Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-08-2019] Tôi năm nay 82 tuổi, tôi bắt đầu tu luyện từ năm 1999. Tôi từng tham gia bốn lớp giảng Pháp của Sư tôn, và đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 25 năm.

Mỗi lần hồi tưởng lại kí ức khi tham gia lớp giảng Pháp của Sư phụ, những cảnh tượng ấy như lại hiện rõ trước mắt tôi, trong lòng tôi lại vô cùng xúc động.

Sư phụ giảng:

“Tôi thấy rằng những người trực tiếp nghe tôi truyền công giảng Pháp, tôi nói thật rằng…… sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường. Tất nhiên chúng tôi nói về duyên phận; mọi người ngồi tại đây đều là duyên phận”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

1. Tham gia lớp giảng Pháp của Sư phụ ở Trịnh Châu

Khoá giảng Pháp của Sư phụ ở Trịnh Châu bắt đầu từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 18 tháng 6 năm 1994. Đây cũng là lần đầu tiên tôi tham gia lớp giảng Pháp của Sư phụ. Lúc ấy tôi vô cùng vui mừng cũng muôn phần xúc động.

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1994, tôi cùng một số đồng tu đến ga Trịnh Châu. Các phụ đạo viên sớm đã đứng đó đợi chúng tôi rồi sắp xếp cho chúng tôi chỗ nghỉ ngơi. Buổi giảng Pháp dự kiến sẽ được tổ chức tại sân vận động mới ở Trịnh Châu. Nhưng vì mấy ngày trước tại đó vẫn còn một vài trận thi đấu chưa kết thúc. Vậy nên, khoá giảng Pháp được tổ chức ở một sân vận động đã lâu năm.

Mặc dù điều kiện của sân vận động cũ này khá là thô sơ nhưng các đồng tu nghiêm túc lắng nghe theo sự sắp xếp của nhân viên để ngồi theo thứ tự. Nhìn từ hai bên cửa sổ lên khán đài thấy toàn sân vận động chật kín người ngồi.

Trong tiếng vỗ tay vang dội khắp cả sân vận động, Sư phụ với dáng người cao lớn mặc chiếc áo sơ mi trắng bước lên khán đài. Khí chất của Ngài rất phi phàm, lúc nào Ngài cũng mỉm cười nhẹ nhàng, và vô cùng từ bi. Sư phụ không mang theo bài giảng khi lên lớp mà chỉ lấy từ túi áo ra một tờ giấy nhỏ và bắt đầu giảng.

Vào buổi chiều ngày thứ ba Sư phụ giảng Pháp, thời tiết rất nắng ráo. Tôi ngồi trên mặt đất ở khu vực giữa sân vận động cùng mọi người yên lặng tập trung nghe Sư phụ giảng Pháp. Khi Sư phụ giảng khoảng tầm 30 phút thì đột nhiên một trận gió kéo đến cùng tiếng sét lớn chói tai và một trận mưa đá đổ xuống. Những hòn đá to cỡ quả trứng đập xuống khiến mái che của sân vận động bị thủng. Gió lớn mưa to kéo theo mưa đá đã xuyên qua cửa sổ rơi vào trong sân làm vỡ đèn và mất điện. Khắp sân vận động tối đen như mực nhưng mọi người không hề hỗn loạn mà chỉ thay đổi một chút chỗ ngồi. Học viên ngồi dưới đất di chuyển tiến đến ngồi ở khu vực gần khán đài. Còn các học viên ngồi ở hai bên khán đài tiến đến ngồi ở khu vực giữa sân vận động.

Sư phụ ngừng giảng bài, mọi người trong sân vận động im lặng chờ đợi. Cho đến khi nhìn thấy Sư phụ nhẹ nhàng ngồi xuống bàn, mọi người đồng loạt vỗ tay. Sau đó, Sư phụ nhặt chai nước khoáng rồi để lên bàn, mở nắp và hướng miệng chai nước lên trên rồi từ từ tiến đến khu vực chứa đồ. Tiếp đến, Ngài đóng nắp chai nước lại và đem nó vào thùng rác. Chỉ vài phút sau gió mưa đã ngưng, đèn sáng lên và toàn bộ sân vận động đã có ánh sáng trở lại. Lúc này, tiếng vỗ tay lại vang dội khắp sân vận động, mọi người đều rất vui mừng. Sư phụ mỉm cười và nói: “Đừng nghĩ khí thế của nó lớn, thật ra tôi không muốn dùng tay bắt nó nên đã dùng chai nước để nhốt nó vào”. Chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến thần tích trong quá trình Sư phụ thanh lý con ma đó.

Đúng như Sư phụ đã từng giảng:

“Chư vị đừng coi nó tu cả 800 năm, cả 1000 năm, chẳng cần đến một ngón tay nhỏ cũng đủ vê nát nó”. (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Sau buổi học Pháp, trên đường về nhà vẫn còn lưu lại những vũng nước và những thân cây bị gãy rơi xuống đất sau trận mưa bão ấy. Một vị đồng tu có thiên mục khai mở đã nhìn thấy con ma đó vẫn đang động đậy trong chai nước.

Một người phụ nữ đi đằng sau chỉ chúng tôi cho con bà và nói: “Con nhìn những bước chân của họ cứ như thanh niên trẻ ấy”. Xác thực là như vậy, chúng tôi đã được nghe Sư tôn giảng Đại Pháp của vũ trụ, được Sư tôn thanh lý thân thể. Tất cả các bệnh trên thân thể chúng tôi đều không cánh mà bay, bước đi cũng vì thế vừa nhanh vừa nhẹ giống như có ai đó ở phía sau đẩy chúng tôi vậy! Đi bộ một quãng đường dài vẫn không cảm thấy mệt.

Sau đó, tôi nghe một học viên khác nói rằng thị trưởng thành phố Trịnh Châu và phu nhân của ông đã đến sân vận động vào buổi giảng Pháp thứ hai. Họ đích thân chào đón Sư tôn ở trên sân khấu.

2. Tham gia lớp giảng Pháp thứ hai ở Tế Nam

Sau khi khoá học ở Trịnh Châu kết thúc, tôi và một số đồng tu khác đã bắt tàu đi thẳng đến Tế Nam để tham gia khóa học thứ hai của Sư phụ. Tôi được ngồi cùng tàu với Sư phụ, nhưng không cùng toa. Có rất nhiều học viên đến Tế Nam; mọi người cùng chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau trò chuyện trong niềm vui hân hoan. Những hồi ức đó vẫn còn vang vọng trong tâm trí tôi.

Khoá học ở Tế Nam tổ chức từ ngày 21 tháng 6 đến ngày 28 tháng 6, tại sân vận động Hoàng Đình. Có tới hơn 4.000 người tham dự, nhìn từ khu vực khán đài thì thấy toàn bộ sân vận động đều chật kín người.

Sự từ bi của Sư tôn hiện diện ở rất nhiều phương diện, ở bất cứ nơi đâu Ngài cũng lo lắng cho học viên. Vì để tiết kiệm chi phí cho học viên Ngài đã không quản vất vả dồn khoá học trong mười ngày thành tám ngày. Sư tôn nói không thể rút ngắn thời gian thêm nữa vì Ngài lo lắng đến sức khoẻ của các học viên, có lúc Sư tôn trong một ngày giảng hai bài giảng. Về vấn đề ăn uống, mọi người được sắp xếp ăn trong một quá ăn với thực đơn giá thành rẻ có các món như: bánh màn thầu, cháo và dưa muối. Mọi người đều ăn rất vui vẻ và ăn hết suất cơm còn nói các món ăn rất thơm ngon nhất là món dưa muối có mùi thơm rất đặc biệt.

Thời tiết tháng 6 ở Tế Nam nóng nực như trong hoả lò vậy. Sư tôn khi giảng Pháp rất cực khổ, và không có thời gian để nghỉ ngơi. Khi các học viên không ngừng quạt để tránh nóng, Sư tôn nói với mọi người hãy đặt chiếc quạt xuống. Sau khi mọi người làm theo thì liền cảm thấy một làn gió mát thổi qua. Trong điều kiện thời tiết nóng bức lại cộng thêm một lượng lớn người trong sân vận động. Tuy vậy, trong suốt quá trình giảng Pháp, Sư tôn không uống một ngụm nước cũng không sử dụng quạt.

Khi bài giảng kết thúc, các học viên đều hy vọng có thể chụp hình cùng Sư tôn để giữ lại làm kỷ niệm và Sư tôn đã đồng ý chụp ảnh cùng với mọi người. Trong sân vận động có nhiều học viên đến vậy lại cộng thêm thời tiết nóng bức. Vậy mà Sư tôn vẫn đích thân chỉ đạo chụp ảnh cùng từng nhóm học viên. Sư tôn là người sống rất bình dị, gần gũi.

Các bài giảng của Sư tôn nhìn bề mặt tưởng như rất đơn giản nhưng thật ra nội hàm lại rất uyên thâm. Sư tôn đã giúp các học viên tịnh hoá thân thể và cài Pháp Luân. Chiểu theo yêu cầu của Sư tôn, chúng tôi suy nghĩ về bệnh tật của mình và người thân rồi dậm chân lên sàn để chữa bệnh. Vì ở khoá học tại Trịnh Châu, tôi đã làm như vậy và đã được Sư tôn chữa bệnh giúp nên lần này ở Tế Nam tôi nghĩ đến bệnh của vợ tôi. Mặc dù bà ấy không tham gia khoá học nhưng bà ấy vẫn được thụ hưởng ích lợi này.

Vào một buổi tối, khi tôi đang ngồi trên giường thì đột nhiên nhìn thấy ở cửa phòng có đến ba, bốn vòng tròn vừa giống hoa vừa giống bánh xe đang xoay chuyển. Đặc biệt là vòng tròn có màu xanh lá nhạt quay với tốc độ rất nhanh, đồng thời bên cạnh còn có hình ảnh giống như bàn tay người với ngón tay cái to đang cầm một cây gậy phát sáng. Lúc đó tôi không hiểu đó là cái gì mãi đến khi xem video bài giảng Pháp của Sư tôn, tôi mới biết đó là Pháp Luân đang xoay chuyển.

Sau đó, tôi tham gia thêm một khoá giảng Pháp của Sư tôn tại thành phố Diên Cát từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 27 tháng 8 năm 1994. Và một khoá giảng ở Quảng Châu trong chín ngày, từ ngày 21 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1994.

Sau khi tham gia bốn khoá học được Sư tôn đích thân giảng Pháp truyền công, thế giới quan của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Tôi chiểu theo lời giảng của Sư tôn, luôn làm theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành một người tốt, nỗ lực thay đổi bản thân đến “vô tư vô ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ). Không ngừng buông bỏ tâm chấp trước, đề cao tâm tính, không tranh giành quyền thế, từ bi với tất cả mọi người. Khi gặp vấn đề thì hướng nội tìm, luôn luôn nghĩ cho người khác trước với thái độ kiên nhẫn, khoan dung, biết kiềm chế bản thân, thiện chí đối đãi với mọi người xung quanh.

Trong 25 năm qua, dưới sự chỉ bảo và bảo hộ từ bi của Sư tôn. Tôi luôn luôn cố gắng tu luyện thật tốt, làm tốt ba việc, bước đi thật vững chắc cho đến ngày hôm nay. Con xin cảm tạ ơn cứu độ từ bi của Sư tôn!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/21/391573.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/8/179238.html

Đăng ngày 08-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share