[MINH HUỆ 21-7-2004] Giang Trạch Dân, nhà độc tài của Trung Quốc, đã đàn áp Pháp Luân Công 5 năm rồi.
5 năm trước đây, khoảng 100 triệu công dân Trung Quốc trong chốc lát đã mất đi quyền tự do tín ngưỡng của mình.
Hiện nay, 5 năm sau, đã có hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công được xác minh là đã chết do bị bức hại. Và đã có ít nhất 6.000 học viên đã bị giam giữ trong các nhà tù ở khắp Trung Quốc và hơn 100.000 học viên đã bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức. Vô số học viên đã bị đánh đập, bị trừng phạt về mặt thể xác, và bị tống tiền bởi những người mà trách nhiệm của họ là những người bảo vệ pháp luật. Trong 5 năm đàn áp, không chỉ có nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị đánh đập đến chết, đánh đập đến tàn phế, bị mất việc làm, bị phạt nặng, gia đình tan vỡ, và bị buộc phải bỏ nhà đi lang thang – mà ngay cả người nhà của họ, cùng bạn hữu, và đồng nghiệp cũng bị liên lụy.
Sau khi lưu ý các con số về cuộc đàn áp ở trên, bây giờ phải nói rằng Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công, dù chỉ một ngày!
Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại một cách vắn tắt những sự việc đã xảy ra vào khoảng tháng bảy 5 năm về trước, để xem xem Chính phủ Trung Quốc đã bao giờ cấm Pháp Luân Công hay chưa.
Vào ngày 23/4/1999, cảnh sát ở Thành phố Thiên Tân đã đánh đập các học viên đang tập các bài tập của Pháp Luân Công và đã bắt giữ 45 người trong số họ một cách bất hợp pháp. Sự kiện đó đã khiến khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đến Phòng Thỉnh nguyện của Hội đồng Nhà nước ở Bắc Kinh để kiến nghị hôm 25 tháng 4. Sau khi kiến nghị, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã nói chuyện với các học viên và họ được biết rằng các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở Thiên Tân đã được thả, tất cả các học viên này đã ra về một cách ôn hòa.
Sự việc này trông có vẻ như đã được giải quyết một cách thỏa đáng. Hai ngày sau đó, vào hôm 27 tháng 4, người phụ trách Phòng thỉnh nguyện của Hội đồng Nhà nước đã nói với một phóng viên của Tân hoa xã rằng: “Chúng tôi sẽ không trấn áp Pháp Luân Công.”
Tuy nhiên, thực tế là, vào tối hôm 25 tháng 4, Giang Trạch Dân, lúc đó là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, tổng tư lệnh quân đội và chủ tịch nước, đã chính thức gửi thư cho tất cả các ủy viên thường trực Bộ chính trị và các quan chức cao cấp khác, chỉ trích Pháp Luân Công rất nặng nề. Vào ngày 7 tháng 6, Giang Trạch Dân đã phát biểu tại một cuộc họp của Bộ chính trị và nói ra quan điểm của mình về Pháp Luân Công từ góc nhìn chính trị. Ông ấy cho rằng Pháp Luân Công có một xuất sứ chính trị sâu sắc và có nguồn gốc quốc tế. Ông ấy cũng cho rằng việc kiến nghị hôm 25 tháng 4 là sự kiện chính trị nghiêm trọng nhất kể từ Phong trào sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Sau đó, bài phát biểu này đã được chuyển xuống trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc như một tài liệu mật.
Vào ngày 10 tháng 6, dưới sự điều khiển của Giang Trạch Dân, cái gọi là Nhóm chỉ đạo quản lý vấn đề Pháp Luân Công trung ương đã được thành lập. Đây chính là Phòng 610 khét tiếng (1). Sau đó, nó được đổi tên thành “Phòng quản lý chống các giáo phái” để lừa dối công chúng.
Sự dàn xếp của Giang Trạch Dân nhằm tiêu diệt tận gốc Pháp Luân Công bởi đó mà đã được phát động, nhưng nó vẫn còn trong giai đoạn chuẩn bị và mới chỉ giới hạn trong phạm vi của Đảng cộng sản. Vì vậy mà việc này không thể được tính như là Chính phủ Trung Quốc cấm Pháp Luân Công.
Vào ngày 14 tháng 6, Phòng thỉnh nguyện của Chính quyền Trung ương và Phòng thỉnh nguyện của Hội đồng Nhà nước đã cùng nhau đăng một công bố trên Tân hoa xã. Nó nói rằng: “Nhiều học viên Pháp Luân Công đang bàn tán rằng ‘cảnh sát sẽ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công.’ Điều đó là hoàn toàn bịa đặt, là một tin đồn mị dân. Mọi người đều có quyền [tự do] tín ngưỡng và tập khí công và cũng có quyền tự do không tin khí công.”
Vào ngày 13 tháng 7, để làm yên lòng các học viên Pháp Luân Công, Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ đã cho đăng một bài trên trang nhất tờ Nhân dân nhật báo nói rằng: “Tập khí công không phải là mê tín và việc đề cao sức khỏe không vi phạm pháp luật.”
Nhưng chỉ một tuần sau đó, vào sáng ngày 20 tháng 7, tại 30 tỉnh và thành phố trên khắp toàn quốc, một hành động thống nhất đã được thực hiện. Các phụ đạo viên Pháp Luân Công địa phương đã đồng thời bị vây bắt. Những người thực hiện việc bắt giữ đã không làm theo bất cứ thủ tục pháp lý nào trong khi làm việc này. Sau đó, phần lớn các học viên này đã bị kết án các án tù có độ dài khác nhau. Nói cách khác, vào ngày 20 tháng 7, có một băng đảng tụ gọi mình là “những người bảo vệ pháp luật” đã bắt giữ nhiều công dân mà không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Họ đã dựng lên các phiên tòa bí mật và đưa các học viên này vào tù. Lý do mà tôi nói họ không có bất cứ cơ sở pháp lý nào là tất cả các quy định mới được ban hành để đàn áp Pháp Luân Công chưa có hiệu lực vào thời gian đó.
Vì thế mà vào ngày 22 tháng 7, Cục quản lý dân sự đã thông báo cấm Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp. Liệu thông báo này có thể được tính như là Chính phủ Trung Quốc cấm Pháp Luân Công hay không?
Không. Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp chỉ bao gồm một số người điều phối viên như Wang Zhiwen, Li Chang, Yao Jie và một vài người khác. Đa số gần như tuyệt đối các học viên Pháp Luân Công không phải là Hội viên. Vì vậy thông báo này không thể được tính là cấm quyền tự do tập Pháp Luân Công của tất cả các học viên Pháp Luân Công. Cũng vậy, Cục quản lý dân sự không phải là một chi nhánh lập pháp của chính quyền. Thông báo này chỉ là một quy định hành chính mà không có hiệu lực pháp luật.
Vào ngày 22 tháng 7 có một thông báo nữa, “6 hạn chế” của Bộ công an. Nó cấm bất cứ ai tập Pháp Luân Công ở một hoàn cảnh công cộng, cấm bất cứ ai kiến nghị về vấn đề Pháp Luân Công, và cấm bất cứ ai phổ biến Pháp Luân Công, v.v… Cũng tương tự thông báo này cũng không cấm Pháp Luân Công.
Thứ nhất, thông báo này đã hoàn toàn vi phạm Hiến pháp Trung Quốc, vốn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, liên hiệp và hội họp. Hiến pháp cũng đảm bảo rằng các công dân Trung Quốc có quyền kiến nghị và tự vệ. Hiến pháp là luật nền tảng của Trung Quốc. Thông báo này của Bộ công an đã vi phạm Hiến pháp, vì vậy mà nó không có bất cứ hiệu lực pháp lý nào.
Thứ hai là, Bộ công an không có quyền lập pháp, nên nó không có quyền ban hành pháp luật. Ở bên ngoài Trung Quốc, thì điều này sẽ tương đương với việc cảnh sát làm luật! Cơ quan lập pháp duy nhất ở Trung quốc là Đại hội Đại biểu Nhân dân. Vì vậy mà thông báo “6 hạn chế” này không phải là luật pháp. Cùng lắm là, nó có thể được tính như một quy định hành chính. Nếu một người vi phạm một quy định hành chính, thì người đó không thể bị kết án là đã phạm tội, cũng không thể bị kết án tù. Cùng lắm là, người đó có thể bị phạt tiền, và bị “tạm giữ hành chính”. Ở Trung Quốc, pháp luật nói rằng một người có thể bị tạm giữ hành chính không quá 15 ngày.
Thứ ba là, nếu như chính quyền coi ai đó là theo một cách nào đó có liên quan đến Pháp Luân Công, thì người đó có thể bị bắt giữ tùy ý mặc dù họ không phải là một học viên Pháp Luân Công. Nếu như ai đó bị bắt nhầm như là một học viên Pháp Luân Công, thì họ không thể kháng nghị cũng như phàn nàn. Nếu như người đó kháng nghị, thì điều đó sẽ vi phạm quy định là “cấm bất cứ ai kháng nghị vì bất cứ vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công nào.” Vì vậy mà nguyên tắc của thông báo này là không cần có bất cứ lý do nào để bắt giữ bạn, và bạn không thể kháng nghị. Trong 5 năm qua, đã có nhiều người không phải là học viên [Pháp Luân Công] đi đến Bắc Kinh để kháng nghị vì các lý do khác nhau. Các lý do phổ biến nhất là họ bị buộc thôi việc, buộc phải di chuyển chỗ ở để xây đập, hay buộc phải di chuyển chỗ ở để xây dựng khu đô thị mới v.v… Nhiều người trong số họ đã bị cố ý bắt giữ như là học viên Pháp Luân Công bởi vì đó là cách đơn giản nhất để bắt người. Nó không cân bất cứ thủ tục pháp lý nào, và những người bị bắt giữ không được phép kháng nghị. Vì vậy mà đảm bảo rằng việc bắt giữ là hợp lệ.
Vì vậy mà “thông báo 6 hạn chế” này chỉ là một quy định hành chính bất hợp pháp mà Bộ công an ban hành theo chỉ thị của Giang Trạch Dân. Nó là một nỗ lực nhằm cấm Pháp Luân Công, nhưng nó không có bất cứ hiệu lực pháp lý nào. Vì vậy mà Chính phủ Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa cấm Pháp Luân Công. Việc nói rằng Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công chỉ là một trò chơi chữ mà Giang Trạch Dân nghĩ ra.
Vào ngày 23/7/1999, tờ Nhân dân nhật báo đã thông báo rằng Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ đã quyết định trừng phạt “giáo phái” này. Nhiều người đã cảm thấy rằng Chính phủ Trung Quốc đang cấm Pháp Luân Công. Thật là một điều đáng tiếc. Mặc dù Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ đã ra quyết định đó, nhưng quyết định này vẫn không có bất cứ hiệu lực pháp luật nào. Ở Trung Quốc, cả tờ Nhân dân nhật báo (một tờ báo của nhà nước) lẫn Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ (na ná như Nội các trong hệ thống chính trị theo kiểu Nghị viện, hay Nhánh Hành pháp trong hệ thống chính trị Hoa kỳ) có quyền lập pháp. Họ không có quyền làm luật. Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ đã thông báo rằng đất nước sẽ được quản lý bằng cách làm theo quyết định của họ. Quyết định này cũng được thông báo bởi tờ Nhân dân nhật báo.
Tổng hành dinh của cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân là “Phòng 610”. Theo bản chất của nó, thì “Phòng 610” là một là một tổ chức hoàn toàn bất hợp pháp. Không có cơ sở pháp lý nào cho sự tồn tại của nó. Nó là một tổ chức bất hợp pháp do Giang Trạch Dân thành lập bằng các nguồn lực quốc gia bị chiếm đoạt. Hệ thống pháp luật Trung quốc, bao gồm cả hệ thống an ninh công cộng (công an), Viện kiểm sát, tòa án, và các luật hiện hành đã đủ để xử lý bất cứ vấn đề về mặt luật pháp nào. Lý do duy nhất mà Phòng 610 được tạo ra là để “hợp pháp hóa” sự lừa dối vô hạn mà nhà độc tài này định thực hiện bên ngoài phạm vi của pháp luật hiện hành.
Phòng 610 là ngoài vòng pháp luật. Khi nó đã được thành lập, không có luật pháp hiện hành nào có thể thách thức nó hay ngăn chặn nó. Trung quốc đã từng thấy một tổ chức kiểu như vậy trước kia. Phòng 610 chỉ giống như là “Nhóm chỉ đạo Cách mạng Văn hóa” vốn cho phép Mao chủ tịch xé tan đất nước trong một chiến dịch chính trị được biết đến với cái tên “Đại Cách mạng Văn hóa”. Bản thân sự tồn tại của Phòng 610 đã là vi phạm pháp luật.
Có các Phòng 610 ở mỗi cấp chính quyền từ chính quyền trung ương Trung Quốc đến các chính quyền địa phương. Chi phí trả lương và tiêu dùng hàng ngày của các quan chức thuộc các Phòng 610 tương đương với việc xây dựng hàng chục ngàn trường học. Tất cả mọi người dân Trung quốc đang phải chi trả cho các chi phí khổng lồ này.
Hồi năm 1999, hơn 20 năm sau khi Cách mạng văn hóa kết thúc, Trung quốc đang phải vất vả khôi phục hệ thống luật pháp của mình từ hệ thống giả mạo mà nó đã trở thành. Hệ thống pháp luật mới được thiết lập đã có vẻ như bắt đầu có tác dụng. Nếu một cá nhân vi phạm pháp luật, thì chỉ một mình người đó phải chịu trách nhiệm và bị trừng phạt. Trung Quốc có một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm Công an, Viện kiểm sát, và Tòa án. Trung Quốc cũng có Bộ luật hình sự. Thiết yếu là, tất cả mọi công dân của Nước cộng hòa nhân dân Trung hoa phải tuân thủ pháp luật, bao gồm cả các ủy viên Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ. Nhưng luật pháp đã trở thành một chướng ngại không cần thiết trên con đường của Giang Trạch Dân, vì vậy mà ông ta đã thành lập Phòng 610 ở ngoài vòng pháp luật.
Trong 5 năm qua, các Phòng 610, dưới sự điều khiển của Giang Trạch Dân, đã ra lệnh và điều khiển các cấp Đảng và tổ chức chính quyền, Công an, Viện kiểm sát, và Tòa án, hệ thống “cải tạo lao động”, hệ thống “giáo dục lao động”, hệ thống an ninh quốc gia, và các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó hoạt động y hệt như là Nhóm chỉ đạo Cách mạng Văn hóa của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ.
Các Phòng 610 có quyền lực quyệt đối. Khi Phòng 610 quyết định kết tội hay đưa bất cứ một ai vào trại lao động cưỡng bức thì không ai dám hỏi bằng chứng hay từ chối thực hiện quyết định đó. Bất cứ tin tức bịa đặt nào mà họ quyết định phát hành hay phát sóng, không ai dám từ chối. Họ cũng không dám xác minh tính xác thực của tin tức đó. Ở trong các nhà tù và trại lao động cưỡng bức, nếu các học viên Pháp Luân Công bị giết chết bởi vì họ từ chối không từ bỏ đức tin của mình, thì kẻ giết người được phép nói rằng chúng đã có lệnh từ Phòng 610 nói rằng không quan trọng là biện pháp nào được sử dụng để đối xử với các học viên Pháp Luân Công, thì chúng cũng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
Bằng cách này, trong mùa hè 5 năm trước, Giang Trạch Dân đã phát động và chỉ huy cuộc vận động chính trị lớn nhất kể từ khi Đại cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, thành lập Phòng 610 và chiếm đoạt các nguồn lực quốc gia của Trung Quốc.
Ghi chú:
(1) ”Phòng 610”: một cơ quan do chính quyền Trung Quốc tạo ra chuyên để đàn áp Pháp Luân Công. Nó có quyền lực tuyệt đối đối với các cấp chính quyền của Đảng, cũng như đối với các chi nhánh chính trị và luật pháp.
_______________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/21/79920.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/30/50842.html
Đăng ngày 05-04-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản