Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-12-2019] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998. Pháp môn đã cứu tôi trong thời điểm cùng cực nhất của cuộc đời. Cuộc sống của tôi có ý nghĩa mới và chồng tôi cũng bắt đầu tu luyện.
Thệ ước của tôi
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999. Những học viên khác trong vùng đã đến thăm chúng tôi. Chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình và quyết định cùng nỗ lực truyền rộng chân tướng về cuộc bức hại. Chúng tôi đã phát tờ rơi mỗi ngày.
Tôi đã thề: Tôi sẽ đứng lên và phủ nhận vu khống đối với Pháp Luân Đại Pháp và người sáng lập pháp môn–Sư phụ Lý Hồng Chí. Đánh đập hay giam giữ sẽ không làm tôi dao động.
Nhất thời lạc bước
Mười năm sau khi tôi phát nguyện, tôi bắt đầu cảm thấy rằng làm các việc để ngăn chặn cuộc bức hại cũng là tu luyện. Tham vọng của tôi đã lấn át. Tôi không thể tập trung trong khi học Pháp và chỉ học một cách hình thức.
Mỗi khi tôi có mâu thuẫn với các học viên khác, tôi đã không hướng nội. Tôi cũng đẩy ra những cơ hội đề cao trong tu luyện này. Dần dần, chúng tôi trở nên xa cách. Tâm tật đố, oán hận, phù phiếm và ích kỷ của tôi đều nổi lên. Nó tồi tệ đến mức tôi bắt đầu phao tin đồn và chỉ trích các học viên khác.
Tôi bị bắt vài lần, nhưng mãi tới năm 2011 khi tôi lại bị đưa tới một trại lao động cưỡng bức, tôi mới nhận ra sơ hở của mình. Tôi nghĩ: “Tôi là đệ tử của Sư phụ. Sư phụ không an bài cho đệ tử của Ngài bị giam giữ và bị tống vào tù. Tôi đang trợ Sư chính Pháp, do đó tôi không nên bị bức hại.”
Sau khi trở về nhà, tôi đã học Pháp chuyên tâm và có được những điểm hóa. Mỗi lần tôi đọc những từ “người chân tu”, chúng lại nổi hẳn lên. Tôi nghĩ: “Có phải đó là vì mình chưa thực tu bản thân nên không thể đạt tiêu chuẩn của một người tu luyện chân chính không? Sư phụ đã nói trong một bài giảng của Ngài:
“Hiện nay có một số người không biết, không dám đối mặt với trạng thái tu luyện của chính mình, không dám nhìn vào chỗ thiếu sót của mình; thế thì tu gì đây?” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009)
Khi nhìn lại mình tôi đã tìm thấy nhiều chấp trước. Tôi quyết định luôn hướng nội để tìm ra những thiếu sót của mình trước khi có mâu thuẫn.
Nó như thể một ngọn đèn chợt bừng sáng trong tôi. Kể từ năm 2014, ngoài việc học thuộc Pháp, tôi đã học hai bài giảng trong Chuyển Pháp Luân mỗi ngày. Tôi bắt đầu kiểm tra từng niệm để đảm bảo nó đạt tiêu chuẩn của Pháp.
Tu luyện của chúng ta dựa trên Pháp. Chúng ta sẽ có trí huệ và được chỉ đạo nếu chúng ta học và thấm nhuần Pháp. Nếu chúng ta đánh giá mọi thứ dựa trên Pháp, chúng ta sẽ có thể thấy được những vấn đề của chúng ta từ một tầng cao hơn, nhờ đó mà trợ Sư chính Pháp.
Tư duy đúng
Bà Vương, một học viên trong khu vực chúng tôi đã bị bắt ba tháng trước. Có tin đồn rằng bà đã tiết lộ tên của một vài học viên.
Nỗi sợ bị bắt thật mạnh mẽ. Một số học viên sợ đến mức họ dừng sản xuất tờ rơi. Đây là chủ đề trong tất cả các cuộc trò chuyện của chúng tôi. Một số người tức giận về sự phản bội của bà Vương. Nhiều học viên cảnh báo tôi về an toàn của tôi bởi vì tôi đã làm việc cùng bà.
Bà Vương là một bà mẹ đơn thân và làm bảo mẫu. Trước khi bà bị bắt, tôi đã làm các tờ rơi và chúng tôi sẽ cùng nhau phát chúng. Chúng tôi làm việc cùng nhau rất hiệu quả. Việc bà bị bắt là tổn thất lớn với chúng tôi.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta làm người luyện công chân chính, cần phải từ tầng rất cao mà xét vấn đề, không thể dùng quan điểm của người thường mà xét vấn đề.” (Bài giảng thứ sáu–Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ: “Chúng tôi đã có chính niệm mạnh mẽ khi cùng làm việc với nhau, việc bà ấy bị bắt sẽ không ảnh hưởng đến tôi.” Nhiều học viên cảnh báo tôi về an toàn. Khi nhóm học viên thứ ba từ một thị trấn bên cạnh tới nói với tôi về việc bà Vương bị bắt, tôi cảm thấy cổ họng đắng ngắt. Tôi đã bị bắt và bị giam giữ nhiều lần. Tôi biết hoàn cảnh khủng khiếp mà bà ấy đang gặp phải và tôi cảm thấy bà cần sự hỗ trợ của chúng tôi.
Tôi nói với họ: “Chẳng phải sẽ có ích hơn nếu chúng ta phát chính niệm cho bà ấy sao? Đó là điều tối thiểu chúng ta có thể làm cho nhau vì chúng ta là một chỉnh thể cùng chung sứ mệnh. Tâm lý tiêu cực của chúng ta sẽ không giúp được bà ấy. Đây có phải là điều Sư phụ muốn không? Chúng ta chẳng phải nên hỗ trợ bà ấy bằng chính niệm sao?”
Tôi nhận ra rằng mặc dù không học viên nào là hoàn hảo, mỗi chúng ta đều được Sư phụ lựa chọn. Chúng ta cần giúp lẫn nhau, chứ không lảng tránh những người đang trong khó nạn. Kiểu tư duy chỉ trích thường được gây ra bởi tâm sợ hãi. Giữ tâm cho chính là rất quan trọng trong tu luyện của chúng ta.
Nhận ra và loại bỏ tâm sợ hãi
Một học viên đã đưa tôi 50 biểu ngữ. Các biểu ngữ giải thích chân tướng của cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên địa phương và tôi đã treo những biểu ngữ tương tự trong khu vực chúng tôi nhiều năm trước.
Ngày nay, các camera giám sát có ở mọi thị trấn làng mạc. Các học viên bị ghi hình trong camera bị cảnh sát tới nhà và một số đã bị bắt. Ba trong số các học viên này đã bị kết án tù giam. Tôi cảm thấy áp lực và nghĩ: “Mình sẽ chỉ treo nốt các biểu ngữ này rồi làm việc gì đó khác.”
Khi tôi đã treo xong 50 biểu ngữ, tôi lại được đưa thêm 100 cái nữa. Tôi trở nên chán nản và nói: “Tại sao chị không đưa một số cái cho những người khác?”
Trước khi tôi dán xong 100 biểu ngữ, 70 cái khác lại được chuyển tới. Tôi bắt đầu nghĩ đây không phải là ngẫu nhiên.
Tôi tìm thấy tâm sợ hãi ẩn sâu mà tôi đã tránh đối diện trong những năm qua, Tại Trung Quốc, bất cứ điều gì liên quan tới Pháp Luân Đại Pháp đều bị coi là nguy hiểm. Tôi nhận ra rằng tôi đã treo các biểu ngữ như thực hiện một nghĩa vụ. Làm sao tôi có thể trợ Sư thức tỉnh mọi người với kiểu tâm thái như vậy?
Tôi tự nhủ: “Nếu Sư phụ đưa cho tôi những biểu ngữ đó để phân phát, tôi có làm không? Tôi có nghĩ đó là bất công không?” Tâm tôi tĩnh lại.
Một buổi tối, tôi có một cuộc giằng co mạnh mẽ trong tâm trước khi ra ngoài. Bản năng mách bảo tôi rằng tôi sẽ bị bắt. Tôi thậm chí còn nghĩ đến việc giấu tài liệu ở nhà mình. Lúc đó, tôi nhớ tới lời Sư phụ:
“Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không. Chư vị nói rằng chư vị cần phải kiên định không lay động, với tâm như thế, đến lúc ấy chư vị thật sự có thể kiên định không lay động, thì chư vị tự nhiên làm được tốt, bởi vì tâm tính chư vị đã đề cao lên.” (Bài giảng thứ sáu–Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ: “Sư phụ đã ban cho mình cuộc sống và mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Sứ mệnh của chúng ta là trợ giúp thức tỉnh chúng sinh. Không có gì đáng can nhiễu đến chúng ta cả!”
Những suy nghĩ tiêu cực đó đã không bao giờ trở lại. Bây giờ tôi treo các biểu ngữ một cách hiệu quả bằng chính niệm. Mối quan hệ của tôi với các học viên khác cũng được cải thiện.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/30/398008.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/22/182271.html
Đăng ngày 31-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.