Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-01-2013] Đọc một bài viết đăng trên website Minh Huệ gần đây đã khiến tôi nhớ lại những ngày khi tôi bị giam và bị bức hại tại Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Vân Nam. Tôi đã bị bắt trên xe buýt khi đang trên đường đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện nhân danh Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 2000. Họ đưa tôi quay về quê nhà, giam cầm phi pháp tôi hơn 40 ngày, và sau đó kết án tôi hai năm rưỡi lao động cưỡng bức không cần theo trình tự pháp luật nào. Họ đưa tôi đến Đội số 02 thuộc Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Vân Nam, nơi tôi đã tận mắt chứng kiến địa ngục trần gian ở đây.
Xưởng đóng gói bánh quy
Vài ngày sau khi tôi đến, lính canh đã ra lệnh cho tôi học thuộc nội quy của trại. Tôi nói: “Tôi còn làm tốt hơn những gì nội quy yêu cầu. Tôi không cần phải học thuộc chúng.” Vài ngày sau, lính canh ra lệnh cho tôi đến nhà máy để sản xuất và đóng gói bánh quy ở “xưởng”, vốn không khác gì một nhà kho lớn. Các mặt của tòa nhà này chỉ có gạch và không có cửa sổ, lối ra duy nhất chỉ là một cửa gỗ đơn giản. Mái nhà được làm bằng kim loại uốn gợn sóng, vì thế nhiệt độ ở bên trong khu nhà thường lạnh vào mùa đông và nóng vào mùa hè. Bánh quy được sản xuất và đóng gói ở đây.
Máy làm bánh được vận hành suốt ngày đêm. Nhà sản xuất đã cung cấp các thành phần và nguyên liệu. Tù nhân ở trại lao động chỉ chịu trách nhiệm phết kem hồng ở giữa hai nửa miếng bánh và đóng gói bao bì. Mỗi người phải hoàn thành và đóng gói 25 thùng bánh mỗi ngày, với mỗi thùng nặng khoảng 04 kg. Khi tôi đến xưởng bánh, ở đó có hai học viên và khoảng 40 đến 50 tù nhân (không phải học viên). Chúng tôi bắt đầu làm việc vào 07 giờ 30 sáng mỗi ngày và kết thúc vào lúc 11 giờ 30 tối. Bữa trưa chỉ diễn ra trong vòng 10 phút và phải ăn ở bên trong. Dù làm việc trong thời gian dài, nhưng rất ít người có thể hoàn thành chỉ tiêu. Một số người còn bị đứt tay khiến cho máu chảy vào bánh. Những chiếc bánh này sau đó cũng được đóng hàng gửi đi. Họ vận chuyển hơn 2.000 thùng bánh mỗi ngày.
Ngày đầu tiên tôi ở đây, tôi phải hoàn thành 12 thùng. Ngày hôm sau tôi nói với trực ban rằng tôi không thể làm bánh thêm nữa. Cô ấy rất ngạc nhiên và hỏi tôi lý do. Tôi nói: “Cô sẽ mua những loại bánh này hả?” Cô ấy không hiểu nguyên nhân. Tôi nói: “Cô có thể thấy những túi bột mỳ được vứt ở trên sàn bẩn. Máy làm bánh cũng rất bẩn, và như vậy là không đảm bảo. Những chiếc bánh như thế thì có tốt cho cô không? Những người làm ở đây chỉ được phép đi vệ sinh ba lần một ngày mà không cần lý do riêng biệt. Phòng vệ sinh thì bẩn với rác đầy trên sàn và có mùi hôi thối. Cũng không có vòi nước ở đó, khiến mọi người phải chùi tay vào tạp dề của họ. Cô sẽ ăn loại bánh này không? Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” và muốn trở thành một người tốt. Tôi không thể làm những việc mà có hại cho mọi người.” Vị lãnh đạo ở trại sau đó đã nói với tôi: “Cục Vệ sinh đã ban hành giấy chứng nhận chúng tôi đã qua kiểm định [vệ sinh].” Tôi nói, “Chẳng phải tôi đã thấy tình huống thực tế sao?” Vài ngày sau họ chuyển tôi đến làm việc tại vườn ươm.
Vườn ươm
Khi họ đưa tôi đến khu vườn ươm, ở đó có một học viên 60 tuổi cùng nhiều tù nhân khác (đa phần là người nghiện). Vườn ươm gồm có một nhà kính bằng nhựa lớn và vài mẫu đất. Nhà kính được dùng để trồng khoai tây cho một học viện nghiên cứu. Loại khoai tây này không thể trồng trong đất, nó phải được trồng bằng một loại đất trắng đặc biệt. Chúng cần được tưới nước và phun thuốc trừ sâu. Khi chúng tôi phun thuốc, toàn bộ cửa bên ngoài bị đóng lại, khiến chúng tôi phải hít hơi thuốc. Chúng tôi mất nhiều thời gian để nhổ cỏ, trồng lại hay bón phân. Phân bón dùng đa phần là chất thải của người, hay lợn gà được lấy từ một nơi cách xa 1,6 km.
Công việc này bắt đầu lúc 07 giờ 30 sáng mỗi ngày và kết thúc vào buổi tối, với một tiếng nghỉ trưa. Thùng đựng phân bón thì được rửa toàn bộ, nhưng quần áo chúng tôi mặc thì ít khi được giặt. Đôi khi ngồi ăn, những người ngồi kế bên chúng tôi không thể chịu nổi mùi. Chúng tôi không có thời gian để nghỉ ngơi. Nếu có giờ nghỉ giải lao, thì họ sẽ ra lệnh cho chúng tôi đi lau chùi tòa nhà, rửa sân, hay lau sàn.
Tổ nông trại
Nhóm vườn ươm được kết hợp với tổ nông trại trong mùa đông để cày xới cánh đồng. Nhiệm vụ hàng ngày của chúng tôi là cày xới cánh đồng sâu 20 cm. Lính canh sẽ nói người nào đó đến để đo đạc kiểm tra. Nếu không phải là 20 cm, chúng tôi phải quay lại và làm lại. Đất ở đây rất cứng. Mỗi một nhát cuốc chỉ đánh bật được một lớp đất mỏng. Đặt biệt là trong vườn cây, đất ở đó cứng đến mức cuốc của chúng tôi tóe lửa khi nó chạm xuống đất. Tôi không thể nhớ tôi có bao nhiêu vết giộp. Chúng thành vết chai sau đó và vẫn còn vết trong lòng bàn tay của tôi.
Khi mùa xuân đến, chúng tôi sẽ giúp trồng ngô. Lính canh chỉ vào mảnh đất và nói. “Cô phải mang nước ra chỗ kia để tưới và sau đó trồng ngô. Cô chỉ được nghỉ khi toàn bộ ngô đã được trồng.” Chúng tôi có hơn 20 người, và chỉ có tôi là tu luyện Pháp Luân Công. Ở đây có hai lính canh. Một người đứng gần bờ ao, và một người khác đi theo chúng tôi. Cái ao này cách cánh đồng khoảng 0,8 km. Chúng tôi bắt đầu từ 07 giờ 30 sáng và làm việc đến tận 04 giờ 30 chiều, không ngưng nghỉ đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, lính canh lại nghĩ vẫn còn sớm để nghỉ nên đã đưa chúng tôi đến một số nơi để lấy phân bón.
Công việc ở trại lao động cưỡng bức rất vất vả, còn chỉ tiêu [công việc] thì rất lớn. Người nào không thể hoàn thành chỉ tiêu thì thời hạn của họ bị kéo dài thêm. Chỉ cần một ghi chú của lính canh cũng khiến thời hạn giam giữ của bạn bị kéo dài thêm vài tuần hoặc thậm chí nhiều hơn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/1/11/我在云南女子劳教所里遭受的奴工迫害-267672.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/1/27/137262.html
Đăng ngày 02-05-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.