Bài viết của Lục Chấn Nham

[MINH HUỆ 25-01-2010]
Các chương trình biểu diễn Thần Vận đã làm nức lòng khán giả khắp thế giới với những màn diễn tái hiện lịch sử huy hoàng của Trung Quốc và nền văn hóa thần truyền. Không nghi ngờ gì, họ chắc chắn là niềm tự hào cho người dân Trung Quốc. Và không ngạc nhiên khi Thần Vận đã được chào đón ở hơn 100 thành phố trên khắp thế giới.

Tuy vậy, ngay trước khi đoàn Thần Vận tới Hồng Kông biểu diễn những chương trình vốn đã bán hết vé, họ được cơ quan nhập cảnh Hồng Kông thông báo rằng sáu nhân viên kỹ thuật chủ chốt bị từ chối cấp thị thực. Điều này đặt ra một câu hỏi: văn hóa truyền thống huy hoàng của Trung Quốc đã được chào đón và thưởng thức bởi những người phương Tây và người dân Trung Hoa hải ngoại, vậy tại sao nó lại bị từ chối biểu diễn cho người dân Hồng Kông — tại sao chính phủ Hồng Kông lại có thể đối xử với chính những người dân của mình theo cách này?

ĐCSTQ lâu nay vẫn hành xử chống lại người dân và văn hóa Trung Hoa, sử dụng học thuyết Mác – Lê để phá hủy và thay thế những ý tưởng cũng như văn hóa Trung Hoa truyền thống. Chúng sử dụng cái cớ “những tình huống đặc thù quốc gia” để chối bỏ dân quyền của người dân Trung Quốc vốn được bảo vệ bởi Tuyên ngôn Nhân quyền. Và đây là một trong vô số ví dụ kiểu như vậy. Truyền thông Trung Quốc đã dựng một chương trình lớn về vấn đề nhân quyền trong việc bắt giữ lính Iraq, nhưng họ lại không hề đả động gì về quyền lợi của những người dân Trung Quốc tại những văn phòng kháng cáo của mình, đó là những học viên Pháp Luân Công, những người ủng hộ dân chủ, và những người bất đồng chính kiến nói chung. Các khách sạn phục vụ người ngoại quốc thì đều được trang bị truyền hình vệ tinh bắt tin tức từ phương Tây, nhưng nếu công dân Trung quốc có thiết bị vệ tinh bắt sóng chính các chương trình đó thì lại là bất hợp pháp. Vào kỳ thế vận hội Olympic, một phần hệ thống mạng Internet được mở nhưng nhanh chóng bị đóng lại ngay sau đó.

Hồng Kông về lịch sử vốn là một phần của thế giới tự do. Thậm chí sau năm 1997, khi được trao trả về Trung Quốc, nó vẫn duy trì các quyền tự do cơ bản theo thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ”. Vậy tại sao chính phủ Hồng Kông lại làm điều này với người dân của mình, hành xử giống như cách của ĐCSTQ?

Kể từ năm 1997, có một thực tế là chính quyền trung ương Bắc Kinh đã dần dần dập tắt các quyền tự do ở Hồng Kông. Tuy nhiên, tương lai của Hồng Kông – dù có muốn hay không muốn duy trì thì Hồng Kông vẫn là một phần của thế giới tự do – là phụ thuộc vào chính những công dân của mình. Tại sao Hồng Kông lại được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông” trước khi bị Trung Quốc cai trị? Tại sao Hồng Kông lại được chấp nhận theo thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ”? Rất đơn giản, sự thịnh vượng của Hồng Kông đều đến từ những tình huống mà không có sự tham gia của ĐCSTQ. ĐCSTQ biết rằng nó không có sự lựa chọn nào ngoài việc đồng ý với thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ”, nếu không thì một lượng di dân lớn đã diễn ra trước năm 1997. Đó là vì người dân Hồng Kông biết rằng họ sẽ không thể tiếp tục phát triển mạnh dưới sự cai trị của ĐCSTQ, và rằng tự do của họ là cơ sở của sự thịnh vượng. Đánh mất tự do cũng đồng nghĩa với việc đánh mất sự thịnh vượng mà họ đã khó khăn để giành được.

Khi phòng Nhập cảnh Hồng Kông chấp thuận cấp thị thực cho tất cả các nghệ sỹ của đoàn Thần Vận, nhưng lại từ chối cấp cho những nhân viên kỹ thuật chủ chốt, họ đã cố gắng giảm bớt sự phẫn nộ của công chúng. Đáng mừng là rất nhiều tổ chức và cá nhân đã công khai lên án chuyện khôi hài này. Họ biết rằng Hồng Kông cơ bản vẫn khác biệt so với lục địa, và rằng người dân Hồng Kông vẫn có quyền lên tiếng nói ra mong muốn bản thân. Họ biết rằng nếu họ giữ im lặng ngay cả khi chính phủ mình làm một điều nào đó đáng hổ thẹn, thì việc hoàn toàn đánh mất quyền tự do là sớm muộn không thể tránh khỏi. Tôi thực sự hy vọng rằng chính phủ Hồng Kông sẽ có một cái nhìn cứng rắn đối với những việc mà họ đang làm với người dân của mình và sự tự do của họ, và sẽ xem xét lại các hành động của mình.
________________________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/25/216907.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/27/114175.html
Đăng ngày 09-02-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share