Theo một phóng viên ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-03-2010] Bà Trần Thục Lan ở quận Xương Bình, Bắc Kinh đã bị cảnh sát ở phòng cảnh sát quận Xương Bình bắt giữ vào ngày 16 tháng 9 năm 2002, bà đã bị kết án bảy năm rưỡi tù giam. Bà bị giam tại nhà tù nữ Bắc Kinh cho đến khi bà được thả vào ngày 17 tháng 3 năm 2010, khi đó bà lại tiếp tục bị đưa đến Trại tẩy não quận Xương Bình.

Những gì xảy ra với gia đình bà Trần trong hơn mười năm là tiêu biểu cho sự bức hại vô nhân tính các học viên Pháp Luân Công của các thành viên ĐCSTQ. Em trai bà, ông Trần Ái Trung, đã qua đời vào ngày 20 tháng 9 năm 2001 ở trại lao động cưỡng bức Hà Hoa Khanh, thành phố Đường Sơn, do bị tra tấn dã man. Em gái bà Trần, bà Trần Hồng Bình, đã bị gãy cả hai chân vì bị đánh dã man bởi các viên chức ĐCSTQ trước khi bà bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức. Ngày 5 tháng 3 năm 2003, bà đã qua đời vì bị tra tấn ở Trại lao động cưỡng bức Cao Dương. Người em trai thứ hai của bà Trần, ông Trần Ái Lập, đã trong tình trạng nguy kịch khi ông bị giam tại nhà tù Kí Đông, huyện Phong Nam, thành phố Đường Sơn, ông qua đời vào ngày 5 tháng 9 năm 2004. Mẹ bà Trần, bà Vương Liên Vinh, đã qua đời vào ngày 4 tháng 8 năm 2006, sau khi bà buộc phải rời khỏi nhà và đi từ nơi này đến nơi khác để tránh bị bức hại.

2003-8-14-chen-family--ss.jpg
Gia đình bà Trần

2006-8-14-chen_hongping--ss.jpg
Bà Trần Hồng Bình

2003-8-14-chen_aizhong--ss.jpg
Ông Trần Ái Trung

Vào mùa thu năm 2007, cha bà Trần Thục Lan, ông Trần Vận Xuyên, người đã phải che dấu danh tính của mình, và sống khổ cực ở xa nhà, đã đến nhà tù nữ Bắc Kinh để thăm con gái ông, người mà ông không gặp trong nhiều năm. Cai ngục đã từ chối không cho ông gặp con gái, nói rằng ông không có chứng minh thư hay giấy tờ nhận dạng khác. Ông lão đã muốn để lại ít quần áo và tiền cho bà Trần, nhưng ông đã bị ngăn không cho làm điều đó. Sau đó ông đã qua đời trong một tai nạn xe hơi, và đã không bao giờ còn cơ hội được nhìn thấy con gái ông trước khi ông mất.

Bà Trần và năm người trong gia đình bà đều là những học viên. Họ sống ở thôn Tàm Phòng Doanh, xã Tân Bảo, huyện Hoài Lai tỉnh Hà Bắc.

Sau khi cuộc bức hại xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, gia đình bà là một cái gai trong mắt ĐCSTQ, dưới sự điều khiển của Giang Trạch Dân. Sau cái chết của em trai bà Trần, ông Trần Ái Trung, các viên chức ĐCSTQ ở tỉnh Hà Bắc đã cấu kết với cảnh sát ở Bắc Kinh để ép buộc bà Trần Thục Lan kí một giấy báo tử và ra lệnh cho bà không được tiết lộ cho báo chí hoặc đăng bài lên trang thông tin Minh Huệ. Họ đã đe dọa bỏ tù bà Trần nếu bà tiết lộ tin. Bà Trần đã không hợp tác với kẻ ác và đã công bố thông tin về việc ĐCSTQ đứng đằng sau việc sát hại em trai bà. Ngày 16 tháng 9 năm 2002, các viên chức ĐCSTQ ở huyện Hoài Lai tỉnh Hà Bắc, phối hợp với nhiều viên chức ở quận Xương Bình, Bắc Kinh bắt giữ bà Trần Thục Lan. Bà bị đưa đến Khu số bảy thuộc Sở cảnh sát Bắc Kinh, sau đó bà bị kết án bảy năm rưỡi tù. Dù thời hạn tù của bà kết thúc, nhưng chính quyền nhà tù vẫn từ chối thả bà.

Theo thông tin được tiết lộ, sau khi bà Trần Thục Lan ở Sa Hà thuộc quận Xương Bình bị giam giữ trong bảy năm sáu tháng, bà đã lại bị bắt và bị đưa đến quận Xương Bình vào ngày 17 tháng 3 năm 2010. Chúng tôi kêu gọi những người tốt bụng ở trong cuộc tiết lộ điều họ biết về trường hợp của bà Trần Thục Lan.

Để biết thêm chi tiết về sự bức hại của gia đình bà Trần, xin đọc thêm tại: “Bức hại tàn bạo trong thời gian dài đã khiến một gia đình bảy người chỉ còn lại hai người

https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/9/108135.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/24/220333.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/5/115907.html
Đăng ngày 11-04-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share