Theo một phóng viên ở Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-03-2010] Trại lao động cưỡng bức số 3 tỉnh Hà Nam nằm tại thành phố Xương Địch. Các viên chức của trại đã giam tất cả học viên Pháp Luân Công vào Khu số ba, nơi học viên bị tra tấn về thể xác và tinh thần. Dưới đây là các ví dụ về những đau đớn mà học viên phải chịu đựng:

Nhiều học viên bị giam đã chịu đựng nhiều sự dọa dẫm và đe dọa. Họ bị buộc phải đọc nhiều tài liệu vu khống và tuyên dương ĐCSTQ. Ai mà từ chối đọc thì bị đánh. Cai ngục cũng dùng nhiều tù nhân và các cộng tác viên để trông chừng và tra tấn học viên.

Ví dụ của việc tra tấn tàn bạo: (1) Đưa một học viên đến một nơi bí mật, nơi các cai ngục đã cho nhiều viên thuốc vào một bàn chải rồi nhét vào trực tràng của một người, sau đó quay nhanh và di chuyển bàn chải lên xuống,  khiến cho học viên bị chảy máu và bị tích tụ máu ở bên trong cơ thể; họ còn dùng các tăm tre và nhiều dụng cụ khác để đập vào các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân và nhiều bộ phận khác của học viên. (2) Cai ngục trói học viên bằng dây thừng rồi xiết chặt dây lại. Cai ngục buộc học viên đứng trong thời gian dài, không cho học viên dùng nhà vệ sinh, không cho họ ngủ, và ép họ phải lao động nặng nhọc từ 13 đến 14 giờ mỗi ngày. Phần hông của nhiều học viên đã bị mưng mủ, còn tay của họ thì bị tê cóng.

Ông Lý Tân Quang, khoảng 50 tuổi, bị giam ở trại lao động cưỡng bức hai lần. Nhiều cai ngục đã dội nước lạnh lên người ông vào mùa đông. Họ không cho ông dùng nhà vệ sinh, trong khi lại ép ông phải uống nhiều nước. Điều đó khiến ông không thể kiểm soát được bàng quang. Ông cũng không được ngủ vào buổi đêm. Cai ngục đã chỉ đạo các tù nhân nhét hai bàn chải đánh răng vào trực tràng của ông Lý và sau đó quay nhanh rồi kéo bàn chải về đằng trước và sau. Kết quả là ông đã bị chảy máu và bị tụ máu bên trong, điều đó cũng khiến ông không thể đi lại trong thời gian dài. Ông đã rất yếu do bị tra tấn. Họ lúc nào cũng lăng mạ ông.

Anh Đồng Hải Khoan, khoảng 30 tuổi, ở huyện Lâm Toánh. Anh bị đưa đến trại lao động trong kì Thế Vận Hội Bắc Kinh. Cai ngục đã trói anh bằng dây thừng rồi xiết chặt lại, họ làm việc đó chín lần một ngày. Điều đó khiến cho anh rất đau đớn. Cai ngục còn ép anh  đọc nhiều sách vu khống Pháp Luân Công.

Ông Hà Hồng Lượng, 60 tuổi, bị đưa đến trại lao động trong kì Thế Vận Hội Bắc Kinh. Cai ngục ở Khu số ba đã không cho ông dùng nhà vệ sinh, hay cho ông ngủ vào ban đêm. Họ chỉ đạo các tù nhân và nhiều người nghiện ma túy đánh, nhổ nước bọt và lăng mạ ông Hà. Họ cũng nói xấu người sáng lập Pháp Luân Công. Cai ngục đã ép ông Hà và ông Diêm Chung Lĩnh, một học viên khoảng 60 tuổi, quì gối ở bên ngoài nhà máy của trại. Một lần, sau khi họ làm việc từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm, cai ngục đã ép họ làm việc thêm hai giờ nữa để làm tóc giả. Một lần khác, một cai ngục đi giầy da đã dẫm mạnh vào chân của ông Hà và ông Đoàn Diễm Lâm, một học viên mới đến từ An Dương. Khiến cho chân của hai người bị sưng tấy, khiến họ không thể đi được trong hơn hai tháng. Cai ngục thường bắt các học viên phải tuân theo lối tố giác công khai của Cách mạng Văn hóa, như để tạo một bầu không khí khủng bố. Họ thường đe dọa và dọa nạt ông Hà.

Ông Triệu Tắc Mẫn, khoảng 40 tuổi, ở huyện Kỷ, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam. Ông cũng bị bắt và bị đưa đến trại lao động khong kì Thế Vận Hội. Cai ngục đã buộc ông phải đọc nhiều tài liệu vu khống Pháp Luân Công. Họ cũng ép ông đi lao động nặng nhọc. Ông Triệu đã không hợp tác với họ. Kết quả là, cai ngục Chu Anh Khuê đã đánh ông Triệu dã man, làm cho mắt ông bị thâm tím và bị chảy máu mắt. Điều đó còn làm giảm khả năng nhìn bên mắt phải của ông Triệu, khiến cho ông không thể nhìn rõ ràng mọi vật. Cai ngục ở Khu số ba cũng chỉ đạo Liêu Hạo, một người nghiện ma túy, đánh ông Triệu thậm tệ. Nhiều viên chức còn tổ chức nhiều cuộc họp lớn, như để tạo bầu không khí khủng hoảng. Ông Triệu đã không thể đi được và tự chăm sóc bản thân do đã bị tra tấn. Ông cần hai người giữ ông trong lúc đi lại. Bất kể thời tiết xấu thế nào, nhiều người đã kéo ông đi về phía trước và phía sau. Giầy của ông thậm chí đã bị rách vì bị kéo đi. Cai ngục đã ra lệnh cho tù nhân kiểm tra ông Triệu nhiều lần vì cho rằng ông giả vờ ốm. Ví dụ, trong khi hai tù nhân giúp ông Triệu đi lại, họ đột nhiên để ông tự đi. Điều đó khiến cho ông bị ngã mạnh xuống đất. Ông Triệu là một người gầy và rất yếu. Tóc của ông đã chuyển sang màu xám, nhưng họ vẫn tiếp tục bức hại ông nặng nề. Cai ngục đã cho hai tù nhân kéo ông ra bên ngoài và để ông dưới thời tiết nắng nóng 38 độ C (100. 4ºF). Da của ông đã bị bong từng mảng sau khi ông bị tra tấn theo cách này trong nhiều tháng.

Anh Mã Vĩnh Hằng, 38 tuổi, ở thành phố Khai Phong. Anh bị đưa đến trại lao động trong kì Thế Vận Hội. Cai ngục đã đánh và lăng mạ anh thường xuyên, họ cũng ép anh phải đọc nhiều sách vu khống Pháp Luân Công. Họ đã không cho anh ngủ vào ban đêm, hay không cho anh dùng nhà vệ sinh. Anh bị bắt lao động nặng nhọc trong nhiều giờ.

Ông Trịnh Kiến Dân, khoảng 50 tuổi, ở thành phố Bình Đính Sơn. Ông đã hai lần bị đưa đến trại lao động. Ông Trịnh bị đánh vì ông đã từ chối phải lao động nặng nhọc. Các cai ngục Chu Anh Khuê, Thẩm Kiến Vĩ, Trương Thanh Thiện, Mạnh Quảng Lộ, và Từ Thủy Vượng đã đánh ông dã man. Họ nhốt ông vào phòng biệt giam trong mười ngày. Khi được thả, ông gầy sụp đi và da mặt nhợt nhạt. Cai ngục còn cho nhiều người nghiện hạn chế tự do của ông và ngăn không cho ông nói chuyện với bất kì ai. Họ còn không cho ông ngủ. Vào một ngày, cai ngục đã trói ông bằng dây thừng và xiết chặt dây 11 lần một ngày. Ông Trịnh đã không thể nhấc tay trong một thời gian dài.

Trại lao động cưỡng bức số 3 tỉnh Hà Nam:

Lưu Tông Khải: giám đốc trại ; Phó Vĩnh: phó giám đốc.

Đổng Kiến Siêu: trưởng khu ; Thẩm Kiến Vĩ: phó khu

Chu Anh Khuê, Cận Sơn Vĩ: Cai ngục

Từ Thủy Vượng, Mạnh Quảng Lộ, Triệu Chí Dân Trương Thanh Thiện, Đô Chính Đào: các đội trưởng
Khu số ba: 86-374-3262722


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/15/219851.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/31/115775.html
Đăng ngày 14-4-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share