Theo một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-1-2010] Tòa án Huyện Đàm Thành đã xét xử các học viên Pháp Luân Công bà Trương Bỉnh Lan và ông Tôn Đức Kiến (chồng và vợ) từ Làng Mao Tỳ ngày 11 tháng 11 năm 2009. Đàm Thành thuộc về Thành phố Lâm Nghi của Tỉnh Sơn Đông. Hai luật sư từ Bắc Kinh biện hộ sự vô tội cho họ, nhưng sau ngày đầu năm 2010, toà án quyết định kết án bà Trương tám năm rưỡi và ông Tôn ba năm, với năm năm án treo. Các quan tòa là Chu Chấn Sơn và Từ Lệ. Công tố viên là Bố Ngọc Liên. Bà Trương Bỉnh Lan bị giữ tại Trung tâm giam giữ Lâm Nghi. Gia đình họ dự định khiếu nại.

Các luật sư biện hộ cho cặp vợ chồng này trong phiên xử tháng 11 đã nêu lên lý lẽ rằng bà Trương và ông Tôn có quyền có đức tin và truyền bá Pháp Luân Công, họ không có tội về bất cứ hành vi phạm pháp nào. Sự biện hộ mạnh mẽ của họ phủ đầu công tố viên và quan toà khiến họ không còn lời gì để chống lại. Toà án không đưa ra được một kết luận nào, nói rằng họ sẽ xét lại và đưa ra bản phán quyết sau. Bản phán quyết ra hai tháng sau. Chúng tôi xin kêu gọi một cuộc điều tra về những người đã tham gia vào quyết định kết án bất hợp pháp này và bất cứ áp lực gì ở phía sau.

Một gia đình hạnh phúc bị hủy hoại

Ông Tôn và bà Trương bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 2004, năm năm sau cuộc bức hại bắt đầu. Một khi họ trở thành học viên họ yêu thương và tôn trọng nhau hơn, và họ là một gia đình hạnh phúc. Các dân làng khác chứng kiến sự cải thiện trông thấy về sức khoẻ của họ, sắc diện và tính tình vui vẻ của họ, và không thể không nói rằng, “Nhìn thấy sự thay đổi nơi hai vị, chúng tôi biết Pháp Luân Công là tốt.

Mùa hè năm 2009, đứa con gái 16 tuổi của họ, Tôn Tân Quyên, đặt một vài tờ bướm Pháp Luân Công tại Trường trung học Đàm Thành nơi mà cô đang thi khóa cuối cùng. Cô muốn để cho các thầy giáo và bạn học biết được sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hiệu trưởng nhà trường Lý Bồi Lai và hiệu phó Từ Chi Lộ báo cáo điều này đến Phòng 610 ngày 9 tháng 6 năm 2009, và giao nộp cô gái 16 tuổi. Cuối cùng cô bị đưa đến Sở cảnh sát Đông Quang.

Bị giam và dọa nạt, Tôn Tân Quyên buộc nói với cảnh sát là các tài liệu đến từ mẹ cô. Chu Quân và nhiều cảnh sát viên khác lục soát nhà cô và bắt cha mẹ cô. Họ cũng tịch thu các sách Pháp Luân Công, các tài liệu thông tin khác, một chảo vệ tinh, và một vài đồ vật trong nhà. Trong lúc đó, cảnh sát cũng bắt một học viên lớn tuổi, bà Mã Quế Cúc, từ Làng Mao Tỳ. Sau đó họ trèo qua hàng rào để vào nhà của Tôn Thường Phú và Hoàng Quế Lan.

Sau 30 ngày bị giam tạm, bà Mã Quế Cúc bị chuyển đến một trung tâm giam giữ khác thêm 15 ngày. Người chồng bị bệnh của bà bị liệt giường từ lâu. Vì vợ ông bị giam và không ai xung quanh chăm sóc cho ông, sức khoẻ của ông xuống dốc nhanh chóng. Ông chết vào khoảng lễ Trung Thu 2009.

Ông Tôn Đức Kiến được bảo lãnh thả ra một tháng sau. Ông phải đi làm để lo cho hai đứa con còn tuổi học trò của mình. Vì vợ bị giam, ông phải ở nhà để lo cho đứa con trai 8 tuổi, và không thể đi làm ở bên ngoài. Đời sống gia đình bây giờ đang nguy hiểm. Người con gái 16 tuổi, Tôn Tân Quyên, được thả ra sau một tháng bị giam tại Trung tâm tẩy não Lâm Nghi. Cô phải nghỉ học và phải đi làm. Cô cũng bị yêu cầu báo cáo lại hàng tháng cho Phòng 610 địa phương. Gia đình đang sống trong sự chia ly và khó khăn tài chính.

Luật sư Bắc Kinh: “Vô tội” cho sự tập luyện và bảo vệ Pháp Luân Công

Trong phiên tòa, công tố viên Đàm Thành, Bố Ngọc Liên buộc tội bà Trương Bỉnh Lan và ông Tôn Đức Kiến là “Phá hoại luật pháp bằng tà giáo.Tội của bà Trương là làm và phân phát thông tin Pháp Luân Công, phơi bày sự bức hại Pháp Luân Công. Chồng bà xây cất một gian tường bí mật để dấu các tài liệu này và cũng đã chuyển tiền lương của ông cho vợ ông. Điều này trở thành ‘chứng cứ tội phạm’.

Chị của bà Trương Bỉnh Lan, Trương Bỉnh Quyền, thuê hai luật sư: Trình Hải từ Công ty Luật pháp Bắc Kinh Chu Thế Phong và Lý Tĩnh Tâm từ Văn phòng Luật pháp Hạo Thịnh để biện hộ cho chị và anh rể của bà. Các luật sư chỉ ra rằng các tội mà công tố viên đưa ra là vô lý và không có căn bản pháp lý và tuyên bố các bị cáo là vô tội.

Các luật sư yêu cầu một sự giải thích từ công tố viên rằng cách nào mà thân chủ của họ phá hoại bất kỳ luật pháp đặc biệt nào. Họ cũng yêu cầu được biết luật đặc biệt nào mà các tội của các bị cáo bị gán. Các công tố viên không thể trả lời các câu hỏi đó. Thay vì kể ra điều luật, các công tố viên buộc các học viên vào tội truyền bá Pháp Luân Công và làm nhục các lãnh đạo Cộng sản. Các luật sư hỏi, “Các lãnh đạo nào mà thân chủ chúng tôi làm nhục? Cách nào họ làm nhục các lãnh đạo đó?” Các luật sư bị cáo đòi chứng cớ hợp pháp để buộc vào các tội đó. Công tố viên không có gì để nói.

Cặp vợ chồng này bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vì lý do sức khoẻ; khi khỏi bệnh họ đã kể câu chuyện của họ cho nhiều người khác. Các luật sư hỏi, “Điều họ làm là một điều tốt, phải không? Họ nên nói cho người khác biết họ đã được hưởng lợi ích như thế nào. Làm sao các ông có thể buộc họ vào tội làm việc xấu cho được? Phải chăng là vô lý?

Tài liệu của bị cáo ghi rằng các sự việc sau đây đã xảy ra: đầu tiên, cảnh sát bắt các học viên và sau đó cố thâu thập ‘chứng cớ’. Như vậy, bất cứ chứng cớ và nhân chứng nào được sử dụng đều là không hợp lệ cho tòa án. Cảnh sát không thể chứng minh là chứng cớ liên can đến các bị cáo, và các lời làm chứng của các nhân chứng là không liên can đến các bị cáo và như vậy vô hiệu lực. Bắt người mà không có chứng cớ là trái với luật pháp. Như vậy tất cả các thủ tục pháp lý là không vững, thì các lời buộc tội chống các bị cáo là sai; các học viên phải được thả ra.

Sau khi các luật sư trình bày lý do, công tố viên không thể nói được gì. Một sự im lặng hoàn toàn trong phòng xử. Gia đình của các học viên hiểu ra sự vô tội của các học viên. Họ bước lên các quan tòa sau một giây lát và đòi thả họ ra ngay. Sự xúc động cao độ; phòng xử trở nên hỗn loạn. Cảnh sát toà án dẫn các học viên đi ra. Một quan tòa kêu lên luôn miệng như một cách xin lỗi, “Xin hãy đi về nhà và chúng tôi sẽ xem xét lại.

Bên ngoài phòng xử dân chúng bàn nhau về sự biện hộ thành công. Họ đều vui mừng khi thấy công lý chiến thắng trong cuộc tranh luận. Bên biện hộ đã phơi bày các sự dối gạt của ĐCSTQ, hành động bất hợp pháp của cảnh sát, và cách nào ĐCSTQ dùng luật pháp để gạt dân chúng.

Số điện thoại của những người liên quan:

Lưu Ngọc Hồng, Giám đốc Phòng 610 Đàm Thành : 86-13905397758 (Di động), 86-539-6084203 (Văn phòng), 86-539-6084303 (Nhà)

Lưu Phượng Đường, cục trưởng Cục an ninh nội địa Đàm Thành: 86-13805490212 (Di động), 86-539-6153558 (Văn phòng), 86-539-6153212 (Nhà)

Từ Xuân Quang, sở trưởng Sở cảnh sát vùng Đông Quang : 86-13869999099 (Di động), 86-539-6153101(Văn phòng), 86-539-6153528 (Nhà)

Cao Tú Mai, nữ cảnh sát viên : 86-13853991696 (Di động), 86-539-6153103 (Văn phòng), 86-539-6226188 (Nhà)

Triệu Ba, giám đốc Trung tâm giam giữ Đàm Thành: 86-13705492803 (Di động), 86-539-6153470 (Văn phòng)

Trình Hải, Giám đốc Trung tâm tẩy não Lâm Nghi: 86-539-8184395 hoặc 86-539-8185143

Viết ngày 19 tháng 1 năm 2010

Đăng ngày: 30-01-2010


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/20/216590.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/30/114248.html

Đăng ngày 05-04-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share