Bài viết của Lương Tâm

(Tiếp theo Phần 2)​

[MINH HUỆ 03-08-2019] Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện mà người học chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để hành xử. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt và giam giữ.

Sau khi bị đưa tới các cơ sở giam giữ và nhà tù, nhiều học viên đã bị bóc lột như phải lao động không công và phải làm việc từ 12 đến 19 tiếng mỗi ngày. Các sản phẩm họ sản xuất gồm có tăm, đũa, kẹo, bánh quy và băng vệ sinh. Một số sản phẩm còn được xuất khẩu sang nước ngoài.

Ngoài việc bị giao những công việc với mức chỉ tiêu cao, những người bị giam giữ, tuổi từ 16 đến 70, còn thường xuyên bị cấm ngủ và bị tước đoạt các nhu cầu cơ bản. Nhiều người còn sinh bệnh do môi trường làm việc độc hại và mất vệ sinh.

Dưới đây là khái quát về các sản phẩm được sản xuất tại nhiều trại lao động khác nhau ở Trung Quốc, cũng như việc lính canh đã bức hại các học viên Pháp Luân Công như thế nào chỉ vì họ kiên định đức tin của mình.

Phần 1 báo cáo về các cơ sở ở tỉnh Hắc Long Giang.

Phần 2 báo cáo về các cơ sở ở tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Cát Lâm.

Phần 3 báo cáo về các địa khu khác.

CÁC TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC ĐỊA KHU KHÁC

Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Vân Nam

Một học viên từng bị giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ ở Vân Nam đã nói với một lính canh rằng cô sẽ không làm bánh tại trại lao động.

Lính canh này ngạc nhiên và hỏi cô lý do tại sao.

Người học viên này đã hỏi lại lính canh: “Vậy anh có mua những loại bánh này không?”

Người lính canh chỉ im lặng.

Người học viên nói tiếp: “Anh nhìn xem những túi bột mỳ được chất đống trên sàn bẩn thỉu. Máy làm bánh cũng bám đầy bụi bẩn, máy trộn cũng vậy. Theo anh thì những chiếc bánh được làm ra như thế liệu có thể đảm bảo vệ sinh được hay không? Những người làm ở đây chỉ được phép đi vệ sinh ba lần một ngày mà không hề có sự cho phép đặc biệt nào khác. Phòng vệ sinh thì bẩn thỉu, sàn thì đầy rác và có mùi hôi thối. Ở đó cũng không có khăn lau, và mọi người phải lau tay vào tạp dề của mình. Liệu anh có ăn loại bánh như vậy không? Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn và muốn trở thành một người tốt. Tôi không thể làm những việc có hại cho mọi người được.”

Bài viết liên quan:

Tôi đã trải qua lao động khổ sai ở Trại Lao động Cưỡng bức Vân Nam

Các nhà tù và trại lao động ở Thượng Hải, Quý Châu và Tân Cương

Tại hơn 1.000 nhà tù và trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, có vài triệu lao động nô lệ hiện đại làm việc ngày đêm trong điều kiện nguy hại. Những lao động bị nhiễm bệnh lao, bệnh ngoài da, viêm gan và những bệnh lây qua đường tình dục không hề được cách ly và điều trị. Họ vẫn bị ép phải tiếp tục lao động.

Các sản phẩm được làm ra gồm có đồ chơi, chăn ga gối đệm, quần áo thời trang, nội y, bông gòn, tăm, đũa dùng một lần, v.v. Sản phẩm sản xuất bởi lao động cưỡng bức được làm từ những vật liệu độc hại hoặc có mang theo virus. Những sản phẩm kém chất lượng, không hợp vệ sinh này được xuất khẩu đi khắp thế giới và đã có mặt tại hàng triệu gia đình.

Nhà tù Đề Lam Kiều ở Thượng Hải được mệnh danh là “nhà tù trăm tuổi”. Khu Số 4 của nhà tù này là một nhà máy xuất khẩu quần áo mà bao quanh là những bức tường cao và dây điện. Đối với bên ngoài thì nhà máy này xưng là “Nhà máy May mặc Thân Giang”, nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu ở Thượng Hải và sản xuất nhiều loại quần áo len, cũng như áo sơ mi và đồ lót. Theo Cục Quản lý Nhà tù Thượng Hải và tờ Đại tường nội ngoại, một tờ báo nội bộ của Cục Lao động Cưỡng bức, nhà máy này đã nhập khẩu các thiết bị tiên tiến và có khả năng sản xuất 400.000 mặt hàng quần áo mỗi năm. Năm 2005, doanh thu thường niên của nhà máy này đạt 5,88 triệu Nhân dân tệ và lợi nhuận đạt 4,84 triệu Nhân dân tệ.

Phân khu Số 2 của Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Trung Bát ở tỉnh Quý Châu có một phân xưởng chuyên làm găng tay bảo hộ. Tất cả các lớp lót bên trong găng tay đều được làm từ vải bị nhiễm bẩn, thu gom từ các nhà tang lễ, bệnh viện và bãi rác rồi được tái chế. Những nguyên vật liệu này được tái sử dụng trực tiếp, không qua xử lý, mặc dù dính đầy máu, vết bẩn và nấm mốc. Trên những miếng vải này còn thường thấy cả những cáo phó. Nhà xưởng thì đầy mùi hôi hám, còn sàn, trần, tường thì khắp nơi đều là ruồi.

Những người bị giam giữ không được cung cấp bất kỳ đồ bảo hộ nào. Nhiều người bị giam giữ ở Phân khu Số 2 này còn bị lở loét ở tay và chảy mủ ở chân. Một số người bị nhiễm trùng mà bàn chân họ đầy những vết loét sâu hoắm, nghiêm trọng tới mức lộ cả xương ra ngoài.

Một số tù nhân phạm trọng tội ở phân xưởng tù của Công ty Cổ phần Dệt len Thiên Sơn ở Tân Cương đã cố ý bôi những thứ bẩn thỉu nhất lên trên áo len để trả thù. Bởi vì áo len được xử lý thông qua ủi, vì thế các vết bẩn và vết máu thường không thể nhìn thấy sau khâu sản xuất cuối cùng. Một số tù nhân trong các xưởng đồ chơi cao cấp ở các trại lao động và nhà tù ở Thượng Hải cũng trút giận lên những sản phẩm họ đang làm, và một số người thậm chí còn khạc nhổ vào bên trong đồ chơi.

Tra tấn các học viên Pháp Luân Công

Nhiều học viên Pháp Luân Công đã tuyệt thực để phản bức hại. Thí dụ, anh Cù Diên Lai, người đoạt giải cao nhất trong Cuộc thi Olympic Hóa học Quốc gia Trung Quốc và đạt huy chương vàng Cuộc thi Toán học Quốc gia Trung Quốc, đã tuyệt thực ngay từ ngày đầu tiên vào tù và tiếp tục thực hiện như vậy trong gần năm năm.

Lính canh đã bức thực anh Cù bằng những cách rất hiểm ác. Họ cố tình chọc ngoáy vào bên trong dạ dày của anh bằng một ống dẫn thực bằng nhựa khiến dạ dày anh bị xuất huyết trong hơn bốn tháng. Sau khi bị tra tấn như vậy, lính canh còn kéo anh lên xuống cầu thang bê tông, khiến da thịt ở chân anh bị trầy đến khi lộ cả xương.

Học viên Hùng Văn Kỳ và Đỗ Đĩnh trường kỳ bị trói vào giường và bị bức thực, khiến họ bị xuất huyết thực quản, cơ bắp tứ chi đều bị teo lại.

Ông Trương Nhất Minh bị bắt phải đội bô trên đầu rồi đứng trong một thời gian dài. Những kẻ ngược đãi còn ấn đầu ông vào bô.

Những học viên nào từ chối “chuyển hóa” hoặc không chịu chấp hành lao động tại Trại Lao động Số 3 của thành phố Thượng Hải bị chuyển đến Bệnh viện Thanh Phổ. Tháng 10 năm 2003, ông Lục Hạnh Quốc đã bị đánh đập đến chết chỉ sau một tiếng bị chuyển đến. Thi thể ông bị biến dạng, da môi không còn, miệng cũng mất hết răng và cổ thì bê bết máu. Ông Quách Cẩm Phú bị đánh đập bằng năm dùi cui điện cùng một lúc cho đến khi ông bị mất khả năng kiểm soát đối với bàng quang và ruột.

Lính canh còn được trao thưởng để bức hại các học viên: họ có thể nhận được 4.000 Nhân dân tệ tiền thưởng nếu “chuyển hóa” được một học viên hoặc ép được học viên viết tuyên bố bảo đảm từ bỏ Pháp Luân Công. Những lính canh nào có thể “chuyển hóa” được ba hoặc bốn học viên trong một năm thì sẽ được thưởng một căn nhà và được thăng cấp. Do đó, các lính canh đã dùng mọi thủ đoạn để bức hại các học viên. Lính canh cũng hứa hẹn sẽ giảm án và khối lượng công việc cho các tù nhân để xúi giục họ theo dõi và tra tấn các học viên.

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh:

“Made in China”–the Truth about the Secret Factories in Chinese Prisons (Part 2) (Photos)

Trại tạm giam thôn Tam Hào ở thành phố Tây An

Những người bị giam giữ tại trại tạm giam thôn Tam Hào phải dậy lúc 6 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, bắt đầu làm việc sau khi ăn sáng và tiếp tục làm cho đến sau 10 rưỡi tối. Họ bị ép phải làm việc từ 15 đến 16 tiếng mỗi ngày và thậm chí còn lâu hơn nếu họ không hoàn thành chỉ tiêu được giao. Ví dụ, một tấm thảm len thêu chữ thập bằng tay dài bốn đến năm mét phải được hoàn thành trong nửa tháng. Vào mùa đông, trong tù không có lò sưởi hay bếp nên bàn tay của một số tù nhân bị lạnh cứng, chảy cả mủ và máu. Tuy nhiên, những người bị giam giữ vẫn phải hoàn thành chỉ tiêu mỗi ngày.

Trại Lao động Nữ Thiểm Tây

Các tù nhân tại Trại Lao động Nữ Thiểm Tây phải dậy lúc 6 giờ rưỡi sáng mỗi ngày, bắt đầu làm việc sau khi ăn sáng và tiếp tục làm việc cho đến sau 10 giờ tối. Họ phải làm việc 14 đến 15 tiếng mỗi ngày và còn phải làm thêm giờ nếu không hoàn thành được chỉ tiêu. Họ phải làm túi giấy, tháo chỉ vải, đóng gói đũa và tăm dùng một lần cho các khách sạn. Trước khi các sản phẩm được đóng gói vào những túi nhỏ, chúng bị bỏ bừa bãi trên giường hoặc sàn. Đũa và tăm này còn bị người ta giẫm lên. Trong số người lao động còn có cả những người nghiện ma túy bị ghẻ và rỉ mủ vàng.

Một học viên từng bị giam giữ tại trại lao động này cho biết cứ mỗi khi cô nhìn thấy đống đũa dùng một lần đó là cô lại không khỏi cảm thấy buồn nôn. Cô còn nhớ rằng ba bữa ăn tại trại lao động chỉ có một cái bánh nhỏ và một thìa rau luộc. Trong rau còn có cả sâu, ruồi, tóc và cỏ. Những người bị giam giữ chỉ được phép ăn trong vòng 30 phút.

Trại Lao động Nữ Hô Hòa ở Nội Mông

Một học viên từng bị giam giữ tại Trại Lao động Nữ Hô Hòa kể lại rằng cô và các tù nhân khác phải gia công chế biến đũa dùng một lần. Để ngăn mùn cưa làm bẩn quần áo, họ phải đặt tạp dề lên đầu gối trước khi đóng gói những chiếc đũa “đã được khử trùng” này vào túi nhựa. Một số đũa cũ hơn cất trong nhà kho sẽ cần phải giũ bỏ phân mèo và phân chuột (trại lao động này nuôi nhiều mèo).

Ngoài ra, trại lao động này cũng gia công chế biến các hộp sữa “Đặc Luân Tô”, khăn choàng len cashmere, áo len, đồ trang trí lễ hội, dép da và bình đựng bia có in hình khuôn mặt của Thành Cát Tư Hãn.

Trại Lao động Nữ Sơn Đông

Năm 2011, Trại Lao động Nữ Số 2 Sơn Đông tại thành phố Truy Bác bắt đầu sản xuất quần áo trẻ em và cảm biến điện tử.

Trại Lao động Nữ Số 1 Sơn Đông giam giữ từ 400 đến 500 người. Trại lao động này gia công các bộ phận của bánh xe câu cá cho một nhà máy thiết bị dụng cụ ở thành phố Uy Hải, ngoài ra còn sản xuất hàng rào nhựa và rèm cửa cho một nhà máy ở thành phố Thanh Đảo. “Sách giáo dục Lãng Lãng” tại tỉnh Sơn Đông cũng sử dụng lao động rẻ tiền này để đóng sách giáo khoa.

Ngoài ra, trại lao động này còn đóng túi cho sữa Thánh Mục, nước ép trái cây Hối Nguyên, trà đá Nhất Bả Hỏa, rượu mùa xuân Bác Đột, một hãng điện thoại di động của Trung Quốc và a giao (một vị thuốc được dùng trong Trung y). Dầu và chất pha loãng dùng để làm túi gây ra mùi rất khó chịu.

Cảnh sát ở trại lao động này còn nói: “Đừng có nghĩ đến việc ra khỏi trại lao động này trừ phi các người bị bệnh vô phương cứu chữa.”

Nhà tù Nữ Chiết Giang

Một loạt các sản phẩm không cần kỹ thuật cao, lặp đi lặp lại và tiêu tốn thời gian đều được sản xuất tại nhà tù này, bao gồm quần áo, áo len, găng tay cao su, ô dù, đũa dùng một lần, ống chỉ, tăm, nút dây trang trí Trung Quốc, v.v.

Để sản xuất số lượng lớn theo yêu cầu, mọi người phải hoạt động rất nhanh mới có thể hoàn thành. Một số tù nhân đã bị suy sụp tinh thần do trường kỳ phải lao động cưỡng bức, và một số người còn có biểu hiện đờ đẫn, co giật, la hét hoặc giận dữ mất kiểm soát. Đũa và tăm gọi là cao cấp ấy đều là do các tù nhân mang bệnh truyền nhiễm đóng gói bằng tay trần trong điều kiện mất vệ sinh.

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh:

The Crimes Committed at Zhejiang Provincial Women’s Prison

Trại lao động Tân Khai Phô của thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam

Những người bị giam giữ trong Trại Lao động Tân Khai Phô ở Thành phố Trường Sa bị bắt sản xuất phong bì, túi đựng hồ sơ, đĩa quang, tăm, hộp đựng thực phẩm, v.v. Những sản phẩm này đều mất vệ sinh. Xưởng ở tầng một, và những người bị AIDS bị giam giữ ở tầng ba. Hàng ngày, trong thời gian những người này được thả ra ngoài một chút, họ sẽ chạy đến các xưởng này và bắt đầu đụng chạm vào các sản phẩm ở đó. Một số người thậm chí còn cho tăm vào miệng hoặc khạc nhổ vào chúng rồi lại vứt lại vào chỗ cũ.

trại tạm giam Số 1 Thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc

trại tạm giam Số 1 Thành phố Lan Châu nhặt và rửa củ hoa ly. Củ hoa ly sau khi rửa xong được các nhà máy thu gom vào lúc 5 giờ chiều để sấy khô. Bồn rửa dùng để rửa củ hoa ly cũng được dùng để rửa những thứ khác. Nhiều người bị giam giữ ở đây đã dặn người thân của họ đừng mua củ hoa ly khô hoặc hạt dưa.

Sau khi chế biến củ hoa ly khô, các tù nhân phải dùng răng để tách hạt dưa, gây tổn thương răng và viêm môi. Móng tay họ bị chảy máu và bị sưng lên do bóc hạt dưa. Những người không thể hoàn thành chỉ tiêu được giao sẽ phải bồi thường bằng tiền hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị tra tấn.

Phân khu Số 6 được chia thành hai nhóm, trong đó có một nhóm bị ép phải gấp túi giấy đựng đũa, khăn ăn, tăm và đôi khi là tỏi.

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh:

Ms. Qi Lijun Recounts Ten Years of Persecution (Photo)

trại tạm giam Ngũ Hoa ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam

Học viên Vương Hiểu Hoa đã viết:

trại tạm giam này thường nhận những công việc tay chân và ép những người bị giam giữ phải lao động, chẳng hạn như nhặt hoa quả khô, rau và hạt. Họ gấp hộp giấy, đóng gói tăm; gói nến; gói trà, đũa vệ sinh, v.v. Những người bị giam giữ sẽ bị phạt nếu họ không hoàn thành chỉ tiêu hàng ngày. Tất nhiên, họ không được trả một đồng nào và việc họ mong có đủ thức ăn thôi cũng là hy vọng rất xa vời. Một người nói: “Cơ bản là, từng giây từng phút tôi đều cảm thấy đói và lạnh, và ở đây không có bất cứ một chút nhân quyền nào cả.”

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh:

Former Engineer from the Yunnan Province Design Institute Recounts the Persecution He Experienced in China’s Forced Labor Camps

Nhà tù và Trại Lao động Nữ Hà Bắc

Những người bị giam giữ trong Trại Lao động Nữ Hà Bắc bị bắt sản xuất đũa số lượng lớn, túi đựng hồ sơ, khăn ăn, rèm che nhà tắm, khăn tắm, nắp chai, hộp đựng thực phẩm, tăm bông, tăm xỉa răng, nhãn dán quảng cáo, găng tay y tế, v.v. Họ không được phép nói chuyện trong khi làm việc.

Tất cả các hộp đều được niêm phong trước khi chuyển đi. Để tăng tinh thần trách nhiệm, trên các hộp có in số nhận diện của tù nhân. Rèm che nhà tắm, mũ tắm và khăn tắm “Tần Lão Đại” của thành phố Thạch Gia Trang đều được sản xuất tại Trại Lao động Nữ Hà Bắc.

Các sản phẩm chính được sản xuất tại Nhà tù Nữ Hà Bắc là đồng phục quân đội, áo gió và đồng phục cảnh sát. Những người bị giam giữ phải thức dậy lúc 6 giờ sáng và làm việc tới quá 12 giờ đêm. Đôi khi có lúc họ phải làm thêm giờ trong hơn một tháng. Thỉnh thoảng, khi hợp đồng đến hạn và công việc chưa hoàn thành, họ bị ép phải làm việc liên tục mà không được ngủ trong hai đêm liền để hoàn thành công việc.

Phân khu Số 15, cũng là một bệnh viện, giam giữ các bệnh nhân AIDS. Để kiếm thêm tiền, bệnh viện đã bắt những bệnh nhân này làm tăm bông và tăm xỉa răng.

Một số tù nhân đã tự tử, trong đó có một tù nhân đã tự tử vào năm 2011 tại Phân khu Số 9. Một tù nhân khác đã cố gắng tự tử nhưng đã được giải cứu. Một tù nhân ở Phân khu Số 14 đã bị đánh đập đến chết vào tháng 1 năm 2011; một tù nhân ở Phân khu Số 6 đã bị đau tim trong đêm và qua đời. Một tù nhân trong Phân khu Số 11 đã treo cổ tự vẫn, và một tù nhân khác trong Phân khu Số 3 đã qua đời sau khi tự đập đầu mình vào tường của phòng giam. Khi một tù nhân tự tử, nhà tù sẽ cố gắng bưng bít thông tin bằng cách từ chối cho thăm thân.

Quản lý Phân khu luôn sử dụng bạo lực đối với các học viên Pháp Luân Công hòng tẩy não họ. Khi học viên Lưu Kim Anh, nguyên phó bí thư của Văn phòng Kháng cáo địa phương ở quận Lai Thủy, bị giam giữ trong nhà tù, cảnh sát Cát Thự Quang đã ra lệnh cho tù nhân Tả Mao Mao dán mí mắt của bà lại, giẫm lên móng chân bà, túm tóc và đập đầu bà vào tường. Tả cũng đánh vào ngực bà Lưu và véo núm vú của bà cho đến khi chúng chảy máu. Bà Lưu chưa kịp hồi phục thì Tả lại véo núm vú bà lần nữa, khiến chúng lại tiếp tục chảy máu.

Tả còn dùng chân đang đi giày đá vào chân bà Lưu, khiến chúng bị sưng đến mức bà Lưu không thể mặc quần. Tả thường dùng giày đánh vùng mắt và miệng bà Lưu cho đến khi bà bị chảy máu và mặt tím đen lại. Ngoài các hành vi ngược đãi khác, bà Lưu còn bị bắt phải đứng trên một chiếc ghế đẩu trong phương thức tra tấn “lái máy bay”.

Các bài viết liên quan bằng tiếng Anh:

Slave Labor Products Made in Forced Labor Camps, Detention Centers, and Prisons Run by the Chinese Communist Party

Former Deputy Secretary of Laishui County, Hebei Province Arrested Again


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/3/390958.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/21/183729.html

Đăng ngày 12-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share