Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 14-03-2020] Ngày 4 tháng 3 năm 2020, Ngôi nhà Tự do, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington DC đã đăng một báo cáo mới có tiêu đề “Tự do trên Thế giới năm 2020”. Trong báo cáo này, Trung Quốc bị liệt vào “một trong 15 quốc gia có tình hình nhân quyền tồi tệ nhất”, chỉ được 10/100 điểm về mức độ tự do toàn cầu.

Báo cáo của Ngôi nhà Tự do cho biết: “Trung Quốc đứng đầu vì thực hiện một trong những chương trình bức hại tín ngưỡng và đàn áp dân tộc thiểu số cực đoan nhất thế giới, và nước này ngày càng tăng cường áp dụng các công nghệ vốn được thử nghiệm với các dân tộc thiểu số, đối với dân số chung, và thậm chí với cả nước ngoài. Tiến trình đó cho thấy những vi phạm quyền lợi đối với dân tộc thiểu số đã phá hủy những rào cản thể chế và giới hạn thông thường vốn để bảo vệ tự do cho mọi cá nhân trong một xã hội nhất định.”

Từ khi lên nắm quyền cách đây 71 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đàn áp người dân Trung Quốc để duy trì thế lực toàn trị của nó. Sau khi Đảng này ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện cổ xưa, vào năm 1999, tình trạng nhân quyền và mức độ tự do ở Trung Quốc đã ngày càng xấu đi.

Trung Quốc bị Hoa Kỳ liệt vào Quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt trong 20 năm liên tiếp vì những vi phạm nhân quyền của nó.

Trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2019 có tiêu đề: “Hoa Kỳ trừng phạt những người vi phạm tự do tín ngưỡng.” Hoa Kỳ một lần nữa lại liệt Trung Quốc và một số quốc gia khác vào diện Những Quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt theo Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 vì đã tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm tự do tín ngưỡng một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng.

Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố liệt 68 cá nhân và tổ chức tại 9 quốc gia vì có hành vi tham nhũng và vi phạm nhân quyền theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu. Thắt chặt việc xét duyệt visa đối với các quan chức ĐCSTQ và chính quyền Trung Quốc đã vi phạm.

“Theo thông cáo báo chí này, không một quốc gia, tập thể, hay cá nhân nào có thể bức hại người dân có đức tin mà lại không bị truy cứu trách nhiệm.”

Ngày 8 tháng 1 năm 2020, Ủy ban về Vấn đề Trung Quốc do Quốc hội Điều hành (CECC) đã công bố báo cáo năm 2019. Báo cáo này cũng cho biết tình hình nhân quyền và thực thi pháp luật ở Trung Quốc tiếp tục xấu đi.

Một báo cáo trên trang web Minh Huệ cho biết ít nhất 69 học viên Pháp Luân Công đã qua đời do cuộc bức hại của ĐCSTQ và ít nhất 931 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù phi pháp trong năm 2018.

Trong số những học viên này, ông Tống Chí Cương, một cư dân tỉnh Liêu Ninh, đã bị kết án 14 năm tù vào tháng 4 năm 2018, sau khi cảnh sát tìm thấy thông tin liên quan Pháp Luân Công trong chiếc điện thoại bị mất của ông.

Cô Lý Bình, 49 tuổi, từng làm cán bộ tại Bệnh viện Đường sắt Gia Cách Đạt Cơ tại tỉnh Hắc Long Giang, đã bị kết án hai năm tù vào tháng 10 năm 2018 vì đã viết thư gửi các cơ quan chính quyền với hy vọng thuyết phục họ chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Một học viên khác là ông Liêu Đại Vũ ở tỉnh Quảng Tây, đã bị kết án 2 năm tù vào ngày 28 tháng 12 năm 2018, vì đi cùng chồng của một học viên bị giam giữ tới thăm cô ấy.

Trong “Báo cáo Quốc gia năm 2019 về Thực thi Nhân quyền”, một báo cáo khác do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 11 tháng 3 năm 2020, báo cáo này đề cập chi tiết hơn về hành vi thu hoạch nội tạng không tự nguyện, tàn ác từ các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo trích dẫn một nghiên cứu về các con số thống kê chính thức của Trung Quốc về các ca hiến tạng tự nguyện của Đại học Quốc gia Úc. Nghiên cứu cho biết có “bằng chứng hết sức thuyết phục” dựa trên thống kê pháp y rằng dữ liệu do ĐCSTQ kiểm soát đã bị “làm giả”. Hơn nữa, bài báo nghiên cứu này phản bác rằng chương trình cấy ghép tạng của Trung Quốc có nguồn hiến từ những người hiến tạng không tự nguyện nhưng được quy là dân hiến.”

Báo cáo viết: “Tháng 6 năm ngoái, Tòa án Độc lập phi chính phủ về Nạn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng từ Tù nhân Lương tâm ở Trung Quốc đã công bố một báo cáo phát hiện các ‘bằng chứng trực tiếp và gián tiếp của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng’ ở Trung Quốc, đề cập rằng ‘thời gian chờ ghép cực ngắn’ và ‘cơ sở hạ tầng, đội ngũ y tế được phát triển hùng hậu cho các ca cấy ghép tạng.”

Ông Michael Pompeo, Ngoại trưởng Hoa kỳ, phát biểu trong thời gian diễn ra cuộc họp báo vào ngày 20 tháng 12 năm 2019: “Chúng ta đều biết quyền sống và quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc không chỉ riêng người Mỹ mới có, chúng thuộc về bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu.”

Báo cáo liên quan bằng tiếng Hán:

https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/7/402117.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/14/402321.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/14/402440.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/20/183714.html

Đăng ngày 24-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share