Theo một phóng viên ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

Tên: Trương Thần
Giới tính: Nam
Tuổi: 55
Địa chỉ: Chưa rõ
Nghề nghiệp: Lái xe
Ngày bị bắt gần nhất: 24 tháng 10 năm 2009
Nơi bị bắt gần nhất: Khu Đạo Ngoại, nhà tù Cáp Nhĩ Tân. (道外分局看守所)
Thành phố: Cáp Nhĩ Tân Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: Giam giữ, đánh đập, bị treo lên, tống tiền, nhà bị lục soát, bị kết án bất hợp pháp.

[MINH HUỆ 02-05-2010] Học viên Pháp Luân Công, ông Trương Thần làm việc cho Công ty taxi thành phố Cáp Nhĩ Tân gần 20 năm. Trước khi tập Pháp Luân Công, ông đã hút thuốc và uống rượu. Ở công ty ông, ông mang tiếng là người xấu tính và bị đau nặng ở cổ và lưng vì do bị tai nạn xe cộ mỗi năm. May mắn thay, vào năm 1999, mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng từ lúc ông Trương bắt đầu tập Pháp Luân Công, mọi vết đau của ông đều biến mất, và ông trở nên rất sung sức, ngay cả những người trẻ tuổi cũng không thể bằng ông. Là một học viên Pháp Luân Công, ông cũng sống theo nguyên lý của vũ trụ “Chân – Thiện – Nhẫn”, điều đó đã giúp ông loại bỏ thói quen xấu. Từ đó trở đi ông luôn nghĩ đến người khác trước. Sau đó, công ty ông đã công nhận những thay đổi hoàn toàn của ông Trương, và ông được trao tặng danh hiệu “Lái xe chuyên nghiệp xuất sắc.

Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra vào năm 1999, ông Trương đã bị ĐCSTQ bắt giữ bất hợp pháp hai lần vì ông là một học viên Pháp Luân Công. Tháng 12 năm 2000, sau khi cố gắng thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công tại các ban ngành khác nhau của chính quyền địa phương, ông Trương đã đến Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh để giúp nhiều người dân Trung Quốc hiểu được Pháp Luân Công là tốt. Ông đã cầm một băng rôn có dòng chữ, “Pháp Luân Đại Pháp hảo” Ông đã bị bắt và bị giam tại Đồn cảnh sát Yến Sơn tại Bắc Kinh. Nhiều lần cảnh sát ở đó đã kéo ông xuống sàn và đánh ông tàn nhẫn. Sau đó, họ đã treo ông lên một cái cây và đánh ông.

Ngày 1 tháng 1 năm 2001, cảnh sát Trương Tân ở Đồn cảnh sát Trung Sơn ở quận Hương Phường và chủ tịch ủy ban địa phương đã đến nhà của ông Trương. Họ đã đòi gia đình ông 6,000 nhân dân tệ, nói rằng tiền đó dùng để đưa ông Trương về nhà bằng máy bay. Gia đình ông Trương rất nghèo, vợ ông không có việc làm, và đứa con duy nhất của họ mới chín tuổi. Gia đình ông đã không có đủ tiền để ông được tự do. Cảnh sát thay vào đó đã lấy 200 nhân dân tệ từ ông Trương, số tiền duy nhất mà ông có tại thời điểm bị bắt giữ. Ông Trương đã bị đưa đến Nhà tù thành phố Cáp Nhĩ Tân. Cảnh sát đã trao thưởng cho các tù nhân để đánh ông. Họ đã buộc ông phải ngồi ở trên sàn và không cho ông cử động. Nếu ông cử động một chút, họ có thể đánh ông dã man. Họ đánh ông bất cứ lúc nào họ muốn, đôi khi họ đánh vào đầu ông. Việc đánh đập tàn bạo đã làm gẫy cột sống của ông và làm cho ông không thể di chuyển được.

Bị ngược đãi trong thời gian dài đã khiến ông Trương rất yếu ớt và ông không còn sức để nói. Tóc ông bạc đi, thị giác của ông trở nên kém, ông còn bị sụt cân đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Khi ông bắt đầu khạc ra máu, cảnh sát đã cho ông về nhà. Nhưng trước khi ông Trương được về nhà, cảnh sát còn cố đòi gia đình ông 2,000 nhân dân tệ cho khoản tiền ăn trong lúc ông ở trong tù. Thức ăn ở nhà tù rất tồi tệ. Mỗi người chỉ có một cái bánh bao và một bát súp cho bữa ăn chính. Bát súp chỉ có vài cọng rau. Nhà tù đã ép gia đình ông Trương trả hơn 1,000 nhân dân tệ cho khoản tiền ăn của ông. Nếu không, họ không cho ông về nhà.

Chín năm sau, ngày 24 tháng 10 năm 2009, ông Trương đã làm một băng rôn khác có dòng chữ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Ông đã bị bắt bởi cảnh sát ở Đồn cảnh sát Vĩnh Nguyên, quận Đạo Ngoại và sau đó bị đưa đến Nhà tù khu Đạo Ngoại. Khi ông đến, ông đã bị đánh dã man. Cảnh sát đã treo giải thưởng cho ba tù nhân: Tiểu Phúc, Tiểu Văn và một người có họ là Quách—để đánh ông Trương. Họ đã đập đầu ông vào tường, khiến ông bị ngất đi. Họ đã đánh vào lưng ông mạnh đến nỗi ông không thể di chuyển trong một tháng. Trong lúc họ đánh ông, họ hét lớn, “Chính phủ yêu cầu chúng tôi làm việc này với ông!! Chính phủ bảo chúng tôi tra tấn ông, các học viên Pháp Luân Công!

Trong lúc ông Trương ở trong tù, cảnh sát đã lục soát và khám xét nhà ông. Họ đã không tìm thấy thứ gì có thể dùng làm bằng chứng chống lại ông, nên họ chỉ đưa cho gia đình ông giấy tạm giam và chờ phiên tòa được tổ chức. Ngày 11 tháng 12, một tháng sau, cuối cùng gia đình ông đã nhận được giấy bắt giam chính thức.

Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Tòa án Đạo Ngoại đã xét xử ông Trương và nhiều học viên Pháp Luân Công khác. Tuy nhiên, gia đình ông chỉ được thông báo sau này về phiên xử, vào ngày 6 tháng 4 năm 2010. Họ đã đến Đồn cảnh sát Đạo Ngoại để có thêm thông tin về trường hợp của ông Trương, nhưng cảnh sát Bạch đã từ chối nói cho họ tên người phụ trách trường hợp của ông Trương. Gia đình được thông báo về nhà và chờ tin. Họ nhất định muốn được biết sự thật ngay lập tức. Cảnh sát sau đó đã nói với gia đình rằng họ đã xét xử ông Trương vào ngày 31 tháng 3 năm 2010.

Lý Dĩnh, người phụ trách trường hợp của ông Trương, nói rằng “Hiện giờ chúng tôi không còn phụ trách vụ của ông Trương nữa. Hãy đến tòa án mà hỏi họ”. Gia đình ông đã đến bộ phận hình sự của Tòa án Đạo Ngoại. Cảnh sát phụ trách đã lừa dối và nói rằng ông Trương đã được đưa đến Khu số 7. Gia đình ông nói rằng họ đã biết từ đồn cảnh sát rằng ông Trương ở Khu hình sự của Tòa án Đạo Ngoại. Cảnh sát đột nhiên thay đổi thái độ và nói, “Chúng tôi không cần phải thông báo với mọi người rằng chúng tôi đã đưa ông ta đi hay chưa.” Gia đình ông Trương vẫn nhất định muốn biết chỗ ở của ông và sau đó cảnh sát đã gọi điện thoại một cách miễn cưỡng. Sau nhiều nỗ lực, gia đình ông Trương cũng gặp được một người tên là Bốc Lệnh Hồng. Bà ta đã không nói với họ về chức vụ của mình, nhưng nói rằng họ đã gọi về điện thoại cố định ở nhà ông Trương vào thời gian xét xử, nhưng không có ai trả lời điện thoại. Tuy nhiên, gia đình ông chỉ đưa số di động để liên lạc, và họ không có máy điện thoại cố định ở nhà. Điều đó chứng tỏ bà Bốc đã lừa dối và bà ta đã không thông báo cho gia đình ông Trương đến nghe tại tòa.

Khi gia đình ông Trương hỏi bà Bốc tại sao tòa lại kết án ông Trương mà không có sự chứng kiến của gia đình, bà ta đã không thể nói gì. Thay vào đó, bà Bốc liên tục nhắc lại rằng bà ta đã gọi điện thoại. Khi gia đình yêu cầu được gặp ông Trương, bà ta nói điều đó không được phép. Sau đó bà ta nói, “Chúng tôi sẽ cố xử nhẹ cho ông ấy. Chúng tôi chỉ cố làm mọi việc theo pháp luật.” Cuối cùng, họ đã kết án ông Trương ba năm tù.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/2/222708.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/12/116844.html
Đăng ngày 19-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share