Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-01-2020] Lần đầu tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp là qua bố mẹ tôi khi tôi còn học trung học. Lần đầu tiên khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi đã thích ngay rồi. Đại Pháp đã mở một cánh cửa mới dẫn tôi bước vào một thế giới tuyệt vời.

Tuy nhiên, học Pháp và luyện công mỗi ngày như bố mẹ tôi dường như thật khó làm. Đại Pháp đòi hỏi người ta phải từ bỏ chấp trước vào danh, lợi và tình, nhưng tôi cảm thấy cuộc đời của tôi chỉ mới bắt đầu. Sau khi vào đại học, tôi bị chấp trước vào quá nhiều thứ ở xã hội người thường. Tôi bận rộn vun vén cho sự nghiệp và vướng vào hẹn hò.

Khi thỉnh thoảng đọc các bài kinh văn, tôi luôn cảm thấy sự an bình và niềm vui lớn lao. Tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ Đại Pháp. Thậm chí dù tôi không tu luyện tinh tấn, nhưng Sư phụ Lý (nhà sáng lập pháp môn) đã trừ bỏ những thứ xấu trên cơ thể tôi. Tôi rất vui và được chứng kiến hồng phúc mà Đại Pháp ban cho gia đình tôi.

Hồi đó thể ngộ của tôi về Đại Pháp rất nông cạn, và tôi coi Đại Pháp như một cái “ô bảo hộ”. Đại Pháp có thể đưa con người quay trở lại với tiêu chuẩn đạo đức cao, giúp họ trở nên khỏe mạnh và hướng họ trở nên tốt hơn và sống cuộc sống vui vẻ hơn. Nhiều năm qua đi tôi mới ngộ ra rằng tôi đã sai lầm khi nhìn nhận những điều tốt đẹp mà Đại Pháp ban cho như là một lý do để tu luyện. Tôi không hề hiểu tu luyện là gì hết.

Cuối cùng cũng bước vào cửa tu luyện chân chính

Mặc dù tôi không thực sự hiểu tu luyện là gì, nhưng nhờ sự khích lệ của bố mẹ, tôi không ngừng tu luyện cho đến khi kết hôn.

Sau khi kết hôn, tôi không còn ở cùng nhà với bố mẹ nữa, điều này nghĩa là tôi đã rời bỏ môi trường tu luyện của mình. Tôi bận rộn với cuộc sống mới và công việc của mình. Các vấn đề sức khỏe của tôi dần dần xuất hiện.

Chúng tôi sống cùng bố mẹ chồng và họ nói những lời tiêu cực về Pháp Luân Đại Pháp. Họ cấm tôi không được luyện công hoặc phát chính niệm. Họ cũng ngăn cản không cho con trai tôi tiếp xúc với bố mẹ đẻ của tôi vì họ sợ rằng ông bà ngoại sẽ nói với cháu về Đại Pháp.

Tu luyện trở nên rất khó khăn. Tôi thường cảm thấy rằng mình bị mắc kẹt trong một tấm lưới mà ngày càng trở nên siết chặt hơn khi tôi vùng vẫy muốn thoát ra. Cả tâm lẫn thân của tôi đều kiệt sức.

Một hôm, khi ở nhà một mình, tôi bật khóc và nói rằng: “Sư phụ, con vẫn muốn tu luyện!” Tôi nhận ra rằng trước kia tôi đã không thực sự tu luyện.

Vài hôm sau, một điều không thể tin nổi đã xảy ra. Không hề báo trước, chồng tôi đột nhiên đòi ly hôn. Chúng tôi trải qua thủ tục ly hôn đau lòng và gia đình anh đã chuyển ra.

Mọi việc xảy ra quá nhanh. Đứng một mình trong căn hộ, tôi khó có thể hiểu được điều gì đã xảy ra.

Ngay sau khi ly hôn, tôi chuẩn bị được đề bạt lên vị trí cao hơn trong công việc. Tuy nhiên, chỗ làm tôi thông báo rằng phòng ban mà tôi làm bị đóng cửa. Tôi bị ấn vào một vị trí thấp hơn nhiều.

Bạn bè và họ hàng thấy tiếc cho tôi. Tôi hỏi bố tôi tại sao điều này lại xảy ra. Bố tôi trả lời rằng: “Không có gì là ngẫu nhiên. Chẳng phải con muốn tu luyện sao?”

Tôi nghĩ: “Chẳng phải Đại Pháp đem lại sức khỏe tốt và những điều tốt đẹp sao? Vậy tại sao điều này lại xảy ra?”

Một hôm tôi đọc được đoạn Pháp mà Sư phụ giảng:

“Hỡi các đệ tử chân tu, tôi dạy chư vị là Pháp tu Phật tu Đạo, vậy mà chư vị lại kể khổ với tôi vì những tổn thất về lợi ích nơi người thường, chứ không thấy khổ não vì tâm chấp trước nơi người thường của bản thân vẫn chưa buông bỏ được, đó là tu luyện sao? Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là ‘tử quan’ dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua, đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường.” (“Chân tu” Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đột nhiên nhận ra rằng tu luyện không có nghĩa là truy cầu cuộc sống hạnh phúc nơi thế gian con người. Khi tôi đọc thêm điều Sư phụ giảng thì tâm tôi trở nên tĩnh lại được.

Sư phụ giảng:

“ Tu ấy là việc của bản thân mình, không ai làm thay, người làm sư phụ về bề mặt chỉ là bảo cho họ Pháp Lý. Tu tâm đoạn dục, minh huệ bất hoặc ấy là trách nhiệm của tự mình. Vì hứng thú mà đến, tâm ắt không vững, nhập thế tục liền quên mất cái gốc này. Nếu không giữ vững niệm ấy, cả đời sẽ không được gì. Không biết bao giờ mới lại có cơ duyên, khó lắm thay!” (“Kiên định” – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Từ sâu thẳm trong tâm mình, tôi luôn muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và chân tu. Sư phụ chưa bao giờ bỏ rơi tôi.

Tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp không hề dễ dàng, các yêu cầu rất cao. Chúng ta cần đột phá an bài của cựu thế lực trong khi cứu độ chúng sinh. Những khổ nạn mà chúng ta gặp phải là khác với những khổ nạn mà những người tu luyện chỉ để giải thoát tự thân gặp phải.

Sư phụ giảng:

“Nghĩa là, con người thế gian đã trượt xuống dốc đến như thế, chư vị vẫn còn muốn tu luyện trong vui vẻ hay sao? Phía ‘con người’ của đệ tử Đại Pháp cũng tu trong hiện thực con người, cũng có chấp trước của con người, thế mới có thể tu, đồng thời cũng sẽ phối hợp không tốt, cũng sẽ có nhân tâm can nhiễu, kể cả bản thân chư vị. Nhưng xoay trở lại mà giảng, con người ở thế gian này trượt dốc đến như thế, cung cấp ra ma nạn, đó chẳng vừa đúng là cung cấp cơ hội tu luyện cho chư vị hay sao? Mà cựu thế lực chính là làm như thế, chúng chính là muốn như thế, chúng đang khiến con người cố ý trở nên xấu tệ, cung cấp cho các đệ tử Đại Pháp điều kiện để chư vị tu luyện, nhưng chúng lại đã huỷ thế gian, đã huỷ con người thế gian.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp. Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011” – Giảng Pháp tại các nơi XI)

Cuối cùng tôi cũng hiểu. Trước kia tôi không chân tu. Cựu thế lực đã dùng gia đình chồng cũ của tôi để ngăn cản tôi tu luyện. Mặc dù họ đã cung cấp cho tôi cơ hội tu luyện, nhưng thái độ của họ đối với Đại Pháp thì rất nguy hiểm.

Tôi chuyển về sống cùng bố mẹ. Hàng ngày tôi học Pháp và luyện công. Trạng thái tu luyện của tôi sớm được cải thiện. Tôi tham gia vào các hạng mục giảng chân tướng ở địa phương. Cuối cùng tôi cũng là một đệ tử Đại Pháp thực thụ trong thời kỳ Chính Pháp.

Một buổi sáng, khi tôi đang nằm trên giường, đột nhiên tôi cảm thấy cơ thể mình được một luồng lực mạnh mẽ nâng lên. Tôi lo sợ nhắm mắt lại. Tôi không biết mình được nâng cao lên đến đâu. Cuối cùng khi tôi mở mắt thì thấy mình đang nằm trên giường. Tôi biết Sư phụ khích lệ tôi và cho tôi biết tầng thứ của tôi đã được nâng lên.

Sau những khổ nạn của mình, tôi hiểu tu luyện là quá trình từ bỏ tâm chấp trước của con người. Tu luyện không phải là truy cầu phúc báo hay sống một cuộc sống thoải mái. Tôi gặp vài người đã tu luyện khi còn nhỏ. Sau khi lớn lên và tiến nhập vào xã hội người thường, họ tập trung vào những lợi ích y hệt như tôi vậy. Họ biết Đại Pháp là tốt và họ thích Đại Pháp nhưng họ không biết chân tu thực sự là gì.

Kiên định chính niệm khi gặp khổ nạn

Vài năm sau, bố tôi trải qua nghiệp bệnh và qua đời. Tôi nhớ ngày đó rất rõ. Bố tôi bị bất tỉnh. Mẹ tôi và tôi liên tục nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo” vào tai ông. Vài phút sau bố tôi tỉnh lại. Tôi giúp bố nằm lên giường. Tôi đọc Hồng Ngâm cho ông. Ông nhìn ảnh của Sư phụ, cười và nói rằng: “Con tạ ơn Sư phụ vì sự cứu độ của Ngài!” Sau đó ông đã nhẩm bài Hồng Ngâm của Sư phụ:

“Đại giác bất uý khổ

Ý chí kim cương chú

Sinh tử vô chấp trước

Thản đãng Chính Pháp lộ”

(“Chính niệm chính hành” – Hồng Ngâm II)

Sau khi nhẩm bài Hồng Ngâm này, bố tôi đã nhắm mắt lại và dường như chìm vào giấc ngủ. Ông đã không tỉnh lại nữa.

Mặc dù bố tôi không vượt qua được khảo nghiệm sinh tử, nhưng vào thời khắc cuối cùng, ông đã thể hiện tín tâm vào Đại Pháp. Ông không hề hối tiếc. Tôi nghĩ chắc hẳn đó là trạng thái “Triêu văn Đạo, tịch khả tử” (“Hòa tan trong Pháp” – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Hỏi: Làm thế nào mới có thể tu thành kiên định và tín tâm không gì sánh được đối với Pháp?

Sư phụ:… “Nhưng chủng loại ‘tín’ đó không thể sánh với ‘chính tín’ trong tu luyện được; bởi vì nó chỉ là phần bề mặt nhất bề mặt nhất của con người, có một loại tác dụng linh tính. Còn ‘chính tín’ của các đệ tử Đại Pháp là trạng thái của Thần, là do ngộ có lý trí đối với chân lý mà tạo thành, là trạng thái của Thần của bên đã tu luyện xong, chứ quyết không phải là [điều gì] mà nhân tố bên ngoài nào đó có thể khởi tác dụng. Không phải vì [muốn] vững tin nên vững tin, vì [muốn] kiên định mà kiên định thì không làm đến đó được.” (“Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York 2003” – Giảng Pháp tại các nơi III)

Việc bố tôi qua đời là khảo nghiệm lớn đối với tôi nhưng đã giúp tôi hiểu hơn về tính nghiêm túc của tu luyện. Hồi đó, tôi hài lòng với trạng thái tu luyện êm ả của mình. Dường như đối với tôi thì bố tôi tu luyện rất tinh tấn và ông có chính niệm rất mạnh mẽ. Tại sao ông không thể thoát khỏi an bài của cựu thế lực?

Khi nghĩ về bố, tôi thấy rằng ông có rất nhiều chấp trước mà tôi cảm thấy cựu thế lực có thể lợi dụng.

Mỗi lần tôi chia sẻ điều này với những học viên khác thì sau đó tôi có cảm giác rất tiêu cực. Tại sao vậy? Tôi thấy mình có chấp trước vào mối nhân duyên bố-con của chúng tôi. Bằng việc hướng nội sâu hơn, tôi thấy rằng tôi quá đặt nặng cựu thế lực. Tôi sợ khổ nạn. Dường như tôi chỉ hướng nội để tránh bị bức hại. Tôi truy cầu sự bảo hộ của Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con đường tu luyện.” (“Lộ” – Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi biết rằng mình cần trừ bỏ các chấp trước người thường và hoàn toàn phủ định an bài của cựu thế lực. Mỗi một khổ nạn là một cơ hội để đề cao trong tu luyện. Tôi cần phải đồng hóa với Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Thực ra, lý tại xã hội nhân loại là phản lý trong vũ trụ.” (“Càng về cuối càng tinh tấn” – Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Nếu chúng ta không thay đổi quan niệm con người thì chúng ta sẽ là người thường và không thể thoát khỏi những cảm xúc và cái tình của người thường.

Khi tôi kể cho một người họ hàng về việc bố tôi qua đời, cô ấy nói: “Cháu nên tu khứ tất cả quan niệm và chấp trước người thường. Sư phụ đã an bài điều tốt nhất cho bố cháu rồi. Các thế hệ trong gia đình chúng ta sẽ được phúc báo vì bố cháu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!” Những lời nói của cô ấy đã giải tỏa những niệm đầu tiêu cực của tôi và khiến tôi dễ chịu hơn. Tôi nhận ra rằng một học viên cần phải giữ được chính niệm. Chỉ bằng chính niệm mà một người mới có thể thấy được huyền năng của Đại Pháp và không còn tâm lo sợ. Chúng ta phải tín Sư tín Pháp.

Tôi cảm thấy có những thay đổi lớn sau khi bố tôi ra đi. Tôi thấy mình có chấp trước phụ thuộc vào người khác rất lớn. Tôi lớn lên trong một môi trường được nuôi nấng cẩn thận và tôi được chăm sóc tỉ mỉ. Tôi phụ thuộc vào bố mẹ về mọi thứ. Tôi đem theo thói quen này vào trong tu luyện. Sư phụ đã nhắc rằng cựu thế lực cố gắng dùng điều này để can nhiễu các học viên.

“Loạn đến mức độ nào? Ví như, có đệ tử Đại Pháp, cả nhà mọi người đều rất tinh tấn, người khác cũng nhìn vào và thấy tốt lắm, thậm chí có người học theo họ, xem họ tu thế nào thì mình cũng tu như thế. Tôi nói người tu luyện là không có khuôn mẫu, lấy người khác làm mẫu thì chẳng phải việc chính mình nhận thức Pháp sẽ thành vấn đề.” (“Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013”)

Bố tôi điều phối rất nhiều hạng mục. Ông được các học viên địa phương tôn trọng và họ thường xin ý kiến của ông. Bố tôi giúp tôi bắt kịp trong việc tu luyện. Khi tôi có khổ nạn, thường thì đầu tiên tôi xin lời khuyên của bố thay vì tìm câu trả lời trong Pháp. Bố tôi cũng cố gắng giúp và bảo vệ tôi không bị ảnh hưởng bởi chấp trước vào tình của ông. Tôi thường phụ thuộc vào ông khi làm ba việc. Thỉnh thoảng ông nhắc tôi luyện công và phát chính niệm.

Tu luyện là nghiêm túc. Chúng ta không thể dựa vào tu luyện của người khác, thậm chí ngay cả đối với bố mẹ chúng ta.

Tôi nhận thấy các học viên trẻ tuổi khác cũng có vấn đề này. Họ cũng không tu luyện độc lập và thường xin lời khuyên của bố mẹ. Bố mẹ chúng ta giúp chúng ta bước vào cửa tu luyện Đại Pháp. Nhưng chúng ta phải tự bước đi trên con đường tu luyện của mình dưới sự dẫn dắt của Pháp.

Tôi không còn hỏi tại sao bố tôi lại đột nhiên qua đời. Thay vào đó tôi kiên trì chính niệm.

Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm, và tôi vẫn tiếp tục tu luyện và đề cao.

Sư phụ giảng:

“‘Tu luyện’ là gì? Thực ra không có bao nhiêu người thật sự minh bạch hàm nghĩa chân chính của nó. Tu luyện ấy, chính là ‘thành tựu sinh mệnh’.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Con sẽ theo Sư phụ vững vàng bước trên con đường tu luyện Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/31/400052.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/11/183596.html

Đăng ngày 18-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share