Bài viết của Trí Chân

[MINH HUỆ 17-11-2010] Cổ nhân nói: “Hữu duyên thiên lý lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương thức”, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc duyên có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng. Trong “Thuyết văn” nói: “Duyên, y đồn dã. Tòng mịch, thoán thanh” (duyên nghĩa là buộc, từ bộ mịch, theo thanh chữ thoán), “Mịch, tế ti dã, tượng thúc ti chi hình. Phàm mịch chi thuộc giai tòng mịch” (mịch nghĩa là tơ nhỏ, giống hình sợi tơ bó lại. Phàm nghĩa thuộc về mịch đều từ bộ mịch), từ quan hệ nhân quả phổ biến mà xét, duyên là một loại tế ngộ từ trong sâu thẳm, là một loại quan hệ tương đối xa xưa giữa các sinh mệnh, như cơ hội gặp nhau rồi hoà hợp được định sẵn trong đường đời giữa người với người, cơ hội và khả năng liên hệ phát sinh giữa người với người hoặc giữa người với sự vật, duyên cũng là một lần nắm chắc hay vuột mất của cơ hội.

Mệnh lý học và vị lý học trong truyền thống Trung Quốc cho rằng thế gian vạn vật đều do nhân duyên hợp hòa mà sinh ra, nhân thế nào thì đắc được quả như thế. Chẳng hạn sinh mệnh này không chỉ là một đời này, mà còn có đời trước; không chỉ có đời trước của đời này, mà còn có rất nhiều rất nhiều đời trước. Nguyên thần của sinh mệnh là bất diệt, dường như có một loại dây mà nhìn không thấy, sờ không được, đem người này và những người có duyên với họ buộc lại với nhau một cách chắc chắn.

Con người là tùy duyên mà tới thế gian, người nhà, người thân, bạn bè, thầy trò, người quen v.v., các loại quan hệ được kiến lập trong xã hội, đó đều là duyên cả. Đời này cứ luôn gặp được người tốt, việc tốt, cứ luôn có người giúp đỡ, đó là thiện duyên, cái thiện duyên này là trước kia đã kết lại, thuyết minh rằng người này trước kia đã gieo xuống cái nhân thiện, cho nên có quả thiện. Khi gặp phải không thuận lợi, cũng có thể là bởi bản thân đời trước đã thiếu nợ, chỉ là trong luân hồi, đã quên mất bản thân đã từng làm những việc sai trái, lúc này không được đẩy nguyên nhân ra ngoại giới hoặc ôm giữ oán hận rằng bản thân vận khí không tốt, nghĩ muốn trốn tránh, cần phải hiểu rồi dùng thiện để hóa giải cái oán kết này.

Duyên khiến cho mâu thuẫn, ân oán giữa người với người được hồi báo. Dựa vào nguyên nhân này, làm người tuyệt đối không được vi phạm đạo lý nhân quả, cho nên phải hiểu để tri ân, báo ân, có thiện niệm và tâm từ bi. Những sự việc và đạo lý này, trong sử liệu ghi chép rất nhiều, từ xưa phàm là người tin vào nhân quả, thì sẽ tự giác chủ động đi làm một người hành thiện tích đức; còn người không tin vào nhân quả, thì coi “đời trước, đời sau đều là sự kéo dài của một sinh mệnh” thành hoang đường, cho nên mới dám phóng túng tham dục, muốn gì làm nấy mà không tính hậu quả. Quan sát và cảm ứng kĩ càng cẩn thận, nhân quả chính ở trong cuộc sống thường nhật.

Văn hóa Nho – Phật – Đạo truyền thống đều từ mối quan hệ nhân duyên, nhân quả mà bàn về ý nghĩa nhân sinh và vấn đề nơi chốn trở về, từ tầng diện đạo đức để phân tích tính chất của “duyên”, vô cùng sâu sắc. Hàm nghĩa của thiện duyên chủ yếu bao gồm mấy loại sau: một là cái duyên tu đạo, Đạo gia gọi là “Đạo duyên”, Phật gia gọi là “Pháp duyên”, chỉ duyên phận phát sinh từ tín ngưỡng đối với “Đạo”, “Phật”; hai là quảng kết thiện duyên, “đại từ đại bi” mà Phật gia giảng không chỉ nhắm vào người “hữu duyên”, mà bao gồm cả vô duyên, tâm từ bi trải khắp hết thảy chúng sinh, Đạo gia giảng “do đó Thánh nhân thường thiện cứu người, vậy nên không buông bỏ người; thường thiện cứu vật, vậy nên không buông bỏ vật”, đều chỉ khuyến thiện, tế thế cứu người, tạo nên rất nhiều thiện duyên, để làm nhân duyên đắc độ trong tương lai; ba là phiếm chỉ duyên phận tốt, làm nhiều việc thiện, hay giúp đỡ người khác, kết quả của những điều này đều là kết thiện duyên.

Cái duyên tu đạo là cái duyên thánh khiết khi người ta hướng Đạo, hướng thiện, chứng ngộ chân lý, như trong Trung Quốc cổ đại, bách gia chư tử đều giảng về “Đạo”, bài mở đầu của “Đạo Đức kinh” của Lão Tử đã nói về “Đạo”; Phật gia giảng phổ độ, gọi là “Phật giả, giác dã” (Đại ý: Phật là bậc giác giả, thấy được chân lý vũ trụ), bởi vì ai ai cũng đều có Phật tính, nhưng để đạt đến tiêu chuẩn của giác giả thì phải thông qua nỗ lực cá nhân. Đạo duyên nhấn mạnh: người này thiện căn khá dày, tâm địa tương đối thiện lương thuần hậu (chất phác), người như vậy, sẽ rất dễ dàng tiếp thu tư tưởng Phật Đạo, và rất nhanh có thể phát tâm tu luyện. Ví như có người vừa nghe nói chuyện nhân quả của Phật gia, thì lại càng tin tưởng và thích nghe; nhưng cũng có những người, không tin cũng không thích nghe. Trong những người tin theo Đạo cũng tồn tại một loại duyên phận đặc thù, cũng vậy bởi vì cộng đồng tín ngưỡng mà có càng nhiều hơn ngôn ngữ cộng đồng và sự phù hợp về tâm linh.

Người ta một khi bước lên con đường tu luyện, dựa vào tín niệm kiên định thì có thể kiên tu đến cùng, và có thể chiểu theo tinh thần từ bi tế thế của Phật Đạo mà quảng kết thiện duyên với người. Như khi Bạch Cư Dị thời nhà Đường làm Thái thú ở Hàng Châu, nghe nói Đạo Lâm thiền sư đạo hạnh rất cao, bèn đến bái phỏng. Ông nhìn thấy thiền sư ở dưới cây cổ tùng trong núi, bèn nói: “Nơi ở của thiền sư rất nguy hiểm.” Thiền sư trả lời: “Nơi chốn của thái thú càng nguy hiểm hơn!” Bạch Cư Dị nghe vậy thấy rất băn khoăn khó hiểu: “Tôi có điều gì nguy hiểm?” Thiền sư hỏi ngược lại: “Thân ở chốn quan trường, như củi lửa giao nhau, nhưng người ta ở trong đó lại thường không ý thức được, điều này lẽ nào còn không đủ nguy hiểm sao?” Bạch Cư Dị nghe xong gật đầu liên tiếp khen phải. Ông thỉnh giáo thiền sư: “đạo lý nhân sinh là như thế nào?” Thiền sư trả lời: “Điều ác không làm, điều thiện hay làm.” Bạch Cư Dị nói: “Đứa trẻ ba tuổi cũng biết nói như vậy.” Thiền sư nói: “Mặc dù đứa trẻ ba tuổi cũng biết nói như vậy, nhưng người già 80 tuổi cũng chưa chắc có thể làm được.” Bạch Cư Dị vừa nghe xong, cảm phục không thôi, từ đó đã bước trên con đường tu luyện. Ông không chỉ tự mình khiêm tốn tu hành, mà còn dùng bổng lộc của mình mời người vẽ tranh thế giới thiên quốc, tượng Phật, tượng Thần, in kinh Phật, khuyên bảo mọi người phải tín phụng Phật Pháp, tin vào nhân quả, và viết ra “Nguyện lấy cái nhân phóng ngôn khỉ ngữ văn tự thế tục đời này, chuyển thành cái duyên ca ngợi Phật thừa chuyển Pháp Luân đời đời trong tương lai”.

Hiền tướng nhà Tống là Lã Mông Chính kính tín Thần Phật, mỗi ngày đều tụng kinh lễ Phật, làm quan liêm khiết tự kiềm chế, gặp chuyện dám nói, thích làm quen với người khác, được trọng vọng, ông đã viết “Khuyến thế ca” để khuyến thiện thế nhân, hãy làm nhiều việc thiện tích đức. Dạy dỗ con cái phải tiết kiệm thanh đạm, chăm lo việc nhà, chịu khó tu âm đức, kính trời tín Phật. Mỗi lần bái Phật đều chúc nguyện rằng: “Ai không tin vào Phật, thì không sinh ở nhà ta, nguyện con cháu ta, thế hệ sau nhiều đời thờ phụng Phật”, phát thiện nguyện, thúc đẩy thiện duyên.

Duyên phận từ chối công lợi, nó là khế ước ngầm không lời, là cầu nối câu thông tâm linh. Bởi vì có duyên, nó thành tựu rất nhiều kỳ vọng và ân oán trong cõi người, làm phồn thịnh mối quan hệ qua lại giữa người với người, bởi vì có duyên đi kèm, người ta [mới] có lời hứa thiện nguyện và thành tựu. Đời người mênh mông, thế sự rối ren, bao nhiêu người kiên thủ sự mong mỏi lâu bền trong tâm, bao nhiêu người thật sự tìm được chốn về của tâm linh bản thân mình, rồi có bao nhiêu người khi chạm lướt qua mà đánh mất cơ duyên trân quý nhất. Có lúc duyên đi duyên ở lại chỉ ở trong một niệm của người ta.

Văn hóa duyên cùng với nội tình thâm hậu và nội hàm phong phú của nó, thể hiện ra thành ân oán của người ta, phẩm chất tâm lý hướng thiện và quan niệm đạo đức, đã thể hiện mong muốn của người ta vào một tương lai tốt đẹp. Người ta chỉ có kính thuận thiên ý, tôn trọng quy luật vũ trụ, mới có thể có được hạnh phúc thật sự. Ngày nay, Pháp Luân Đại Pháp đang hồng truyền trên thế gian, chỉ đạo con người chiểu theo đặc tính vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” mà làm, đây là cơ duyên vạn năm khó gặp. Rất nhiều người tu luyện Đại Pháp, truyền bá chân lý, nói với mọi người ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, từ đó có được tương lai tốt đẹp, đây là sự quan ái với người khác và quảng kết thiện duyên, mọi người nhất định phải quý tiếc thiện duyên và phúc âm này nhé.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2010/11/17/緣﹒善緣﹒惜緣-232607.html

Đăng ngày 27-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share