Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-11-2019] Tôi đã được hưởng lợi ích to lớn nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong hơn 10 năm qua. Tôi thực sự cảm thấy mình được tái sinh. Tôi vô cùng cảm tạ Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) vì đã cứu tôi, và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với tất cả các bạn.
Khi còn nhỏ, tôi nhỏ bé hơn nhiều so với các bạn cùng tuổi, và càng lớn thì sức khỏe của tôi càng xấu đi. Áp lực từ học hành, công việc và làm mẹ khiến tôi càng thêm nặng gánh.
Tôi từng bị viêm họng, đau và sưng cổ họng. Mỗi khi tôi nuốt nó đều đau. Mọi thứ càng tồi tệ hơn bởi tôi là một giáo viên và phải nói nhiều, do đó ngày nào tôi cũng phải uống một vốc thuốc.
Tôi bị viêm amidan và bị trĩ. Sau đó tôi bị nứt hậu môn và trở nên lo lắng mỗi lần phải sử dụng nhà vệ sinh. Tất cả những bệnh tật này, bao gồm viêm khớp, viêm mũi, viêm dạ dày và suy nhược thần kinh, đã sớm biến mất sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi trở nên khỏe mạnh và không cần phải uống bất kỳ viên thuốc nào kể từ đó.
Tiền tài và danh vọng không còn giá trị gì nếu không có sức khỏe. Đại Pháp đã thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống và thế giới, và tôi đã được chứng kiến điều thần kỳ của Đại Pháp.
Tâm đố kỵ
Tôi thường về nhà mẹ đẻ vào kỳ nghỉ và giúp mẹ nấu nướng khi gia đình ăn tối cùng nhau. Mẹ tôi rất kén chọn và luôn chỉ trích tôi. Bà phàn nàn rằng tôi tạo ra tiếng ồn lớn khi thái rau hoặc tôi đã vứt đi những thứ mà bà cần. Thỉnh thoảng bàn ăn không có chỗ ngồi và tôi phải ăn sau những người khác. Trong khi đó, mẹ tôi không yêu cầu chị dâu tôi làm bất cứ điều gì ngay cả khi chị ấy đề nghị giúp đỡ.
Tôi cảm thấy mình bị đối xử bất công, nhưng tôi cũng biết đó là bởi vì tôi đố kỵ. Tôi không thiện đãi các thành viên trong gia đình mình. Sư phụ dạy chúng ta phải nghĩ cho người khác khi chúng ta làm bất kỳ điều gì, do đó tôi biết rằng mình phải loại bỏ chấp trước này và nên đối xử tốt với người thân trong gia đình. Là một học viên Đại Pháp, tôi nên cử xử chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn.”
Sau khi hiểu được điều này, tôi tĩnh tâm lại và không ngại làm nhiều việc bếp núc và lau dọn khi tôi đến thăm mẹ.
Tâm tranh đấu
Tôi đã từng chán nản nếu mọi người không đồng ý, hiểu lầm hay đối xử tệ với tôi. Tôi luôn luôn tranh cãi với người khác về cách làm mọi việc, hoặc ai đúng ai sai. Nhưng một học viên nên ôn hòa, bình tĩnh và từ bi.
Khi tôi nhận ra rằng nếu có ai đó không tốt với tôi, có thể là tôi đang trả nợ nghiệp từ kiếp trước, vì thế tôi đã ngừng tranh đấu với họ. Tôi cũng không nói lại khi bị hiểu lầm. Tôi thấy rằng mâu thuẫn với người khác trở nên càng ngày càng ít đi khi tôi trở nên khoan dung hơn.
Ví dụ, vào dịp năm mới tôi đã mang theo một số quà tặng đến thăm chị gái. Thái độ của chị khiến tôi ngạc nhiên. Chị nói rằng tôi tặng quà cho chị là để thể hiện điều gì đó. Tôi thực sự ngạc nhiên nhưng đã không nói gì.
Sau khi bình tĩnh nói chuyện với chị, tôi phát hiện ra rằng chị buồn bởi vì chị đã mang quà đến nhà tôi nhưng tôi không có nhà. Sự hiểu lầm nhanh chóng được giải quyết khi tôi thay đổi thái độ của mình.
Tâm oán hận
Tâm oán hận của tôi đã phát triển khi tôi kết hôn và sinh con. Làm việc, chăm sóc con cái và làm việc nhà cùng lúc đã khiến tôi thấy kiệt sức. Tôi cảm thấy mình có quá nhiều trách nhiệm và luôn phàn nàn.
Con trai tôi không thích học khi cháu vào cấp ba. Cháu thức dậy không kịp đến lớp, khiến tôi phải gọi tới lớp xin lỗi cho cháu được nghỉ học. Tôi trở nên tức giận và đã chỉ trích cháu. Khi tôi nghe thấy con cái của họ hàng mình có kết quả học tập tốt và vào được trường đại học tốt, tôi cảm thấy mình bị mất mặt và bực bội với cháu hơn nữa.
Tôi nhận ra rằng tâm oán hận của mình với con trai bắt nguồn từ sự ích kỷ. Mỗi người đều có số phận của riêng mình, và con tôi cũng vậy. Do đó, tôi đã loại bỏ tâm oán hận của mình và trở nên từ bi hơn với cháu.
Tâm sắc dục
Thời học sinh, tôi thích trang điểm và mặc đẹp. Tôi đọc các tiểu thuyết lãng mạn khi học trường bách khoa và dưỡng thành tâm sắc dục kể từ đó. Tôi tiêu nhiều tiền vào đầu tóc và trang điểm. Tôi sẽ mặc những bộ quần áo thời trang nhất và có điện thoại di động mới nhất. Nói chung, tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc vào những thứ này.
Tâm danh vọng và tiền tài của tôi ngày càng mạnh hơn. Tôi cảm thấy cáu kỉnh và không vui nếu những mong muốn của mình không được thỏa mãn, và thậm chí tôi còn coi thường các thành viên trong gia đình mình.
Tôi cũng thích nhìn những người đàn ông đẹp trai và sẽ tìm chủ đề để có thể nói chuyện với họ. Tôi không biết đây là những thứ xấu cho tới khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Tôi biết rằng tôi cần chính lại bản thân trong nhiều phương diện. Dần dần tôi tìm lại được chân ngã của mình và không đi theo trào lưu xã hội. Tôi ăn mặc chỉnh tề và cư xử lịch thiệp. Tôi học được rằng vẻ đẹp nội tâm quan trọng hơn nhiều và dung mạo của một người cũng sẽ thay đổi tốt hơn nếu người đó chú trọng tu dưỡng đạo đức.
Điều đó đúng như Sư phụ giảng:
“Tỷ dụ nói một cái túi, chư vị đặt vào đó một món đồ hình vuông, hình dáng bên ngoài có thể nhìn ra; chư vị đặt vào một món đồ hình tròn, ở ngoại hình cũng có thể thấy được. Chính là chư vị bỏ vào tư tưởng nào, ở ngoại hình đều có thể nhìn thấy được.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)
Kết luận
Cuộc đời tôi bị cuốn vào vòng xoáy đi xuống của xã hội hiện đại. Tôi thật may mắn đã tìm được Đại Pháp và được Sư phụ cứu. Đại Pháp đã tịnh hóa thân tâm tôi và cho tôi một cuộc đời mới.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/26/395053.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/10/183589.html
Đăng ngày 11-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.