Bài viết của học viên Pháp Luân Công Trung Quốc
[MINH HUỆ 01-03-2011] Vương Thủ Nhân là nhà tư tưởng, nhà giáo dục triều Minh, vì ông đã từng trú ở hang động Dương Minh nên thế nhân gọi ông là Dương Minh tiên sinh, tức Vương Dương Minh.
Vương Dương Minh – nhà tư tưởng, nhà giáo dục triều Minh
Vương Dương Minh có một bài văn có tên “Tống Tông Bá Kiều Bạch Nham tự” (Tông Bá là biệt danh của Thượng thư Bộ Lễ. Kiều Bạch Nham họ Kiều, tên Vũ, hiệu Bạch Nham). Đây là khi Kiều Vũ chuẩn bị đi Nam Kinh nhậm chức Thượng thư Bộ Lễ, có đến nhà tác giả từ biệt, đàm đạo, sau đó tác giả đã chỉnh lý thành bài văn, tặng cho Kiều Vũ để làm lời tặng lúc tiễn biệt.
Bài văn thông qua cuộc đối thoại của hai người đã luận thuật vấn đề gốc rễ của việc học. Học cần phải chuyên, phải tinh, nhưng nếu chuyên và tinh mà rời xa Đạo thì chẳng bị nhấn chìm thì cũng bị mê lạc trong tà tịch nhảm nhí. Cái gọi là Đạo, Vương Dương Minh là nói về Đại Đạo của trời đất vạn vật sinh thành và phát triển. Chuyên tức là chuyên nhất, tinh tức là tinh túy. Nếu dùng tâm lực chuyên và tinh để hiểu rõ Đại Đạo của trời đất vạn vật sinh thành và phát triển, thế thì những sự tính không trọng yếu như chương từ, kỹ năng… kia cũng chẳng phải sẽ tự nhiên thấu tỏ đó sao?
Câu chuyện người đầu bếp mổ trâu chính là một ví dụ tốt nhất chú giải luận điểm của Vương Dương Minh. Câu chuyện đó kể rằng, một người đầu bếp khi mổ trâu cho Lương Huệ Vương đã thi triển kỹ nghệ xuất quỷ nhập Thần. Động tác của đầu bếp không những hoàn mỹ, mà âm thanh khi mổ trâu lại có tiết tấu hòa điệu với khúc nhạc. Một người đầu bếp làm thế nào có thể đạt được đến cảnh giới này? Câu trả lời của anh ta cũng rất đặc biệt: “Thứ mà thần yêu thích là Đạo, là thứ vượt xa kỹ thuật vậy.” Câu nói vô cùng rõ ràng, sở dĩ bản thân có thể làm được đến mức như thế này là vì thể ngộ của bản thân đối với Đạo đã vượt trên truy cầu đối với kỹ thuật.
Do đó có thể thấy, yêu cầu của người xưa đối với người làm thầy là “truyền Đạo, thụ nghiệp, giải hoặc” (truyền Đạo, truyền thụ nghề, giải đáp nghi hoặc) thì cũng không khó để lý giải. Cái Đạo này không phải là quy luật của sự vật thông thường, mà là Đại Đạo sinh thành biến hóa của trời đất vạn vật. Vấn đề gốc rễ của giáo dục chính là đem cái Đạo này ra truyền thụ cho học sinh. Cái Đạo này trong các kinh điển của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều có những luận thuật ở các góc độ khác nhau.
Nhưng Trung Quốc ngày nay sau khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cướp chính quyền, đã trải qua hết cuộc vận động này đến cuộc vận động khác, đặc biệt là Đại cách mạng Văn hóa đã phá hủy văn hóa truyền thống chân chính của dân tộc Trung Hoa. ĐCSTQ lại cố ý bóp méo văn hóa truyền thống, lợi dụng văn hóa truyền thống để duy trì bảo vệ sự thống trị tà ác của nó. Đồng thời do tác động của văn minh khoa học kỹ thuật thực chứng phương Tây, mọi người đã rất khó để có thể hiểu rõ hàm nghĩa chính xác mà người xưa muốn biểu đạt. Phương pháp giải quyết vấn đề của mọi người đã trở thành phương thức tư duy đơn giản máy móc “đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân”, từ đó nhận thức đối với vũ trụ, thân thể người, và trời đất vạn vật thì ấu trĩ nực cười giống như thầy bói xem voi.
Điều đáng mừng là, đúng lúc thời khắc nhân loại mê mờ không chỗ dựa thì Pháp Luân Đại Pháp đã truyền Đại Pháp, Đại Đạo Chân-Thiện-Nhẫn, đặc tính căn bản của vũ trụ truyền cho nhân loại và chúng sinh các giới, khiến nhân loại có thể dựa vào đó để thấu triệt sự huyền bí của sinh mệnh, vũ trụ và vạn sự vạn vật. Như vậy người làm thầy hiện nay đem Pháp Luân Đại Pháp nói với học sinh thì chính là thực sự đang làm hết chức trách “truyền Đạo” của người thầy. Người làm cha mẹ, giáo dục con cái theo Chân-Thiện-Nhẫn thì sẽ tạo dựng tương lai tốt đẹp cho con cái.
Chúng ta hãy cùng xem hai ví dụ tuân theo đạo lý của Pháp Luân Đại Pháp mà đã thu được ích lợi trong công tác và học tập.
Nguồn gốc thành tích đứng đầu toàn khóa của trường đại học trọng điểm
Dương Thanh đã đăng bài viết trên trang mạng Minh Huệ rằng, khi còn nhỏ anh chăm chỉ học hành, chỉ là để không bị cha trách mắng, thành tích cũng chỉ là trên trung bình trong lớp.
Khi học trung học, anh bắt đầu suy nghĩ về đời người. Dưới sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng công thành danh tựu, anh khắc khổ lao vào học tập, cuối cùng cũng đã thi được vào trường đại học trọng điểm, thành tích tuy cũng khá, nhưng cũng chưa bao giờ nổi bật. Nhưng cái giá phải trả cũng rất lớn, thường xuyên học đến 11, 12 giờ đêm, tóc rụng từng nắm, quầng mắt thâm đen, ảnh chụp tốt nghiệp tang thương như ông già.
Đến đại học, dường như đến điểm cuối của phấn đấu rồi, liền bê trễ: xem phim, du lịch, các hoạt động tập thể… trường học nhiễu loạn đầy cám dỗ. Sự trống rỗng và mờ mịt cũng theo đó mà đến, anh đọc rất nhiều sách triết học, tôn giáo ở thư viện trường nhưng cũng không tìm được đáp án khiến anh thỏa mãn. Cuối cùng khi đọc Chuyển Pháp Luân – trước tác của Đại sư Lý Hồng Chí, nội tâm anh đã chấn động sâu sắc. “Chân-Thiện-Nhẫn”, “Phản bổn quy chân” luôn hiện lên trong tâm, khiến anh bỗng chốc hiểu rõ ý nghĩa đích thực của đời người.
Anh viết trong bài viết rằng: “Thông qua học Pháp không ngừng, tôi đã hiểu rõ rằng, làm học sinh thì phải học tập tốt, mục đích học tập tốt là có trách nhiệm với công việc sau này, có trách nhiệm với xã hội. Trong học tập, tôi chiểu theo yêu cầu của Pháp tu bỏ tâm chấp trước. Ví dụ, có lúc làm bài muốn có thành tích tốt, liền ý thức được rằng, đây là tâm danh lợi, cần trừ bỏ nó đi, thay vào đó là làm thế nào làm tốt bài tập, sau khi học xong sẽ có trách nhiệm hơn, phục vụ xã hội tốt hơn. Khi tôi làm bài tập tốt, sẽ có ý nghĩ hiển thị, thì lại ý thức được rằng, đó là tâm hiển thị, cần trừ bỏ. Tâm tôi cảm thấy càng ngày càng bình lặng, thiết thực. Cuộc sống cứ ngày ngày qua đi đầy đặn, thiết thực như thế”.
Một ngày nọ, khi bạn học đột nhiên nói với anh rằng: “Bạn đứng đầu toàn khóa”, anh vẫn cho rằng bạn học đùa vui với anh.
Bởi vì mỗi ngày anh đều dành rất nhiều thời gian học Pháp, luyện công, hoàn toàn không có sự khắc khổ học tập trước các kỳ thi. Cũng giống như các bạn học khác, anh chỉ lên lớp nghe giảng, ở nhà hoàn thành bài tập, xem sách trước khi thi mà thôi. Cả trường có gần 200 cao thủ, hơn nữa anh vốn cũng không xuất sắc trong số những sinh viên xuất sắc cao thủ như mây này. Thành tích nhập học xếp thứ 50, 60 toàn khóa cũng đã là khá lắm rồi. Nhưng đến khi nhận giấy khen, anh đã kinh ngạc, quả thực là đứng đầu toàn khóa của trường đại học trọng điểm.
Về việc này, Dương Thanh viết rằng: “Thì ra trong quá trình tôi không ngừng học Pháp tu luyện, tâm của tôi đã tĩnh lại rất nhiều, không còn mệt mỏi vì danh lợi nữa, học tập cũng nhẹ nhàng thoải mái, thầy giáo giảng điều gì thì tôi đều rất nhanh chóng lĩnh hội được, không bỏ công sức nhiều mà rất nhẹ nhàng đạt được thứ nhất. Đó là Pháp Luân Đại Pháp đã làm trong sạch cái tâm tôi, khai mở trí huệ của tôi. Từ việc học tập vì sợ cha, đến khổ công học tập vì danh lợi, cho đến học vì hiểu rõ đạo lý sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Đại Pháp đã triển hiện uy lực thần kỳ trên thân tôi.”
“Sợi gừng xỏ kim” và “thái thịt trên tấm đậu phụ”
Ngày 6 tháng 8 năm 2020, Đài truyền hình Tân Đường Nhân có một đoạn video: Trần Vĩnh Minh, quán quân ẩm thực Sơn Đông, cuộc thi kỹ thuật nấu ăn món ăn Trung Quốc toàn thế giới lần đầu tiên do Tân Đường Nhân tổ chức, đã thi triển kỹ nghệ tuyệt diệu “Sợi gừng xỏ kim” và “thái thịt trên tấm đậu phụ”.
Trên truyền hình, sau khi Trần Vĩnh Minh thi triển kỹ nghệ điêu luyện thái thẳng, thái lát, thái sợi nhỏ, thái hoa, còn bịt mắt biểu diễn “thái mù”. Anh lấy sợi gừng mình thái ra rồi luồn qua lỗ kim, tùy ý lấy một sợi rồi luồn qua lỗ kim. Anh biểu diễn thái thịt trên miếng đậu phụ, những sợi thịt thái ra kích thước đều tăm tắp, độ dày mỏng đồng đều, quả thực khiến người xem tán thán là đỉnh cao.
Trần Vĩnh Minh nói: “Khi người và dao hợp thành nhất thể, kỹ thuật sử dụng dao của bạn sẽ nâng lên đến cảnh giới không thể ngờ được”; “Mọi người có thể nghe nói về trạng thái người và dao hợp nhất, có người bạn nói, cái mà anh nói là thứ ở tinh thần. Thực tế, tinh thần và kỹ thuật là hợp 2 trong 1, khi tinh thần của bạn và vật chất đạt được hợp thành nhất thể, khi đó kỹ thuật thao tác của bạn là nâng cao đến cảnh giới không thể ngờ tới”; “Vào tích tắc khi dao và cái tâm của bạn hòa vào nhau, bạn có thể biết rõ lát thái mỏng thế nào, thái sợi nhỏ thế nào”; “Nếu bạn muốn làm một đầu bếp giỏi, muốn đạt được đến một cảnh giới trong nghề đầu bếp, tâm và dao hợp nhất, người và nồi hợp nhất, đạt đến cảnh giới cao hơn như thế, thì bạn ắt phải tịnh hóa bản thân”.
Thực tế, Trần Vĩnh Minh biểu diễn tuyệt chiêu “Thái thịt trên tấm đậu phụ” và “Sợi gừng xỏ lỗ kim” cũng là một truyền thuyết lưu truyền trong giới đầu bếp, hiện nay đã không có người có thể làm được. Trần Vĩnh Minh trực ngôn nói thẳng ra công phu này của anh, là sau khi tham gia cuộc thi kỹ thuật nấu ăn món ăn Trung Quốc của Tân Đường Nhân, trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bỗng nhiên cảm thấy mình có loại đề cao này, rất tự nhiên nắm bắt được môn công phu độc đáo này.
Công phu sử dụng dao mà Trần Vĩnh Minh thể hiện và thể ngộ của anh, đó là trạng thái sau khi đề cao cảnh giới. Việc này không chỉ đơn thuần là luyện tập kỹ thuật có thể đạt đến được, chủ yếu là yêu cầu cái tâm của đầu bếp phải thuần tịnh, đạt được cảnh giới người và dao hợp nhất.
Những trường hợp tương tự như trên còn có rất nhiều, họ đều dưới sự chỉ đạo của Pháp Luân Đại Pháp, thông qua tu luyện bản thân, đạt được sự mạnh khỏe của thân và tâm, đạo đức thăng hoa, trong công việc của mình hoặc trong các hạng mục kỹ thuật, họ không ngừng thể ngộ được Đạo, cũng là dưới sự chỉ đạo của thể ngộ được Đạo ở trong Pháp Luân Đại Pháp, khiến các loại kỹ năng có thể thăng hoa theo. Lúc này chúng ta càng thể hội được, làm một nhà giáo dục hiện nay, đưa Pháp Luân Đại Pháp giới thiệu cho học sinh thì mới là thực sự dẫn dắt học sinh đến con đường chính của đời người.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2011/3/1/236909.html
Đăng ngày 19-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.