Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Chiết Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-04-2020] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp suốt nhiều năm, trải qua con đường gió mưa thăng trầm, trong giai đoạn này có một số tâm đắc muốn chia sẻ cùng các bạn đồng tu.

Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, có công việc và gia đình của bản thân mình, mỗi ngày trong công việc cũng có thể gặp phải đủ mọi vấn đề khó giải quyết. Thời gian gần đây tôi phát hiện trong công việc xảy ra rất nhiều chuyện phiền phức, khi gặp phải chuyện không thuận tâm, bản thân luôn nghĩ rằng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cho dù gặp phải chuyện phiền phức lớn đến đâu, bản thân đều có thể kiểm soát tâm tính của chính mình, đối diện với những rắc rối đều có thể xử lý đâu vào đấy. Nhưng khi vấn đề cứ xảy ra liên tục không dứt, bản thân cũng nghĩ rằng liệu có chỗ nào mà mình đã làm không đúng, hay liệu có chỗ nào mà mình còn làm chưa tốt, sau khi suy xét kỹ càng thì nhận thấy mình không có nghĩ đến cái tâm hoan hỷ ẩn chứa ở vế sau “hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm”. Bởi vì đôi khi trong công việc, tôi cảm thấy bản thân đã đưa ra một quyết định hoặc thực hiện được một sự kiện nào đó hết sức tốt đẹp, thế là trong tâm luôn có một loại cảm giác dương dương tự đắc. Kỳ thực thì sự cao hứng này cũng chính là một dạng của tâm hoan hỷ, trong tu luyện cũng cần loại bỏ đi.

Sư phụ giảng:

“Tôi kể cho mọi người một chuyện cổ trong Phật giáo: Xưa có một người đã rất cố gắng tu thành La Hán. Vị này khi đắc chính quả, tu thành La Hán thì lẽ nào không cao hứng cho được? Nhảy thoát khỏi tam giới rồi! Nhưng cao hứng lại chính là tâm chấp trước, [là] tâm hoan hỷ. La Hán cần phải vô vi, tâm bất động; vị này bị rớt xuống, tu lại như không [tu]. Tu như không thì cần tu lại, lại tu hướng lên trên một lần mới; bỏ ra bao nhiêu cố gắng lại tu lên được nữa. Lần này vị kia lo sợ, vị ấy tự nhủ: ‘Mình chớ có cao hứng, cao hứng nữa thì lại rớt mất’. Vị này vừa lo sợ thì lại rớt xuống [một lần nữa]. Lo sợ cũng là một loại tâm chấp trước.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta tu luyện thật sự phải đạt được trạng thái vô vi đó, đạt đến trạng thái tâm không động trong cảnh giới đó. Cho nên càng về sau cuối, càng phải luôn luôn chú ý cái tâm hoan hỷ ẩn giấu trong bản thân mình, loại bỏ nó đi, thì mới có thể từ từ thăng hoa lên được.

Đôi khi làm một chuyện gì đó, tôi thường nghĩ rằng, nếu là một vị Thần vĩ đại, ông ấy sẽ thực hiện thế nào nhỉ? Mỗi việc mà bản thân làm, đều có vô số những sinh mệnh đang chăm chú nhìn vào, nên chúng ta không thể ôm lấy cách nghĩ rằng người khác không biết, người khác không nhìn thấy, lại còn che đậy tâm chấp trước trong bản thân mình, vậy sao không bỏ nó đi kia chứ!

Trong tình hình dịch bệnh xảy ra đột ngột hiện nay, trong tâm chúng ta càng phải thanh tỉnh, phải nắm chắc thời gian đi giảng chân tướng để nhiều người hơn nữa hiểu được sự thật, và đừng chấp trước vào thời gian sự kiện này kết thúc. Bất kể là tâm hoan hỷ, hay tâm sợ hãi, thậm chí là tâm muốn thành Phật ẩn giấu phía sau, tất cả đều là chấp trước của bản thân, phải bỏ chúng đi. Thật sự yêu cầu bản thân luôn luôn lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm tiêu chuẩn cuộc sống, có thể làm được:

“Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu” (Thực Tu, Hồng Ngâm)

Dịch nghĩa:

“Mọi việc cứ thế mà đối chiếu
Làm đến thế tức là tu” (Tu thật sự)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/19/浅谈欢喜心-404016.html

Đăng ngày 21-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share