?”
“Khi Sư phụ giảng Pháp tại Trường nông nghiệp công nghiệp Vụ Phong ở Đài Trung, có một học viên đã hỏi đại ý là vụ bắt giữ Trần Tiến Hưng có phải là liên quan đến việc Sư phụ tới Đài Loan không? Hiểu Lam nói: “Tôi nhớ rằng Sư phụ không trả lời trực tiếp, nhưng tôi rất ấn tượng với đoạn trả lời của sư phụ. Tôi nhớ đó là: “Phật Pháp chiếu rọi tới nơi nào, người nơi đó đều có phúc phận.’”
Phong thái của Đại Sư
“Khi Sư phụ Lý giảng Pháp xong rồi di chuyển xuống khán đài để gặp các học viên, có rất nhiều người đều vây quanh, bởi vì âm thanh xung quanh rất lớn nên khi tôi đặt câu hỏi, bởi vì Sư phụ nghe không rõ lời tôi nói nên Ngài đã đưa tay lên đặt sát tai để lắng nghe, lúc đó các học viên ở bên cạnh liền yên lặng trở lại, tôi hỏi trong sách Chuyển Pháp Luân mà trót vẽ một đường thì biết làm thế nào? Sư phụ Lý rất từ bi trả lời rằng: ‘Không sao cả, sau này đừng vẽ nữa là được.’” Bà Trần Hinh Lâm kể: “Lúc này tôi mới thấy nhẹ cả người, các học viên ở hội trường cũng vui mừng thay tôi. Sự điềm đạm ôn hòa nhưng lại rất gần gũi của Sư phụ Lý đã khiến tôi cảm nhận thấy sự bình hoà, từ bi.”
Sau khi kết thúc giảng Pháp, Sư phụ Lý đã nói với bà Nhiếp Thục Văn rằng: Tôi giảng Pháp một lần là được. Bà Nhiếp Thục Văn lúc này rất lo lắng: “Có rất nhiều học viên ở miền Nam nghĩ rằng Sư phụ sẽ đến miền Trung và miền Nam giảng Pháp, vì vậy hôm nay họ đều không tới Đài Bắc để nghe Pháp.” Với sự khẩn thiết thỉnh cầu của bà, Sư phụ Lý đã đồng ý sẽ giảng Pháp một lần nữa ở Đài Trung.
Ảnh 3: Sư phụ Lý đang giảng Pháp tại Trường nông nghiệp công nghiệp Vụ Phong ở Đài Trung
Trong hai lần giảng Pháp, gần 2.000 người nghe có mặt tại đó đều lần đầu tiên chứng kiến phong thái của Sư phụ Lý.
Trong phòng nghỉ của hội trường giảng Pháp, một nhóm người đang vây quanh Sư phụ để xin chữ ký, thậm chí một số còn tranh cãi với nhau. Ông Hồ Nãi Văn, một bác sĩ Trung y nhìn thấy Sư phụ Lý trong hoàn cảnh đó vẫn luôn mỉm cười mà không nói một lời nào: “Tôi liền cảm thấy một người có tu dưỡng như vậy mình nhất định cần phải học hỏi, nhìn điều này đã khiến tâm sinh hoan hỷ.” Vì vậy một người chưa hề bước vào tu luyện như ông đã quyết định tu luyện kể từ đó.
Ông Khâu Thiêm Hỷ, người chịu trách nhiệm sắp xếp địa điểm giảng Pháp tại Đài Trung thể hội sâu sắc nhất đó là Sư phụ Lý không hề có “giá”. Ông vốn đã từng bái Sư luyện khí công trong nhiều năm, cũng từng tiếp xúc với rất nhiều khí công sư nổi tiếng, những điều ông thấy đều là họ thường rất cao cao tự đại, “Nhưng Sư phụ Lý nhìn thấy các học viên đều cười rất thân thiết, từ bi hòa ái.” Không những vậy “Sư phụ Lý còn rất đúng giờ”, thời gian được sắp xếp để giảng Pháp là bắt đầu từ 1 giờ chiều, ông Khâu Thiêm Hỷ chú ý rằng đúng 1 giờ chiều Sư phụ Lý liền bước vào lớp.
Giảng Pháp ở Đài Trung từ 1 giờ chiều đến 7 giờ tối, chỉ có một khoảng thời gian nghỉ ngắn giữa giờ, Sư phụ Lý đến nước cũng không uống. Giữa buổi, học viên nhiều lần thỉnh mời Sư phụ Lý nghỉ ngơi một chút nhưng Sư phụ Lý chỉ vẫy tay rồi lại tiếp tục giảng Pháp. Sau khi bài giảng kết thúc có rất nhiều người vây quanh Sư phụ Lý, có người muốn đặt câu hỏi, có người muốn bắt tay Sư phụ, lúc đó ông Khâu Thiêm Hỷ có chút lo lắng: “Tôi nghĩ rằng Sư phụ Lý đã giảng lâu như vậy rồi, đã đến lúc cần nghỉ ngơi ăn uống rồi, nhưng tôi nhìn thấy Sư phụ rất nhẫn nại, không ngại phiền phức mà mỉm cười trả lời từng người một, cũng bắt tay với từng học viên một.”
Trong bữa tối, ông Khâu Thiêm Hỷ lắng nghe Sư phụ giải thích, đại ý là: “Những người này có rất nhiều tư tưởng phức tạp, trong đầu não họ có những tư tưởng chống đối, Sư phụ cần phải giảng tới một phân đoạn mà khiến những người này có thể lý giải được, nếu lúc đó không giảng nốt thì họ sẽ không cách nào đắc Pháp.” Ông Khâu Thiêm Hỷ lúc này mới hiểu ra Sư phụ Lý vì để những người có mặt tại hội trường đều có thể hiểu biết rõ ràng và đầy đủ, nên mới kiên trì không nghỉ giữa chừng.
Điều khiến ông Lưu Hoàng Ảnh khó quên nhất đó là sau khi kết thúc bài giảng ở trường tiểu học Tam Hưng, khi ông giúp dọn dẹp địa điểm và đứng ở giữa bục giảng, ông mới để ý tới những chiếc đèn chiếu ở hai bên khán đài nhằm mục đích quay phim. Ánh sáng trực tiếp mạnh đến nỗi khiến ông không thể mở mắt được. Lúc này ông nghĩ tới Sư phụ Lý đã đứng ở đây tới 5 tiếng đồng hồ…
Ông Ngô Thành Chi đã đề cập đến một sự việc kỳ diệu đã xảy ra khi đón Sư phụ. Ông nói: “Vào ngày 16, tôi đến đón Sư phụ tại khách sạn để đến Trường tiểu học Tam Hưng giảng Pháp. Vì để Sư phụ có thể thuận tiện đi vào giảng đường liền lái xe vào bên trong và đỗ ở đó, sau khi Sư phụ giảng Pháp xong lại có thể chở Sư phụ đi ăn tối nhưng người quá đông, xe cũng nhiều, xe của tôi bốn bên đều bị lấp đầy các xe nên cũng không cách nào đi ra.Tôi nghĩ mình phải nhanh lên để đón Sư phụ nên đành phải dùng cách cố đi chèn ra ngoài, thật là kỳ diệu chiếc xe liền có thể lọt ra ngoài rồi.”
Tiếng vang
Năm 1997 ông Hồng Cát Hoằng, người đã cùng Sư phụ Lý đến thăm Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch đã kể lại, khi đó ông đưa Sư phụ đến thăm Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, ông đã nói với Sư phụ rằng hiện tại các học viên Đài Bắc cứ một tháng một lần lại tập trung trước phòng hòa nhạc để luyện công tập thể, số người lên tới khoảng một, hai trăm người. Sư phụ Lý nghe xong liền nói rằng trong tương lai sẽ rất nhanh chỗ nào sẽ được lấp kín các học viên Pháp Luân Công.
Sư phụ Lý đến Đài Loan giảng Pháp đã khiến các học viên Pháp Luân Công Đài Loan, những người chưa bao giờ gặp nhau lần đầu tiên có cơ hội gặp mặt và biết đến nhau. Bên cạnh đó những lời nói và hành động của Sư phụ Lý đã khiến các học viên vô cùng cảm động mà lần lượt noi theo. Ngoài ra thêm vào ba lần đến Đại Lục để giao lưu chia sẻ sau này, các học viên Đài Loan càng nhận thức rõ hơn về sự trân quý của Đại Pháp và cơ duyên hồng truyền khó có được. Các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan dần dần bước vào trạng thái tu luyện ổn định kể từ năm 1998. Sau sự kiện ngày 25 tháng 4 năm 1999, số lượng học viên nhanh chóng tăng lên hàng chục nghìn người chỉ sau hơn một năm, thể hiện con số tăng trưởng gấp chục lần.
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/24/回忆一九九七年李洪志师父访台点滴(上)-404193.html
Đăng ngày 15-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.