Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Đông Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-01-2020] Tôi đã rất chấn động sau khi đọc một bài viết có tiêu đề: “Loại bỏ chấp trước ẩn sâu tạo nên sự khác biệt” được đăng trên trang mạng Minh Huệ. Tiêu đề của bài viết điểm đúng vào những thiếu sót của tôi trong quá trình tu luyện. Tác giả chia sẻ lại sự đấu tranh trong tư tưởng của mình khi cô nhận được những tờ áp phích giảng chân tướng để treo chúng ở khu vực công cộng. Tôi cũng có một trải nghiệm tương tự như vậy!

Trong bài chia sẻ, tác giả đã viết: “Tôi tự nhủ: Nếu Sư phụ đưa cho tôi những biểu ngữ đó để phân phát, tôi có làm không? Tôi có nghĩ đó là bất công không?”, tâm tôi tĩnh lại.

Để đảm bảo cho các học viên trong khu vực chúng tôi có thể làm tốt hạng mục và đề cao trong tu luyện cá nhân, điều phối viên tại địa phương chúng tôi đã làm việc không biết mệt mỏi trong suốt 20 năm qua không quản thời tiết có khắc nghiệt thế nào. Anh ấy luôn luôn chào hỏi mọi người với một nụ cười và không bao giờ tỏ ra chút bất mãn nào.

Trái ngược với đồng tu ấy, tôi lại thường nhìn vào các đồng tu khác với ánh mắt chỉ trích, phê phán của người thường. Điều phối viên của chúng tôi thường khuyến khích chúng tôi tặng các cuốn tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp và tôi không vui vì điều này. Tại thời điểm đó, tôi cũng giống như tác giả của bài chia sẻ trên coi những tài liệu giảng chân tướng ấy như một thứ “nguy hiểm”. Suy nghĩ này của tôi chẳng phải đã chệch khỏi Pháp của Sư phụ hay sao?

Cô Vương là một học viên tại khu vực của chúng tôi. Trong suốt những năm qua, cô ấy luôn đảm nhận bất kể hạng mục nào mà điều phối viên của chúng tôi giao cho cô ấy. Cô không hề bận tâm dù nhiệm vụ đó có khó khăn đến mức độ nào. Cho dù cô ấy nhận được bao nhiêu tờ áp phích, biểu ngữ thì cô vẫn nhận và dán chúng ở các khu vực công cộng. Khi xuất hiện mâu thuẫn, cô luôn hướng nội tìm lỗi sai của mình và phối hợp cùng các học viên khác.

Vài ngày trước, điều phối viên của chúng tôi đã đưa cho tôi 1.600 tờ áp phích chúc mừng năm mới để phát cho người dân trước Tết Nguyên đán và tôi đã nhận lấy chúng mà không có một chút oán giận. Chúng tôi lê bước qua những khu vực ngập sâu trong tuyết và đi bộ trên những con đường băng giá. Các học viên trong khu vực chúng tôi cùng nhau phối hợp và đã đến thăm tất cả các ngôi làng, khu chợ lân cận và chúng tôi đã phân phát hết toàn bộ số áp phích trước Tết.

Sư phụ giảng:

“Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê”. (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư phụ dạy chúng ta rằng:

“Cật khổ đương thành lạc” ( Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Lấy chịu khổ làm vui”. (Khổ về tâm chí, Hồng Ngâm)

Sư phụ còn giảng:

“Đại Pháp vô biên khổ tố chu”. (Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền”. (Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Tôi ngộ ra rằng, chúng ta nên coi hết thảy những khổ nạn trong quá trình tu luyện và trong việc cứu độ chúng sinh là hảo sự. Không những vậy, chúng ta nên vượt qua chúng với một nụ cười, vượt qua mâu thuẫn và khổ nạn là cách để chúng ta tu luyện bản thân và đồng hóa với Pháp.

Không điều gì có thể ngăn được bước chân của chúng ta

Tôi cũng muốn chia sẻ một chút về thể ngộ cá nhân trong quá trình tu luyện của mình và những trải nghiệm mà nhóm chúng tôi đã cùng nhau vượt qua.

Ví dụ: Ngày trước, trong khi học Pháp và ngồi đả toạ tôi đã phải vật lộn với cơn buồn ngủ. Tôi đã hướng nội tìm và nhận ra rằng bản thân có nhiều chấp trước mà tôi cần phải loại bỏ. Một khi tâm tính của tôi được đề cao lên, tôi không còn cảm thấy buồn ngủ khi học Pháp nữa.

Trong quá trình chúng ta gặp phải nghiệp bệnh, cho dù nó có khó chịu đến đâu thì chúng ta cũng phải kiên định vào Sư phụ, vào Đại Pháp. Không có ngọn núi nào không thể vượt qua và không có gì có thể cản trở việc chúng ta làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu.

Chúng ta cũng học cách biết giữ bình tĩnh khi xuất hiện xung đột hay mâu thuẫn. Hai đồng tu trong khu vực chúng tôi có một cuộc mâu thuẫn cá nhân. Rất nhanh sau đó, trong khoảng ba tuần cùng làm việc trong hạng mục, họ đã xin lỗi đối phương và tâm tính của cả hai đều được đề cao. Không những vậy, hai đồng tu đó còn giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau thực hiện tốt công việc.

Khi chúng tôi đi giảng chân tướng mà đụng độ phải cảnh sát, chúng tôi đã không chạy trốn và còn từ bi giảng chân tướng cho họ về cuộc bức hại. Có một nữ học viên đang phát cuốn “Cửu bình” trong một quán ăn nhỏ thì bị một cảnh sát đặc vụ để ý. Người đó còn nói anh ấy chuyên phụ trách “bức hại” Pháp Luân Công, nhưng nữ đồng tu ấy vẫn không chút sợ hãi, mang tâm từ bi bước đến chỗ đặc vụ đó giảng chân tướng. Sau khi anh ấy liễu giải được chân tướng, trước khi đi còn lặp lại hai lần: “Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều là những người tốt”. Dưới trường chính niệm của nữ học viên, viên cảnh sát đặc vụ ấy không những không bắt cô mà còn hiểu được chân tướng và được đắc cứu.

Sư phụ giảng:

“Chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu trong vũ trụ. Thế nào là tốt, thế nào là xấu? Chính là dùng nó {Chân Thiện Nhẫn} mà xác định”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được. Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần theo tiêu chuẩn ấy mà làm”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Là người tu luyện, [nếu] đồng hóa với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo, [Pháp] lý đơn giản như vậy”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải chiểu theo những yêu cầu của Sư phụ, đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, làm tốt những việc mà người tu luyện cần làm – đó chính là lội ngược dòng. Trái lại, nếu chiểu theo những tiêu chuẩn của người thường nghĩa là chúng ta đang thuận theo dòng trào lưu của xã hội. Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần phải lội ngược dòng, nhất định không được thuận theo dòng trào lưu bại hoại ấy!

Sư tôn đã ban cho chúng ta Pháp lý của cả vũ trụ rộng lớn này, Ngài đang cứu độ chúng ta và đưa chúng ta lên cao tầng. Nếu chúng ta muốn đề cao tầng thứ của bản thân, leo lên đỉnh ngọn núi thì phải đáp ứng được những tiêu chuẩn mà Sư phụ yêu cầu! Chúng ta nhất định phải dĩ Pháp vi Sư, đồng hoá với Đại Pháp, lội ngược dòng. Chỉ có như vậy mới không bị chệch khỏi chỉnh thể, theo kịp tiến trình Chính Pháp vĩ đại. Chúng ta là những người đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chữ “tu” nghĩa là gì? “Tu” chính là sửa! Chúng ta học Pháp tốt thì có thể tạo được một cơ sở tốt để tu luyện bản thân và qua đó mới có thể cứu được người. Đó chính là yêu cầu của Đại Pháp, là sự mong chờ của chúng sinh và là kỳ vọng của Sư phụ!

Tôi viết ra bài chia sẻ này với hy vọng có thể truyền cảm hứng và giúp những đồng tu có cùng vấn đề giống như tôi. Tất cả những chia sẻ trên đều là từ tầng thứ tu luyện cá nhân mà chia sẻ, khó tránh khỏi thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/13/398891.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/16/183658.html

Đăng ngày 11-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share